Sử 12 Đề thi HSG tỉnh Quảng Bình

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

54519372_1410865205716903_1405616979208830976_n.jpg


Đáp án (tham khảo từ Hà Thái Sơn):
1. 2đ
Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Vấn đề này được đề ra trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào ?
Hướng dẫn làm bài
a). Đặc điểm, khả năng cách mạng của các giai cấp :
Dưới tác động của quá trình khai thác thuộc địa lần 2, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc. Các giai cũ vẫn còn và xuất hiện thêm cấp mới ra đời. Do địa vị kinh tế, chính trị khác nhau nên khả năng cách mạng của các giai cấp cũng có phần khác nhau
- Giai cấp địa chủ :
+ Tiếp tục bị phân hóa thành ba bộ phận: Đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ. Đại địa chủ là những người có thế lực, sở hữu rất nhiều ruộng đất, được thực dân Pháp dung dưỡng và che chở nên thế lực ngày càng tăng cường. Đại địa chủ câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, là tay sai của chúng. Đây là đối tượng của cách mạng nước ta. Trung và tiểu địa chủ là những địa chủ vừa và nhỏ, thường xuyên bị thực dân và đại địa chủ thôn tính đất đai nên ít nhiều có mâu thuẫn với chúng. Trung và tiểu địa chủ sẽ tham gia cách mạng khi có điều kiện
+ Trung và tiểu địa chủ bị TDP và đại địa chủ thôn tính đất đai là không đúng chỉ có nông dân là bị thông tính đất đai. Do bộ phận này được sinh ra trong một đất nước có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm nên ít nhiều họ sẽ có tinh thần dân tộc thôi)
- Giai cấp nông dân :
+ Chiếm hơn 90% dân số nước ta. Họ bị áp bức bóc lột cho nên đời sống bần cùng, không lối thoát. Đứng trước tình cảnh đó, một bộ phận nông dân rồi làng quê ra thành phố kiếm việc và trở thành giai cấp công nhân. Còn đa số vẫn bám trụ làng quê để làm kiếp tá điền cực nhọc. Mâu thuẫn giữa nông dân và đế quốc phong kiến hết sức gay gắt. Tuy nhiên, nông dân không đại diện cho giai cấp phong kiến, không có hệ tư tưởng dẫn đường nên họ không thể tự giải phóng mình
+ Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng, song họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp tư sản : bao gồm những người làm trung gian, đại lý, nhận vận chuyển, chuyển biến gia công, hàng hóa cho tư bản Pháp. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt chia làm hai bộ phận:
+ Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.
+ Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng tư tưởng cải lương dễ thỏa hiệp khi được Pháp nhượng cho 1 ít quyền lợi
- Giai cấp tiểu tư sản thành thị :bao gồm học sinh, sinh viên công nhân viên chức, những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ... Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các cơ quan hành chính của Pháp được mở rộng nên số lượng tiểu tư sản ngày càng đông đảo. Giai cấp này hầu hết sống ở thành phố. Cuộc sống của họ bấp bênh, đồng lương ít ỏi, thường bị bạc đãi, thường xuyên phải đối diện với thất nghiệp, phá sản. Tiểu tư sản đại đa số đều có học thức ( nhất là học sinh, sinh viên, trí thức), nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước nên hăng hái đấu tranh vì tự do, độc lập. Đây là lực lượng quan trọng của cách mạng Việt Nam
- Giai cấp công nhân :
+ Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn)
+ Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để…, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng :
- Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
- Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
- Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
=> Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.
b) Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản việt nam:
- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.
- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông… để kéo họ về phe vô sản.
-Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.
- Dựng lên chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông.
-Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng.
- Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc phong kiến, phản động.
2. 2đ
Vì sao phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 thất bại? SỰ thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản giai đoạn này nói lên điều gì
Hướng dẫn làm bài
Khái quát qua ptyn theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ 1919 – 1930
-Các phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng, đã phát triển mạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ I, đều lần lượt đi đến thất bại vì:
+ Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam rất non yếu về kinh tế, què quặt về chính trị.
+ Thiếu cơ sở vững chắc trong mọi tầng lớp nhân dân.
+ Tổ chức kém, không khoa học, hàng ngũ phức tạp, thường bị bọn tay sai Pháp chui vào phá hoại.
+ Phong trào không đủ sức chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển.
+ Ngọn cờ tư tưởng tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất mới mẻ, nhưng không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.
+ Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện
-Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản bắt nguồn sâu xa từ cơ sở kinh tế và giai cấp của xã hội Việt Nam sau chiến tranh.
-Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc tuy thể hiện lòng yêu nước nhưng mang tính cải lương, bồng bột và nhất thời, dễ thỏa hiệp nên ngày càng xa rời quần chúng.
-Hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản tuy mạnh mẽ, chúa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn (thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, chống Pháp), được quần chúng ủng hộ nhưng cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi do thiếu đường lối chính trị đúng đắn nên không tập hợp được đông đảo nhân dân, không đủ sức chống lại sự đàn áp của thực dân Pháp để giành độc lập.
-Phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã thể hiện tính chất non yếu, không vững chắc nên không thể đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bị thất bại chứng tỏ rằng con đường cứu nước theo khuynh hướng này không còn phù hợp nữa. Con đường này không đủ sức vượt qua sự chống phá của kẻ thù, không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc nên đi đến thất bại. Những người Việt Nam yêu nước đang đứng trước sự khủng hoảng về đường lối cách mạng, nhất là tầng lớp tiểu tư sản. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã trao về tay giai cấp vô sản.
3. 1,5đ
Nêu nội dung cơ bản của hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành TW đảng cộng sản Đông Dương 5/1941? Theo em, nội dung nào trong hội nghị là quan trọng nhất vì sao?
* Hoàn cảnh lịch sử :
- Tình hình thế giới :
+ Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm phần lớn các nước châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô.
+ Quân Nhật tiến hành mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị thực hiện kế hoạch chiến tranh Thái Bình Dương.
- Tình hình trong nước :
+ Nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức bóc lột của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc Pháp và phát xít Nhật ngày càng phát triển gay gắt, căng thẳng.
+ Nhân dân Đông Dương ngày càng cách mạng hóa, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( tháng 9 / 1940 ) , khởi nghĩa Nam Kì ( tháng 11 / 1940 ) và cuộc binh biến Đô Lương ( tháng 1/ 1941 )
+ 11/1940. HNBCHTW Đảng họp tại Đình bảng ( Từ sơn – Bắc ninh ) đã xác định kẻ thù của nhân dân DĐ lúc này là Nhật và Pháp, quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn tiến tới thành lập căn cứ du kích, đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì
Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, cấp bách, tháng 2 / 1941, Nguyễn Ái Quốc đã về nước, triệu tập Hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 8 , họp từ ngày 10 - 19 /5/1941 tại Pác Bó - Cao Bằng .
*Nội dung:
-Hội nghị xác định :
+ Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc Pháp và phát xít Nhật là mâu thuẫn chủ yếu và khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách nhất , bức thiết nhất lúc này
+ Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu " Tịch thu ruộng đất cảu địa chủ chia cho dân cày ", chỉ đưa ra khẩu hiệu " Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian chia cho dân cày "
+ Thành lập " Việt Nam độc lập Đồng Minh ( Việt Minh ) bao gồm các tổ chức lấy tên là Cứu quốc . Giúp đỡ Lào và CPC tiến tới thành lập mặt trận riêng của mỗi nước
+ Xúc tiến gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ trang , coi đó là nhiệm vụ trung tâm
+ Xác định hình thái khởi nghĩa đi từ khởi nghĩa từng phần ở nông thôn tiến lên tổng khởi nghĩa trong cả nước khi thời cơ chín muồi
* Ý nghĩa của Hội nghị :
- Hội nghị TW lần thứ 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị TW lần thứ 6 ( 11/1939 ) . Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng Tám .
*Nội dung quan trọng nhất của hội nghị TW Đảng lần thứ 8 là nêu cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc. Vì
- Hiện tại, đất nước đang bị 2 kẻ thù thống trị là Pháp – Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng khổ cực, tình hình chính trị ngột ngạt. Muốn giải quyết được các vấn đề khác thì trước tiên phải giành được độc lập. Vì vậy hội nghị quyết định tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công tiến tới thực hiện “người cày có ruộng”
- Bởi vì : “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
4. 1,5đ
Trình bày thắng lợi ngoại giao của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 -1954)
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì tự lực cánh sinh và giành thắng lợi trên các mặt trận, trong đó có mặt trân ngoại giao.
- Trước việc thực dân Pháp câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc, kí Hiệp ước Hoa- Pháp (28/02/1946), để đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược khôn khéo, mềm dẻo, hoà hoãn với thực dân Pháp, ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946...
+ Với Hiệp định Sơ bộ, mặc dù ta không buộc được Pháp công nhận Việt Nam độc lập, thống nhất, có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhưng đã buộc được Pháp công nhận Việt Nam tự do, để ta có cơ sở pháp lí tiếp tục đấu tranh với Pháp; ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi với thực dân Pháp, mượn tay Pháp đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, để có thêm thời gian chuẩn bị đánh thực dân Pháp về sau...
- Sau đó, để tiếp tục kéo dài thời gian hoà hoãn..., ta đã kí với Pháp Tạm ước 14/09/1946.
- Cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, ngày càng được sự đồng tình, ủng hộ của thế giới. Từ năm 1950, nước ta bắt đầu được nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, đầu tiên là Trung Quốc ngày 18/01/1950, Liên Xô ngày 30/01/1950, tiếp theo là các nước dân chủ nhân dân khác...
+ Sự giúp đỡ của các nước cho cuộc kháng chiến của ta cũng bắt đầu từ đó và ngày càng to lớn. Cách mạng nước ta thoát khỏi thế bị bao vây. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta có thêm hậu phương là các nước xã hội chủ nghĩa...
- Bước vào Đông – Xuân 1953-1954, đồng thời với cuộc tiến công quân sự, ta đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao...Trên cơ sở thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ta giành thắng lớn về ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ (21/07/1954).
+ Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp phải rút hết quân về nước, chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần một thế kỷ trên đất nước ta; miền Bắc được giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa cách mạng cả nước và là hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam.
5. 2đ
Những nhân tố chủ yếu nào đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi và khu vực Mỹ La tinh bùng nổ mạnh mẽ và phát triển thắng lợi sau chiến tranh thế giới thứ hai
A) Những nhân tố :
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt giai đoạn cuối của chiến tranh, các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ Latinh là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn cơ bản nhất. Là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp xã hội chằng chéo nhau trở nên rất căng thẳng.
- Trong thời kì này các lực lượng xã hội khác nhau như giai cấp tư sản dân tộc, vô sản ngày càng lớn mạnh. Một số đảng cộng sản, một số đảng tư sản đã nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở đây...
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng dân chủ. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt đã tạo điều kiện có ý nghĩa quan trọng cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và các lực lượng dân chủ, hoà bình đã tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc...
b) phong trào giải phóng dân tộc ở Á Phi mỹ la tinh
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Dưới những đòn đả kích mãnh liệt của cao trào giải phóng, hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủ tộc (Apácthai) kéo dài nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn.
*) Ở châu Á : Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dẫn đến sự ra đời cuả hàng loạt quốc gia độc lập.
- Ở Trung Quốc : Cuộc nội chiến Cách mạng 1946 – 1949 đã lật đổ nền thống trị cuả tập đoàn Tưởng Giới Thạch, thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949), đưa nhân dân Trung Quốc vào thời kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Ở Ấn Độ : sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc đã buộc đã buộc thực dân Anh phải thay đổi hình thức cai trị. Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, nước Cộng hoà Ấn Độ ra đời.
- Ở Triều Tiên : sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên tạm thời chia làm 2 miền quân quản (quân đội Liên Xô đóng quân ở miền Bắc vĩ tuyến 38°, quân đội Mĩ đóng quân ở Nam vĩ tuyến 38°).
+ Tháng 5 – 1948, miền Nam Triều Tiên tiến hành bầu cử quốc hội thành lập nhà nước, lấy tên là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).
+ Tháng 9 – 1948, ở phía Bắc, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.
-Ở Trung Đông:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn và tranh chấp giữa Mĩ, Anh, Pháp nhằm khống chế khu vực này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bất ổn định ở Trung Đông (chiến tranh, xung đột tôn giáo và dân tộc, tranh chấp lãnh thổ…).
Đến nay, hầu hết các nước Trung Đông đều giành được độc lập dân tộc.
+ Nhờ dầu lửa mà nhiều nước trở nên trù phú về kinh tế, song tình hình Trung Đông vẫn phức tạp, căng thẳng, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho khu vực (điển hình là cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991).
-Ở Đông Nam Á:
+ Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cuộc đảo Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Sau đó, dưới sự lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đến ngày 30/4/1975 thì thắng lợi hoàn toàn và tiến lên xây dựng chủ nghiã xã hội trong cả nước.
+ Thắng lợi cuả 3 nước Đông Dương năm 1975 là đỉnh cao cuả cuộc kháng chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
-> Sau khi giành độc lập các nước châu Á bước vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội. Trong quá trình này, có nhiều nước có những thành công đáng kể như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia…
b) Ở châu Phi :
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành một trung tâm cuả phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Trải qua hơn nữa thế kỉ đấu tranh, các nước châu Phi đã đánh đuổi được bọn thực dân, giành độc lập dân tộc…
– Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11 – 1993 đã chính thức tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai). Sau đó, với thằng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên (4 – 1999), Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi.
– Nhiều nước châu Phi (chủ yếu ở Bắc Phi) đã có những bước phát triển về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những hậu quả cuả chủ nghĩa thực dân đối với châu Phi còn rất nặng nề: đòi hỏi các nước châu Phi phải có nỗ lực to lớn cùng với sự giúp đỡ tích cực cuả cộng đồng quốc tế để vươn lên, tiến kịp với các nước trên thế giới.
c) Ở khu vực Mĩ Latinh :
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở hầu khắp các nước Mĩ Latinh…
– Sau hơn nửa thế kỷ liên tục đấu tranh điển hình là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Cuba, các nước Mĩ Latinh đã khôi phục lại độc lập chủ quyền và tiến lên vũ đài chính trị với tư thế độc lập, tự chủ, kinh tế ngày càng phát triển (Braxin, Mêhicô…).
– Bộ mặt khu vực Mĩ Latinh, đặc biệt là những trung tâm kinh tế thương mại … đã có những thay đổi căn bản.
6. 1đ
Hãy nêu những nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX.
a) So với các giai đoạn lịch sử trước đây, chưa bao giờ các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỷ XX với nhiều nét nổi bật :
– Đó là sự thiết lập của trật tự thế giới hai cực Ianta dẫn đến tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài hơn hơn bốn thập kỷ. Tuy nhiên, trước hết, các quốc gia vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác.
– Cuối cùng Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành … , thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại hợp tác và phát triển.
– Tuy vậy, đây đó vẫn còn những “di chứng” của Chiến tranh lạnh với những nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, và tranh chấp lãnh thổ cùng những vụ khủng bố, những cuộc chiến tranh ly khai.
b) Nguyên nhân dẫn tới tình hình trên :
– Do sự tham gia ngày càng đông của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chung quốc tế.
– Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế – tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
– Những tiến bộ kỳ diệu của khoa học – kĩ thuật làm cho các dân tộc có điều kiện xích lại gần nhau.
– Cả Liên Xô và Mĩ cũng như các nước khác đều ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không lường hết được của một cuộc chiến tranh hạt nhân; do ý chí đấu tranh vì hòa bình của các dân tộc.
 
Top Bottom