Dưới đây là một số câu hỏi theo mình là trọng tâm đối với sinh CB. Các bạn giải và bổ sung giúp nhé!
1.Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống.
2.Nêu tóm tắt đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
3.Nêu cấu trúc và chức năng của prôtêin.
4.Phân biệt AND và ARN.
5.Nêu vai trò của nước đối với sự sống.
6.Nêu các đặc điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
7.Thế nào là vận chuyển chủ động và thụ động? Cho ví dụ.
8.So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
9.Nêu cấu trúc và chức năng của lục lạp ở tế bào thực vật.
10.Nêu cấu trúc và chức năng của Lizôxôm.
11.Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào nhân thực.
12. Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
13.Nêu cấu trúc của ATP và giải thích vì sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào?
14.Chuyển hóa vật chất là gì? Phân biệt quá trình đồng hóa và dị hóa.
15.Căn cứ vào cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzim. Hãy giải thích tại sao mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định?
16. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
8. Vận chuyển thụ động không tiêu tốn ATP như vận chuyển chủ động
- Vận chuyển thụ động nhờ cơ chế thẩm thấu và khuếch tán, còn vận chuyển chủ động dựa vào hoạt động của protein màng hoặc sự biến dạng màng dưới tác động của ATP
- Vận chuyển thụ động đưa chất từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp còn vận chuyển chủ động chuyển chất từ nơi có nồng độ thấp tới nơi nồng độ cao.
9.
*) Cấu trúc :
- Lục lạp: Chứa sắc tố như diệp lục là chủ yếu ngoài ra còn có lạp thể caroten chứa sắc tố vàng.
- Có 2 lớp màng bao bọc, độ dày của 2 màng này khác nhau. Bên trong gồm 2 thành phần:
- Chất nền (Stroma): Không màu có chứa ADN và Ribôxôm.
- Hệ thống các túi dẹt
gọi là tilacoit.
+ Màng Tilacoit có chứa
chất diệp lục và enzim quang
hợp, chúng sắp xếp 1 cách trật tự tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hình cầu,
kích thước từ 10-20 nm gọi là đơn vị quang hợp.
+ Các Tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là Grana.
+ Grana nối với nhau bằng hệ thống màng.
*) Chức năng:
- Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học.
- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
- Trong lục lạp chứa ADN và Ribô xôm nên có khả năng tổng Prôtêin cần thiết cho mình.
10. – lizoxom là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. các enzim này phân giải nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. lizoxom tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. lizoxom được hình thành từ bộ máy gôngi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài.
– Trong tế bào, nếu lizoxomm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn các tế bào.
11. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Có kích thước lớn, có cấu tạo phức tạp.
-Gồm 3 thành phần chính
Màng sinh chất
Tế bào chất: phát triển, có màng bao bọc, chia tế bào thành các xoang riêng biệt,có nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau.
Nhân: hoàn chỉnh, có màng nhân, chứa nhiễm sắc thể gồm:ADN liên kết với Protêin.
*) chức năng : Thực hiện các hoạt động của cơ thể sống .
12. a. Cấu trúc màng sinh chất:
Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:
– Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.
– Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.
b. Chức năng màng sinh chất:
– Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.
– Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
– Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
13.
*) Cấu trúc :ATP là chất được cấu tạo gồm bazơ ađênin, đường ribozơ và 3 nhóm phôtphat.
ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào với ý nghĩa ATP được sử dụng hằng ngày như tiền tệ ,cụ thể nó cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
- ATP có chứa các liên kết cao năng và giàu năng lượng , ATP có năng lượng hoạt hóa thấp dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng.
14. Chuyển hoá vật chất gồm toàn bộ các phản ứng sinh hoá diễn ra trong một tế bào, phần lớn cần enzim xúc tác.
*) Đồng hóa là quá trình các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
- Là quá trình thu năng lượng .
- Quá trình đồng hóa cung cấp vật chất cho quá trình dị hóa sử dụng.
*) Dị hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn.
- Là quá trình giải phónh năng lượng.
- Quá trình dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa và mọi hoạt động sống khác.
15. Mỗi enzim chỉ xúc tác cho 1 phản ứng nhất định vì mỗi enzim có cấu trúc đặc hiệu ( trung tâm hoạt động đặc thù ) nên chỉ thích hợp cho việc xúc tác cho 1 số chất có cấu hình không gian khớp với vùng trung tâm hoạt động của nó .
16. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim : Nhiệt độ , pH , nồng độ cơ chât , nồng độ enzim ,chất ức chế enzim.











