Có một giáo viên (nguyên là thạc sĩ ở Hà Nội, hiện dạy cấp 3) biện luận các đáp án câu 24 như sau (các bạn tham khảo nhé, có thể bình luận luôn vì bản thân mình cũng không tin những biện luận này là đúng, chính xác hoàn toàn):
Đáp án câu 24 đề minh họa có vấn đề không?
Phương án A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn. Phương án này là một trong những nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp 1858-1884. Triều đình nhà Nguyễn ngay từ đầu đã thiếu đường lối đúng đắn, đánh giá không đúng về sức mạnh của kẻ thù và khả năng kháng chiến to lớn của quần chúng nhân dân. Dẫn tới phòng ngự bị động, không phát động toàn dân tộc đứng lên kháng chiến.
Phương án B. NHân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.
Chúng ta thấy ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã nhất tề đứng dậy, tự tổ chức thành đội ngũ, anh dũng kiên cường đánh Pháp, các đội dân binh luôn sát cánh cùng triều đình đánh giặc. Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Phương án này không chọn.
Phương án C. Triều đình chỉ có chủ trương đàm phán, thương lượng.
trong khoảng thời gian từ 1858 đến 1862, triều đình nhà Nguyễn có quyết tâm kháng chiến rất kiên quyết chứ không phải chỉ có đàm phán, thương lượng. Thực tế Pháp mất đến 26 năm mới chiếm xong Việt Nam và mất đến hơn 10 năm nữa mới bình định xong. Cho nên nếu nói nhà Nguyễn chỉ đàm phán, thương lượng là chưa chính xác. Do vậy đáp án này cũng không chọn.
Phương án D. Nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.
Chúng ta thấy suốt từ đầu đến cuối nhân dân ta luôn ủng hộ triều đình kháng chiến. chỉ khi triều đình không quyết tâm kháng chiến, có biểu hiện chủ hòa và từng bước đầu hàng, nhân dân ta mới quay lại đánh cả triều lẫn tây. Thậm chí khi nhà Nguyễn đã đầu hàng nhưng triều đình kháng chiến do vua Hàm Nghi đứng đầu phát động Cần Vương, nhân dân ta vẫn nhất tề nổi dậy ủng hộ triều đình. Do vậy không thể nói nhân dân ta không ủng hộ triều đình kháng chiến, nhân dân chỉ không ủng hộ triều đình đầu hàng mà thôi.
Phương án này cũng không chọn.
Từ phân tích trên chúng ta thấy câu 24 sai 3 đáp án B, C, D. Bởi cả 3 đáp án trên đều không phù hợp với câu hỏi..... Trước đó, "bạn" này lại ghi:
Câu 24 phương án B và D đều đúng (viết vào ngày 6/12/2018), giờ nó lại phản bác như thế
Bên mình (Thái Minh Quân) lại bình luận, "vả" vào mặt của "bạn" này như sau: nhìn chung là "bạn" này không tự nhận mình học giỏi, nhưng cách giảng dạy và trình bày nhiều khi "cao siêu" và một số cái hơi "khó hiểu" (mình nghĩ vậy); bản thân mình lại không thích một người suốt ngày "bắt bài" đề thi thử quốc gia như thế....
* Phương án C, theo "bạn" này ghi là: triều đình nhà Nguyễn có quyết tâm kháng chiến rất kiên quyết chứ không phải chỉ có đàm phán, thương lượng. Cái này theo mình nghĩ đó chỉ là quan điểm mới phát biểu gần đây thôi, chứ thực sự triều đình chưa có quyết tâm kháng chiến đến cùng. Bản thân vua Tự Đức luôn dằn vặt giữa quyết tâm kháng chiến và hòa hoãn (khủng hoảng tư tưởng của Hoàng đế, cũng là tư tưởng chung của triều đình Huế khi đó) - nếu nói triều đình kháng chiến thật thì xin nói thẳng ra, chỉ một số quan lại triều đình mới chủ trương kháng chiến (Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm...) mà thôi. Sau khi phong trào Cần Vương diễn ra, nhiều quan lại chủ chiến bất ngờ rời khỏi triều đình kháng chiến của Hàm Nghi (có cả bà Từ Dụ thái hậu) sang triều đình tay sai Đồng Khánh. Nhân dân ít nhiều ủng hộ triều đình tiếp tục kháng chiến, nhưng về sau thì không đồng tình với cách triều đình đầu hàng qua các hiệp ước bán nước
* Phương án D, nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến vì từ đầu, hoạt động của triều đình trùng hợp với nguyện vọng của nhân dân (1858 - 1860). Đáp án này nếu hiểu rõ ra, thì nhân dân "không ủng hộ triều đình kháng chiến" khi Huế từng bước đầu hàng quân xâm lược. Họ chỉ ủng hộ những "điểm sáng" của một triều đình kháng chiến chính nghĩa của Hàm Nghi, thời kỳ đầu của triều đình Tự Đức.... nhưng sự thật họ cũng mong mỏi "đánh đổ" triều đình nhà Nguyễn này rồi (thời Nguyễn, chế độ phong kiến Việt Nam chính thức lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa với gần 400 cuộc khởi nghĩa (từ Gia Long đến đầu Tự Đức) để lập một nhà nước mới tiến bộ hơn.
* Phương án B, cái này chính xác và đó chính là lý do mình chọn. Dù triều đình có tổ chức kháng chiến hay đầu hàng, nhân dân vẫn quyết tâm kháng chiến để giành độc lập dân tộc (là mục đích tối thượng). mong mỏi xây dựng chế độ không có áp bức bóc lột - điểm này tương đồng với luồng tư tưởng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào nước ta sau này