Sử 7 Đề cương ôn tập Học kỳ 2 (tham khảo)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
*Nguyên nhân :
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập.
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều đoàn kết đánh giặc
- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
*Ý nghĩa lịch sử :
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
- Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
2. Tình hình kinh tế nước ta thời Lê Sơ?
* Nông nghiệp:
- Nhà Lê cho lính, kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
- Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ... - Thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.
-> nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
* Thủ công nghiệp, thương nghiệp:
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời. Công xưởng nhà nước (Cục bách tác) chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...
- Lập chợ mới, buôn bán với nước ngoài được phát triển…
3. Sự phát triển của giáo dục thời Lê Sơ
- Dựng lại Quốc Tử giám ở kinh thành Thăng Long, có nhiều trường công.
- Hàng năm mở khoa thi tuyển chọn quan lại. Đa số dân có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho.
- Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
4. Nguyên nhân nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển, Đàng trong phát triển?
* Đàng Ngoài:
- Do chiến tranh giữa các thế lực phong kiến, nhà nước không quan tâm đến thuỷ lợi, đê điều...
- Cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công, nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi...
* Đàng Trong:
- Diện tích không ngừng mở rộng do khai hoang, lập ấp... điều kiện tự nhiên thuận lợi...
5. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ?
- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây (A-lếc-xăng đơ Rốt) đã dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo.
- Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
6. Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
- Ở các địa phương, quan lại, cường hào bóc lột nhân dân thậm tệ, ăn chơi xa xỉ.
- Nông dân bị chiếm ruộng đất, chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận ngày càng dâng cao.
- Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền họ Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn
7. Đánh giá những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
- Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đất nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm và quân Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của ngoại xâm.
8. Hãy tóm tắt những việc làm chính của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước? Tác dụng?
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Kinh tế: Ban hành ''Chiếu khuyến nông”…, bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế...
- Văn hóa: Ban bố ''Chiếu lập học'', mở trường học, dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức.
- Quốc phòng: thi hành chế độ quân dịch, quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh; có chiến thuyền lớn...
- Ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết
*Tác dụng: góp phần ổn định trật tự xã hội, phát triển văn hoá và bảo vệ Tổ quốc.
9. Sự phát triển của văn học nước ta ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX?
- Văn học dân gian phát triển, hình thức phong phú : tục ngữ, ca dao, truyện thơ, tiếu lâm...
- Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.
- Nội dung: phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời; những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
- Một số tác giả và tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu...
10. Tình hình kinh tế của vùng đất Sài Gòn dưới triều Nguyễn?
- Nông nghiệp: ban hành chế độ đồn điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh, đắp đường…
- Thủ công nghiệp: có hơn 60 ngành thủ công, tổ chức theo từng xóm như xóm Chiếu, xóm Lò Gốm, xóm Lò Vôi…
- Thương nghiệp: phố sá ngang dọc, tàu bè ra vào buôn bán tấp nập.
- Công nghiệp: đúc súng, đóng tàu…
 
Top Bottom