Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đề xuất “hot nhất Vịnh Bắc Bộ
Suốt cả tuần nay, cộng đồng mạng “phát sốt” với đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông về cải tiến tiếng Việt từ 38 chữ giảm còn 31 để loại bỏ hầu hết thiếu sót và bất cập trong ngôn ngữ Tiếng Việt, đặc biệt là về cách viết.
Đáng chú ý, sau khi giảm còn lại 31 chữ cái, cách viết đã thay đổi hoàn toàn so với chữ viết hiện nay. Cụ thể, để minh họa cho phần chữ viết thể hiện theo cách giản lược, PGS Bùi Hiền đã “dịch” sang kiểu chữ mới một số đoạn, câu từ như: Luật Záo zục (Luật Giáo dục), Qôn qữ (ngôn ngữ); Tiếnq Việt (Tiếng Việt); Zân tộk (Dân tộc); qoại qữ (ngoại ngữ)…
Nhiều chữ cái, cặp âm được rút gọn theo đề xuất mới.
PGS Bùi Hiền có bài viết đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ từ tháng 9 tại Hội thảo “Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”, do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và ĐH Quy Nhơn tổ chức.
Tuy nhiên, khi đề xuất này được biết đến rộng rãi đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội. Nói đúng hơn, một làn sóng phản đối dữ dội, thậm chí là chỉ trích nặng nề đối với PGS. Bùi Hiển.
Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng mạng đã ra sức chế giễu đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ nói trên bằng rất nhiều đoạn viết với sự khó hiểu, hoặc gây cười.
Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này là phá hỏng ngôn ngữ Tiếng Việt, gây khó hiểu cho nhiều người, nếu được áp dụng sẽ có hàng triệu người phải quay trở lại học như đi học cấp 1. Vô hình chung, đề xuất tiết kiệm sẽ gây tốn kém, lãng phí bởi thay lại hết toàn bộ văn bản, sách giáo khoa…
Đoạn viết được "chuyển thể" sang cách viết cải tiến mới theo đề xuất của PGS. Bùi Hiền.
Đừng vội vã quy kết, ném đá
Ngay cả nhiều nhà giáo cũng đã lên tiếng không đồng tình với đề xuất “phi thực tế” này, vì đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, tính ứng dụng trong cuộc sống, cũng như phục vụ công tác dạy và học.
Tuy nhiên, một số chuyên gia giáo dục lại hoan nghênh tinh thần nghiên cứu của PGS Bùi Hiền, coi đây là một nghiên cứu nghiêm túc, bỏ nhiều công sức và tâm huyết. Nhưng rất khó để ứng dụng vào thực tế hiện nay.
Dù hoan nghênh tinh thần lao động, sáng tạo của PGS Hiển, song GS. Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, ngôn ngữ của một dân tộc không nhất thiết phải tiết kiệm hay chuyển biến thành ngôn ngữ khác đi.
Hiện nay, khi tiếng Việt đã được chính thức hóa trở thành chữ Quốc ngữ thì việc cải tiến không đơn giản. Bởi trước hết, nó đã trở thành văn hóa và có đủ lý do để tồn tại. Chữ viết là ngôn ngữ diễn đạt một cách đầy đủ, rõ ràng tất cả những tư tưởng, tình cảm trên giấy.
GS Phạm Tất Dong cũng cho rằng đề xuất cải tiến Tiếng Việt khó khả thi.
Cũng theo GS. Dong, đề xuất là hoàn toàn được khuyến khích, khích lệ vì nó thể hiện sự sáng tạo của mỗi cá nhân, hay tập thể nào đó.
“Mọi người cứ bàn luận nhưng không dễ đi đến thống nhất. Để triển khai, phải có hội đồng khoa học thẩm định và Chính phủ đưa ra Quốc hội để các đại biểu biểu quyết. Nếu cải tiến bộ chữ viết như ông Hiền đề xuất, các văn kiện phải dịch lại sẽ tốn kém rất nhiều. Không những thế, việc giáo dục cho mọi người vô cùng rắc rối” - GS. Dong chia sẻ thêm.
Đặt ra nhiều lo ngại đề xuất rút ngắn ký tự tiếng Việt, song cả GS. Phạm Tất Dong cũng như nhiều giáo sư hàng đầu tại Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm không nên chỉ trích, “ném đá” dữ dội đối với đề xuất “khác - lạ” của PGS Bùi Hiền.
Bởi, trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều đề tài, nếu đó là sự nghiêm túc, muốn đóng góp cho đất nước thì đều đáng trân trọng. Nếu như vào hùa “ném đá” trước mỗi đề xuất, vô tình đã “vùi dập” đi sức sáng tạo, cống hiến của các nhà khoa học.
Giadinh.net.vn
Suốt cả tuần nay, cộng đồng mạng “phát sốt” với đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông về cải tiến tiếng Việt từ 38 chữ giảm còn 31 để loại bỏ hầu hết thiếu sót và bất cập trong ngôn ngữ Tiếng Việt, đặc biệt là về cách viết.
Đáng chú ý, sau khi giảm còn lại 31 chữ cái, cách viết đã thay đổi hoàn toàn so với chữ viết hiện nay. Cụ thể, để minh họa cho phần chữ viết thể hiện theo cách giản lược, PGS Bùi Hiền đã “dịch” sang kiểu chữ mới một số đoạn, câu từ như: Luật Záo zục (Luật Giáo dục), Qôn qữ (ngôn ngữ); Tiếnq Việt (Tiếng Việt); Zân tộk (Dân tộc); qoại qữ (ngoại ngữ)…
Nhiều chữ cái, cặp âm được rút gọn theo đề xuất mới.
PGS Bùi Hiền có bài viết đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ từ tháng 9 tại Hội thảo “Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”, do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và ĐH Quy Nhơn tổ chức.
Tuy nhiên, khi đề xuất này được biết đến rộng rãi đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội. Nói đúng hơn, một làn sóng phản đối dữ dội, thậm chí là chỉ trích nặng nề đối với PGS. Bùi Hiển.
Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng mạng đã ra sức chế giễu đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ nói trên bằng rất nhiều đoạn viết với sự khó hiểu, hoặc gây cười.
Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này là phá hỏng ngôn ngữ Tiếng Việt, gây khó hiểu cho nhiều người, nếu được áp dụng sẽ có hàng triệu người phải quay trở lại học như đi học cấp 1. Vô hình chung, đề xuất tiết kiệm sẽ gây tốn kém, lãng phí bởi thay lại hết toàn bộ văn bản, sách giáo khoa…
Đoạn viết được "chuyển thể" sang cách viết cải tiến mới theo đề xuất của PGS. Bùi Hiền.
Đừng vội vã quy kết, ném đá
Ngay cả nhiều nhà giáo cũng đã lên tiếng không đồng tình với đề xuất “phi thực tế” này, vì đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, tính ứng dụng trong cuộc sống, cũng như phục vụ công tác dạy và học.
Tuy nhiên, một số chuyên gia giáo dục lại hoan nghênh tinh thần nghiên cứu của PGS Bùi Hiền, coi đây là một nghiên cứu nghiêm túc, bỏ nhiều công sức và tâm huyết. Nhưng rất khó để ứng dụng vào thực tế hiện nay.
Dù hoan nghênh tinh thần lao động, sáng tạo của PGS Hiển, song GS. Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, ngôn ngữ của một dân tộc không nhất thiết phải tiết kiệm hay chuyển biến thành ngôn ngữ khác đi.
Hiện nay, khi tiếng Việt đã được chính thức hóa trở thành chữ Quốc ngữ thì việc cải tiến không đơn giản. Bởi trước hết, nó đã trở thành văn hóa và có đủ lý do để tồn tại. Chữ viết là ngôn ngữ diễn đạt một cách đầy đủ, rõ ràng tất cả những tư tưởng, tình cảm trên giấy.
GS Phạm Tất Dong cũng cho rằng đề xuất cải tiến Tiếng Việt khó khả thi.
Cũng theo GS. Dong, đề xuất là hoàn toàn được khuyến khích, khích lệ vì nó thể hiện sự sáng tạo của mỗi cá nhân, hay tập thể nào đó.
“Mọi người cứ bàn luận nhưng không dễ đi đến thống nhất. Để triển khai, phải có hội đồng khoa học thẩm định và Chính phủ đưa ra Quốc hội để các đại biểu biểu quyết. Nếu cải tiến bộ chữ viết như ông Hiền đề xuất, các văn kiện phải dịch lại sẽ tốn kém rất nhiều. Không những thế, việc giáo dục cho mọi người vô cùng rắc rối” - GS. Dong chia sẻ thêm.
Đặt ra nhiều lo ngại đề xuất rút ngắn ký tự tiếng Việt, song cả GS. Phạm Tất Dong cũng như nhiều giáo sư hàng đầu tại Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm không nên chỉ trích, “ném đá” dữ dội đối với đề xuất “khác - lạ” của PGS Bùi Hiền.
Bởi, trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều đề tài, nếu đó là sự nghiêm túc, muốn đóng góp cho đất nước thì đều đáng trân trọng. Nếu như vào hùa “ném đá” trước mỗi đề xuất, vô tình đã “vùi dập” đi sức sáng tạo, cống hiến của các nhà khoa học.
Giadinh.net.vn