Sử 12 Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Last edited by a moderator:

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đáp án tham khảo (mới giải xong được vài phút). Ai có thắc mắc thì vui lòng để lại tin nhắn phía dưới:

1. D
2. B
3. B
4. C
5. D
6. A
7. A
8. C
9. A
10. C
11. B
12. A
13. B
14. D
15. C
16. B
17. A
18. A
19. C
20. D
21. A
22. C
23. C
24. B
25. A
26. C
27. D
28. C
29. D
30. B
31. B
32. C
33. D
34. B
35. C
36. D
37. C
38. A
39. B (điểm chung của cách mang tháng 8, kháng Pháp và Mĩ là sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang tạo nên sức mạnh dân tộc
40. A (sự du nhập phương thức sản xuất TBCN làm kinh tế chuyển biến theo hướng tư bản chủ nghĩa, làm xuất hiện những giai cấp và tầng lớp xã hội mới. Chính sự thay đổi xã hội góp phần du nhập tư tưởng tư sản vào, bùng nổ các phong trào cách mạng theo xu hướng tư sản)
 
Last edited:

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đáp án câu 37 xin đính chính là D

căn cứ địa Việt Bắc là hậu phương cách mạng và là nơi đứng chân - đồng thời là trận địa phản công của lực lượng của ta. Theo lý thuyết hậu phương cách mạng Việt Nam, căn cứ địa cũng là nơi rất khó để quân địch xâm nhập do hàng rào an ninh vững chắc và mang tính bảo mật cao. Ở Nam Bộ, chiến khu Đ và chiến khu Dương Minh Châu rất chắc chắn về vấn đề an ninh, là nơi làm bàn đạp tiến công của quân dân ta dù có vài cuộc càn quét của giặc vào căn cứ.... Đáp án D là đúng, ở căn cứ Việt Bắc cái vấn đề bảo mật và an ninh hầu như chưa được chú trọng, khi mà chính phủ đã phải di chuyển rất nhiều lần từ 1946 - 1947 để bảo đảm an ninh và bảo mật)
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Câu 36 dùng phương pháp so sánh và đánh giá. Phần này SGK không ghi một dòng nào, nhưng sách tham khảo thì có. Hình thức chính quyền được nhen nhóm khi Đảng vừa thành lập ít lâu. Trong cao trào 1930 - 1931, Đảng áp dụng mô hình chính quyền xô viết ở Liên Xô và cách làm này tỏ ra khá hiệu quả (xô viết là hình thức chính quyền công - nông - binh, được lập sau cách mạng tháng 2/1917). Đến tháng 11/1939, Hội nghị Trung ương Đảng đề ra khẩu hiệu thành lập "chính phủ dân chủ cộng hòa" thay thế cho chính phủ xô viết công - nông - binh. Hội nghị Trung ương VIII (1/1941) chủ trương thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một hình thức nhà nước chung của toàn thể dân tộc. Đính chính đáp án là A
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đáp án câu 35 là C. Khuynh hướng tư sản xuất hiện sau khi cách mạng tư sản Anh giành thắng lợi, khuynh hướng vô sản xuất hiện ngay khi cách mạng tháng Mười giành thắng lợi. Hai khuynh hướng này xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX và nhanh chóng phát huy ảnh hưởng của mình. Khuynh hướng dân chủ tư sản vào nước ta qua phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội với đại diện là sĩ phu mang tư tưởng tư sản (về sau là giai cấp tư sản). Giai cấp tư sản ra đời từ đầu thế kỷ XX (công nhân có mặt từ cuối thế kỷ XIX, năm 1922 thì có 22 vạn công nhân) thì bị Pháp và phong kiến tay sai chèn ép ngay từ đầu, nên ít nhiều "nhân nhượng" chúng để tìm kiếm một số quyền lợi - điều này chứng tỏ tư sản Việt Nam non yếu về chính trị, dễ thỏa hiệp nên họ lãnh đạo phong trào đấu tranh ít nhiều cũng mang tính chất chính trị là chính: đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế (nhất là ngoại thương). Tư sản Việt Nam yếu ớt về tư tưởng chính trị nên đấu tranh ít nhiều mang tính "đề huề", không quyết tâm chống giặc ngoại xâm triệt để (mà yêu cầu khách quan là phải đấu tranh giải phóng dân tộc - được đặt lên trên hết). Tư tưởng vô sản được truyền bá bởi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thông qua Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Nội dung của tư tưởng vô sản có nhiều điểm phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam: đường lối bạo lực cách mạng, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với thế giới, giai cấp lãnh đạo cách mạng vô sản là tầng lớp người cùng khổ (công nhân, nông dân) với mục tiêu tối thượng là giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột - quá phù hợp với thực tiễn khách quan của cách mạng Việt Nam
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Một điểm chung ở Phi và Mĩ latinh là khi phong trào đấu tranh giành thắng lợi, nhân dân thành lập các quốc gia độc lập. Ở châu Phi và Mĩ latinh không có một tổ chức chúng lãnh đạo cách mạng thống nhất (lật sgk thì các bạn chỉ thấy hai tổ chức chung đều thành lập khi các quốc gia giành độc lập; riêng ở Mĩ latinh thì tổ chức này do chính Mĩ và một số quốc gia khác thành lập; ở châu Á cũng tương tự như thế luôn). Mặc khác, phong trào đấu tranh đều theo xu hướng dân chủ tư sản (cá biệt khi độc lập, một số quốc gia tiến hành "quốc hữu hóa" - một hình thức của vô sản; ở Ethiopia xu hướng vô sản xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi). Ở châu Á, Ấn Độ giành độc lập theo xu hướng tư sản với lãnh đạo là tư sản dân tộc. Một điểm nữa là ở Phi và Mĩ latinh, đấu tranh chính trị là chủ yếu (cá biệt ở Algeria là chiến tranh giải phóng dân tộc 1958 - 1962)
 
  • Like
Reactions: VânHà.D

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Nhìn chung đề tương đối dễ, vừa sức với học sinh. Em vừa làm thử xong, kết quả cũng khá.
Đề vừa sức, phù hợp với các học sinh có ý định chỉ muốn tốt nghiệp (70% số câu là phục vụ cho thi tốt nghiệp). T vừa giải đáp một số câu với các mục đích: rèn luyện khả năng đọc tài liệu, đọc câu hỏi và suy nghĩ, tư duy để tìm câu trả lời. Nhiều người cho rằng đề thi kiểu này là "giúp học sinh càng lười học hơn". Em nghĩ gì về nhận định này ?
 
  • Like
Reactions: VânHà.D

VânHà.D

Cựu TMod Cộng đồng|Cựu Phụ trách box "Sách"
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng chín 2018
1,591
6,066
576
Bình Dương
THPT BẾN CÁT
Đề vừa sức, phù hợp với các học sinh có ý định chỉ muốn tốt nghiệp (70% số câu là phục vụ cho thi tốt nghiệp). T vừa giải đáp một số câu với các mục đích: rèn luyện khả năng đọc tài liệu, đọc câu hỏi và suy nghĩ, tư duy để tìm câu trả lời. Nhiều người cho rằng đề thi kiểu này là "giúp học sinh càng lười học hơn". Em nghĩ gì về nhận định này ?
Nếu nói như vậy thì cũng không sai, vì đề chỉ tập trung kiến thức ở lớp 12 nên các bạn chỉ cần "học tủ" là làm được nhưng như vậy sẽ làm mất khả năng tư duy của các bạn. Em nghĩ cũng nên có thêm một số câu hỏi nâng cao để các bạn có thể tư duy. Đề như thế này thì lại chuẩn bị có "mưa điểm 10" môn Sử.
Đây là ý kiến cá nhân của em thôi.
 
  • Like
Reactions: Khalynh Nguyễn

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Điều chỉnh: câu 14 đáp án là C nhé. Nói rõ một chút để học sinh dễ hình dung: chủ nghĩa thực dân bước đầu sụp đổ sau
Nếu nói như vậy thì cũng không sai, vì đề chỉ tập trung kiến thức ở lớp 12 nên các bạn chỉ cần "học tủ" là làm được nhưng như vậy sẽ làm mất khả năng tư duy của các bạn. Em nghĩ cũng nên có thêm một số câu hỏi nâng cao để các bạn có thể tư duy. Đề như thế này thì lại chuẩn bị có "mưa điểm 10" môn Sử.
Cám ơn ý kiến của em. Nhưng năm nay không có chuyện "mưa điểm 10" như năm 2017 đâu. Học sinh mấy năm nay học không tập trung và phần lớn là...... tệ (nó cho rằng học là nhiệm vụ của ..... người ta, nó chỉ chấp hành thôi; tỉ lệ học thực thì đếm trên đầu ngón tay). Nhưng học kiểu này còn lâu mới xin được việc, trừ khi anh ra đời sớm
 
  • Like
Reactions: VânHà.D

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Điều chỉnh: câu 14 đáp án là C nhé. Nói rõ một chút để học sinh dễ hình dung: chủ nghĩa thực dân bước đầu sụp đổ sau khi Thế chiến 2 kết thúc, với một loạt các phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mĩ latinh; đầu tiên là ở Đông Nam Á, về sau lan nhanh ra Nam Á, Đông Bắc Á (tình hình khá lộn xộn, nổi bật là chiến tranh Triều Tiên), châu Phi và Mĩ latinh. Chủ nghĩa thực dân cũ về cơ bản bị sụp đổ ở Đông Nam Á sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam (nhường chỗ cho chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ). Ở châu Phi, chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ về cơ bản sau khi cách mạng Mozambique và Angola giành thắng lợi (1975) - chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ hoàn toàn khi Nam Phi bãi bỏ chế độ Apartheid (1993). Ở Mĩ latinh là chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đính chính: đáp án câu 26 là A, các cuộc chiến tranh ở Nam Âu và châu Phi là di chứng của Chiến tranh lạnh. Nhưng nếu các bạn xem tin tức cập nhật, thì đó là mầm mống của sự trỗi dậy của các thế lực mới (chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố). Ở đáp án B, trật tự hai cực vốn đã có mầm mống suy sụp ngay khi cách mạng Trung Hoa thành công (1949); sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt thì mâu thuẫn cũng tắt lịm luôn. Ở đáp án D, Mĩ không thành công cho lắm, vì vướng phải sự lớn mạnh của Tây Âu và Nhật Bản
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đính chính: đáp án câu 31 là A. Kháng chiến chống Mĩ ở Việt Nam có tính thời đại sâu sắc vì nó giáng đòn mạnh vào âm mưu xâm lược, nô dịch của thực dân; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ latinh. Mình có lý do để chọn đáp án B, vì thắng lợi 1975 ở Việt Nam đã làm vị thế của Mĩ suy yếu; Mĩ mất dần ảnh hưởng ở Đông Nam Á sau khi khối SEATO bị giải thế - phải nhường lại cho Nhật với chính sách "quay về châu Á" của Thủ tướng Nhật Takeo Fukuda (1977). Mĩ về sau này mới xúc tiến chính sách "trở lại châu Á" vào đầu thời George W. Bush và Barack Obama (2011)
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Có một giáo viên (nguyên là thạc sĩ ở Hà Nội, hiện dạy cấp 3) biện luận các đáp án câu 24 như sau (các bạn tham khảo nhé, có thể bình luận luôn vì bản thân mình cũng không tin những biện luận này là đúng, chính xác hoàn toàn):

Đáp án câu 24 đề minh họa có vấn đề không?
Phương án A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn. Phương án này là một trong những nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp 1858-1884. Triều đình nhà Nguyễn ngay từ đầu đã thiếu đường lối đúng đắn, đánh giá không đúng về sức mạnh của kẻ thù và khả năng kháng chiến to lớn của quần chúng nhân dân. Dẫn tới phòng ngự bị động, không phát động toàn dân tộc đứng lên kháng chiến.
Phương án B. NHân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.
Chúng ta thấy ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã nhất tề đứng dậy, tự tổ chức thành đội ngũ, anh dũng kiên cường đánh Pháp, các đội dân binh luôn sát cánh cùng triều đình đánh giặc. Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Phương án này không chọn.
Phương án C. Triều đình chỉ có chủ trương đàm phán, thương lượng.
trong khoảng thời gian từ 1858 đến 1862, triều đình nhà Nguyễn có quyết tâm kháng chiến rất kiên quyết chứ không phải chỉ có đàm phán, thương lượng. Thực tế Pháp mất đến 26 năm mới chiếm xong Việt Nam và mất đến hơn 10 năm nữa mới bình định xong. Cho nên nếu nói nhà Nguyễn chỉ đàm phán, thương lượng là chưa chính xác. Do vậy đáp án này cũng không chọn.
Phương án D. Nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.
Chúng ta thấy suốt từ đầu đến cuối nhân dân ta luôn ủng hộ triều đình kháng chiến. chỉ khi triều đình không quyết tâm kháng chiến, có biểu hiện chủ hòa và từng bước đầu hàng, nhân dân ta mới quay lại đánh cả triều lẫn tây. Thậm chí khi nhà Nguyễn đã đầu hàng nhưng triều đình kháng chiến do vua Hàm Nghi đứng đầu phát động Cần Vương, nhân dân ta vẫn nhất tề nổi dậy ủng hộ triều đình. Do vậy không thể nói nhân dân ta không ủng hộ triều đình kháng chiến, nhân dân chỉ không ủng hộ triều đình đầu hàng mà thôi.
Phương án này cũng không chọn.
Từ phân tích trên chúng ta thấy câu 24 sai 3 đáp án B, C, D. Bởi cả 3 đáp án trên đều không phù hợp với câu hỏi..... Trước đó, "bạn" này lại ghi:
Câu 24 phương án B và D đều đúng (viết vào ngày 6/12/2018), giờ nó lại phản bác như thế

Bên mình (Thái Minh Quân) lại bình luận, "vả" vào mặt của "bạn" này như sau: nhìn chung là "bạn" này không tự nhận mình học giỏi, nhưng cách giảng dạy và trình bày nhiều khi "cao siêu" và một số cái hơi "khó hiểu" (mình nghĩ vậy); bản thân mình lại không thích một người suốt ngày "bắt bài" đề thi thử quốc gia như thế....
* Phương án C, theo "bạn" này ghi là: triều đình nhà Nguyễn có quyết tâm kháng chiến rất kiên quyết chứ không phải chỉ có đàm phán, thương lượng. Cái này theo mình nghĩ đó chỉ là quan điểm mới phát biểu gần đây thôi, chứ thực sự triều đình chưa có quyết tâm kháng chiến đến cùng. Bản thân vua Tự Đức luôn dằn vặt giữa quyết tâm kháng chiến và hòa hoãn (khủng hoảng tư tưởng của Hoàng đế, cũng là tư tưởng chung của triều đình Huế khi đó) - nếu nói triều đình kháng chiến thật thì xin nói thẳng ra, chỉ một số quan lại triều đình mới chủ trương kháng chiến (Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm...) mà thôi. Sau khi phong trào Cần Vương diễn ra, nhiều quan lại chủ chiến bất ngờ rời khỏi triều đình kháng chiến của Hàm Nghi (có cả bà Từ Dụ thái hậu) sang triều đình tay sai Đồng Khánh. Nhân dân ít nhiều ủng hộ triều đình tiếp tục kháng chiến, nhưng về sau thì không đồng tình với cách triều đình đầu hàng qua các hiệp ước bán nước
* Phương án D, nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến vì từ đầu, hoạt động của triều đình trùng hợp với nguyện vọng của nhân dân (1858 - 1860). Đáp án này nếu hiểu rõ ra, thì nhân dân "không ủng hộ triều đình kháng chiến" khi Huế từng bước đầu hàng quân xâm lược. Họ chỉ ủng hộ những "điểm sáng" của một triều đình kháng chiến chính nghĩa của Hàm Nghi, thời kỳ đầu của triều đình Tự Đức.... nhưng sự thật họ cũng mong mỏi "đánh đổ" triều đình nhà Nguyễn này rồi (thời Nguyễn, chế độ phong kiến Việt Nam chính thức lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa với gần 400 cuộc khởi nghĩa (từ Gia Long đến đầu Tự Đức) để lập một nhà nước mới tiến bộ hơn.
* Phương án B, cái này chính xác và đó chính là lý do mình chọn. Dù triều đình có tổ chức kháng chiến hay đầu hàng, nhân dân vẫn quyết tâm kháng chiến để giành độc lập dân tộc (là mục đích tối thượng). mong mỏi xây dựng chế độ không có áp bức bóc lột - điểm này tương đồng với luồng tư tưởng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào nước ta sau này
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom