Sử 12 Đề thi chọn học sinh giỏi ở Hà Nội

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền

Tuấn Đạt Lê

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng chín 2021
46
40
6
21
Cà Mau
Thpt thới bình
View attachment 143686

Nguồn: ôn thi học sinh giỏi môn sử địa
Câu 1:Từ năm 1858 đến năm 1873, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược như thế nào ? Em có nhận xét gì về tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn trong thời kì này.
* Khi Pháp Xâm lược nước ta:
- Từ năm 1858 khi Pháp nổ súng tấn công tại Đà Nẵng, nhà Nguyễn đã cử Nguyễn Tri Phương đem quân ứng chiến tuy nhiên đường lối đấu tranh thiên về phòng thủ.
-Từ 1859-1862
+Pháp tấn công Gia Định 2/1859 nhưng phải rút về vì chia sẻ lực lượng. Triều đình tiếp tục đóng trong đại đồn Chí Hoà với tư thế "thủ hiểm"
+ Pháp tấn công đại đồn Chí Hoà và chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kỳ. Quân triều đình chống trả quyết liệt tuy nhiên nhanh chóng thất bại. Nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
- Từ 1862 đến trước năm 1873.
+ Năm 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp. Ngăn cấm nhân dân kháng chiến.
+ Pháp củng cố Nằm kỳ làm bàn đạp tấn công Bắc +Trung Kỳ. Triều đình không còn ý định chiến đầu để giành lại các vùng đất đã mất.
* Nhận xét:
- Nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm chóng Pháp, có tư tưởng sợ và ngại Pháp.
- Từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang và đi theo con đường thương lượng.
- Đã xa lánh không tin tưởng nhân dân và không đoàn kết với dân để chóng Pháp.
  • Câu 2: Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh có điểm gì khác nhau về mục tiêu, hình thức và phương pháp đấu tranh. Hãy cho biết đóng góp của hai ông đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX.
  • - Mục đích đấu tranh.
+ Phan Bội Châu - xu hướng bạo động nhằm mục đích đánh đổ Pháp giành độc lập xây dựng lên chế độ chính trị mới ở Việt Nam.
+ Phan Chu Trinh - xu hướng cải cách nhằm mục đích đánh đổ phong kiến xây dựng đất nước rồi mới đánh Pháp.
- Phương pháp và hình thức đấu tranh.
+ Phan Bội Châu - phong trào Đông Du dựa vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
+ Phan Chu Trinh - phong trào Duy Tân dựa vào vào để cải tiến đất nước rồi mới đánh Pháp.
* Đóng góp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của hai ông.
+ Khởi xướng phong trào theo khuynh hướng tư sản, gắn giải phóng với canh tân đất nước.
+ Sáng tạo các hình thức đấu tranh mới bạo động cải cách tuyên truyền.....
+ Góp phần chuyển lập trường yêu nước.
Trên đây là ý kiến của mình về các câu hỏi mong các bạn tham khảo. Nếu có thắc mắc gì thì hãy để lại ở phần bình luận :p
=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Last edited:

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
View attachment 143686

Nguồn: ôn thi học sinh giỏi môn sử địa
Câu 3
** Nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh cuối thế kỉ XIX , đầu thế kỉ XX
- Những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và phân hóa. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong khi các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra đa dạng, sôi nổi phong trào có khuynh hướng dân chủ tư sản như: Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội; phong trào chống sưu thuế của nông dân ở Trung kỳ, phong trào đánh Pháp như vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế….
- Các phong trào yêu nước chống Pháp trên đều thất bại.
+ Nguyên nhân khách quan là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Giai cấp phong kiến, có vai trò tiến bộ nhất định trong lịch sử đã trở thành giai cấp phản động, bán nước, tay sai cho đế quốc. Giai cấp tư sản mới ra đời, còn non yếu với lực lượng kinh tế phụ thuộc và khuynh hướng chính trị cải lương, không có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến để giành độc lập tự do. Giai cấp nông dân và tiểu tư sản khao khát độc lập, tự do, hăng hái chống đế quốc và phong kiến, nhưng không thể vạch ra con đường giải phóng đúng đắn và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước.
+ Nguyên nhân chủ quan: Sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp công nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thành công
** Với sự thất bại đó, đặt ra yêu cầu cho cách mạng Việt Nam:
+ Cần phải xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, giai cấp lãnh đạo trưởng thành,, chuẩn bị kĩ càng chu đáo.
+ Đề ra các chiến thuật, chiến lược đúng đắn, liên kết với nông dân các tầng lớp trong xã hội, khuấy động 1 cuộc đấu tranh sâu rộng.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 
Top Bottom