Đề cương sinh học 10

N

nguyenvanhieu1995

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim:
– Nhiệt độ: Tốc độ của phản ứng enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu (tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính cao nhất). Ví dụ: đa số các enzim ở tế bào của cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ 350C – 400C, nhưng enzim của vi khuẩn suối nước nóng lại hoạt động tốt nhất ở 700C hoặc cao hơn. Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng enzim. Tuy nhiên, khi đã qua nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể enzim bị mất hoàn toàn hoạt tính.
– Độ pH: Mỗi enzim có pH tối ưu riêng. Đa số enzim có pH tối ưu trong khoảng 6 - 8. Có enzim hoạt động tối ưu trong môi trường axit như pepsin (enzim trong dạ dày) hoạt động tối ưu ở pH = 2.
– Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. Đó là vì tất cả các trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hoà bởi cơ chất.
– Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh. Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc tăng giảm nồng độ enzim trong tế bào.
– Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của enzim nên tế bào khi cần ức chế enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho enzim ấy (Ví dụ: một số chất độc hại từ môi trường như thuốc trừ sâu DDT là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật). Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim.
 
Last edited by a moderator:
A

anhvodoi94

khi xào rau ta nên cho muối vào lúc nào :">

Để cho rau xào hợp khẩu vị, lúc đầu chỉ nên cho một ít muối. Sau khi rau chín mới cho thêm, nhưng đây là khi ta dùng mỡ động vật hoặc dầu lạc còn khi dùng dầu đậu phộng, dầu trà hay dầu cải thì phải cho rau trước rồi mới cho muối.
Do khi cho rau vào dầu sôi thi lớp màng photpholipit sẽ bị biến tính. Khi cho muối vào ( môi trường ưu trương) , bình thường nếu cho muối vào trước thì nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài => rau co rúm lại ^^ , còn khi lớp màng photpholipit bị biến tính thì nước sẽ không thể đi ra ngoài đc ^^ rau sẽ xanh và ngon .
 
A

anhvodoi94

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim:
– Nhiệt độ: Tốc độ của phản ứng enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu (tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính cao nhất). Ví dụ: đa số các enzim ở tế bào của cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ 350C – 400C, nhưng enzim của vi khuẩn suối nước nóng lại hoạt động tốt nhất ở 700C hoặc cao hơn. Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng enzim. Tuy nhiên, khi đã qua nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể enzim bị mất hoàn toàn hoạt tính.
– Độ pH: Mỗi enzim có pH tối ưu riêng. Đa số enzim có pH tối ưu trong khoảng 6 - 8. Có enzim hoạt động tối ưu trong môi trường axit như pepsin (enzim trong dạ dày) hoạt động tối ưu ở pH = 2.
– Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. Đó là vì tất cả các trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hoà bởi cơ chất.
– Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh. Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc tăng giảm nồng độ enzim trong tế bào.
– Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của enzim nên tế bào khi cần ức chế enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho enzim ấy (Ví dụ: một số chất độc hại từ môi trường như thuốc trừ sâu DDT là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật). Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim.

Lạc đề rùi kìa bạn ơi !!!!!!!!! xem bài kĩ chứ :D:D:D:D:D:D:D
 
A

anhvodoi94

:))

chấp nhận :))

em cũng chạ nhớ pà chủ nhiệm rep là j

nhưng thấy chị nói cũng đúng :">

câu tieesp

tại sao mỗi loại enzim lại có tính chất đặc thù ?

Mỗi loại enzim có tính chất đặc thù vì :
+) Enzim bản chất là protein , mỗi loại lại có các bậc cấu trúc khác nhau bao gồm nhiều phân tử protein khác nhau ( cùng loại hoặc khác loại)
+) Mỗi loại enzim có vùng trung tâm hoạt động có cấu hình không gian khác nhau , nó chỉ khớp với 1 cơ chất nhất định => enzim-cơ chất .(nói thêm :Tính đặc thù đó biểu hiện là mỗi enzim chỉ xúc tác cho 1 phản ứng nhất định) .
:D:D:D:D
 
A

anhvodoi94

tại sao nhiều người dị ứng với tôm cua cá ? :D



cũng ko phải là lạc đề

dù sao cũng ko cần kĩ quá như bạn trên kia :))

giống sách giáo khoa quá :">


Có bạn trả lời rùi mà :Một số người không ăn được cua ghẹ,thịt bò,tôm. Nếu ăn vào sẽ bị dị ứng nổi mẩn ngứa vì trong cơ thể người đó không có enzim phân giải protein của cua ghẹ,thịt bò,tôm nên không tiêu hóa được
 
K

kira_l

=.=~

trả lời rồi đâu coi là lạc đề nhỉ

câu tiếp

tại sao lại phải chia là vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương :D
 
A

anhvodoi94

=.=~

trả lời rồi đâu coi là lạc đề nhỉ

câu tiếp

tại sao lại phải chia là vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương :D

1/ Phương pháp nhuộm Gram còn gọi là phương pháp nhuộm phân biệt :
Vì giúp ta phân biệt vi khuẩn thành 2 nhóm lớn: vi khuẩn G+ (gram-positive) bắt màu tím và vi khuẩn G- (gram-negative) bắt màu hồng. Ngoài ra nó còn giúp ta quan sát rõ và phân biệt về hình dáng, cấu tạo, cách phân bố của các loại vi khuẩn khác nhau.
=> tiện dụng cho công tác nghiên cứu .
 
Top Bottom