Danh pháp các hợp chất hữu cơ: Hidrocacbon

N

nguyenanhtuan1110

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A. Hidrocacbon no mạch hở (Ankan)
I.Hidrocacbon no mạch hở không nhánh
Bốn chất đầu có tên là metan, etan, prophan và butan.
Tên của tất cả các đồng đẳng cao hơn đều được hình thành bằng cách tổ hợp tiền tố cơ bản về đội bội với hậu tố -an. Các tiền tố nói trên chỉ ra số lượng n nguyên tử C trong mạch còn hậu tố -an đặc trưng cho hidrocacbon no.
VD: C5H12 có tên là pent(a)+an =pentan.


Dưới đây là tên hệ thống của 1 số ankan mạch ko nhánh CnH2n+2:
n------------------Ankan
1------------------Metan
2--------------------Etan
3-----------------Propan
4-------------------Butan
5------------------Pentan
6------------------Hexan
7-----------------Heptan
8-------------------Octan
9------------------Nonan
10-----------------Decan
11-----------------Undecan
12----------------Dodecan
14---------------Tetradecan
16---------------Hexadecan
18---------------Octadecan
20-----------------Isosan
21--------------Henicosan
22---------------Docosan
30----------------Tricontan
31------------Henitricontan
33------------Tritriacontan
35-----------Pentatriacontan
40-------------Tetracontan
50-------------Pentacontan
60-------------Hexacontan
100---------------Hectan
101--------------Henhectan
102--------------Dohectan
132--------Dotriacontahectan
200----------------Đictan


II. Hidrocacbon no mạch nhánh
Theo danh pháp thay thế, phân tử an kan mạch nhánh được coi như cấu thành từ 1 mạch chính là Hidrua nền và các nhánh bên là những nhóm thế.

Tên của ankan= tên của các nhánh cùng với "locant"+ tên của hidrua nền
Các bước cần thực hiện:
1. Xác định hidrua nền (ở đây là mạch chính). Đó là mạch cacbon dài nhất; nếu có đồng thời một số mạch dài nhất mà bằng nhay thì chọn mạch có nhiều nhánh nhất, đặc biệt là có "locant" nhỏ nhất.
VD:
1
-----2-----3----4----5----6----7
<---------------------------------->
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH-CH3

-----------------------------|
----------------------------CH3
2. Đánh số (bằng chữ số Arập) các nguyên tử C trên mạch chính xuất phát từ đầu nào gần mạch nhánh để cho "locant" nhỏ nhất.
Nếu có nhiều cách mà theo cách đánh ố khác nhau dẫn tớ 2 bộ "locant" khác nhau thì so sánh 2 bộ đó theo từng cặp "locant", chọn bộ nào có locant nhỏ hơn trong lần gặp đầu tiên.
VD:
6
-----5---4----3---2---1
CH3-CH-CH2-CH-CH-CH3

------|---------|----|
------CH3-----CH3-CH3

Đúng: 2,3,5- trimetyl hexan
Sai: 2,4,5- trimetyl hexan
Lý do: 3<4

3. Xác định tên của các nhánh, sắp xếp theo trình tự chữ cái và chọn tiền tố về độ bội thích hợp nếu có >= 2 nhánh giống nhau
Các nhánh đơn giản được xếp theo trình tự chữ cái đầu của tên nhánh, ko dùng chữ cái đầu của tiền tố về độ bội mà ở đây các yếu tố cơ bản như đi-, tri- vvv
VD: Butyl -> Etyl -> Đimetyl -> propyl

Các nhánh phức tạp (có nhóm thế trong nhánh) cũng được xếp theo trình tự chữ cái đầu nhưng là tên hoàn chỉnh cho dù đó là chữ cái đầu của nhóm thế trong nhánh hay của tiền tố cơ bản về độ bội.
VD:
(1,2-Đimetylpentyl) -> Etyl ->Metyl -> (1-Metylbutyl) -> (2-Metylbutyl)

4. Thiết lập tên đầy đủ gồm các thành phần và tuân theo trình tự:
"Locant cho nhánh" (viết ngay trc tên nhánh) + "tiền tố độ bội"(nếu có)+ "Tên của nhánh" + "Tên hidrua nền" (tiền tố cơ bản + hậu tố -an)
VD:
CH3-CH2-CH(CH3)-CH(C2H5)-CH2-CH3 : 3-Etyl-4-metyl hexan


III. Nhóm hay gốc hidrocacbon no
<ở đây chỉ xét nhóm (gốc) hidrocacbon no hóa trị 1, ai muốn tìm hiểu về gốc hóa trị 2 hay 3 thì cứ post yêu cầu rồi mình post phần ấy sau.>
Các nhóm hóa trị 1 được hình thành bằng cách loại bớt một nguyên tử H ra khỏi phân tử ankan và được gọi chung là ankyl. Có 2 cách gọi tên:
a/ Đổi hậu tố -an của ankan thành -yl. Khi trong nhóm có mạch nhánh thì chọn mạch dài nhất kể từ nguyên tử C mang hóa trị tự do (được đánh số 1) làm mạch chính rồi họi tên nhóm theo danh pháp thay thế.

b/thêm hậu tố -yl vào tên của ankan kèm theo "locant: cho hóa trị tự do. Đánh số mạch cacbon sao cho "locant" đó có giá trị tối thiểu.
VD:
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (pentan)

CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-
a/pentyl

b/pentan-1-yl

CH3-CH2-CH2-CH(CH3)-
a/1-Metylbutyl

b/Pentan-2-yl

Cách gọi tên thứ 2 (kiểu b) thường được dùng cho các nhóm mà cấu tạo phức tạp (chứa nhiều liên kết kép, nhiều vòng,...) và các nhóm đa hóa trị
 
N

nguyenanhtuan1110

B. Hidrocacbon không no mạch hở (Anken, Ankin)
.Hidrocacbon không no
1. Hidrocacbon không no có một hay nhiều liên kết đôi
Tên của hidrocacbon chứa 1,2,3 ... nối đôi xuất phát từ tên của ankan tương ứng chỉ thay đổi hậu tố -an bằng -en (một nối đôi), -ađien (hai nối đôi), -atrien (ba nối đôi) .... kèm theo "locant" chỉ vị trí của từng liên kết đôi đó. Mạch chính của hidrocacbon là mạch chứa nhiều nối đôi nhất , được đánh số từ đầu nào có thể cho "locant" nhỏ nhất, trước hết là cho nối đôi.
VD:
CH3-CH2-CH2-C(C2H5)=CH2 : 2-Etyl pent-1-en

(CH3)3c-CH2-CH2-CH=CH2 : 5,5-Đimetyl hex-1-en

2.Hidrocacbon có một hay nhiều liên kết ba
Tên của hidrocacbon chứa một, hai, ba ... liên kết ba cũng xuất phát từ tên của hidrocacbon no tương ứng chỉ đổi hậu tố -an thành -in (một nối ba), -ađiin (hai nối ba), -atriin (ba nối ba), ...
Cách chọn mạch chính, cách đánh số mạch C và cách gọi tên nói chung cũng tương tự như các hợp chất chứa nối đôi.
Thí dụ:
CH3-CH(CH3)-CH2-CH(C2H5)-C=-CH: 3-Etyl-5-metyl hex-1-in


3.Hidrocacbon có chứa đồng thời nối đôi và nối ba:
Tên của các Hidrocacbon loại này có các đuôi -enin (chứa 1 nối đôi và 1 nối ba), -ađienin (hai nối đôi và một nối ba), -enđiin (một nối đôi, hai nối ba) ..v.v..
Mạch cacbon được đánh số sao cho các "locant" của nối đôi và nối ba là thấp nhất. Khi có sự chọn lựa thì ưu tiên để cho nối đôi có "locant" nhỏ

Thí dụ:
CH=-C-CH=CH2: Buten-1-in-3
 
  • Like
Reactions: drphu12
L

lamuramses_master

Thấy có nhiều đồng chí yêu cầu hướng dẫn về Danh pháp Hiđrocacbon quá nhỉ !
Để tạo cơ sở cho các đồng chí, hôm nay anh sẽ up cái phần Danh pháp Ankan theo chương trình Hóa học THPT Mở rộng lên . Các đồng chí cứ gọi tên Ankan cho quen rồi sau đó tự học các phần kia nhé . Thân ! :)
screenhunter001wx2.jpg

screenhunter002ak3.jpg

screenhunter003ue7hk3.jpg

Phần đọc tên cả các mạch phân nhánh hơn nữa thì các đồng chí tự suy luận ra nhé ( hoặc tham khảo thêm bài của Tuấn Anh ở trên nữa ) ... Anh lười type tiếp lắm =))
 
C

cuncoi123

anh ơi, em ko hiểu lắm về cách đọc của cái công thức cuối cùng: 3-(n-propyl)-5-metylnonan. anh có thể giải thích kĩ cho em đc ko ạ. Em đọc là 6-metyl-4-propylnonan thì có đúng ko ạ.
 
L

lamuramses_master

cuncoi123 said:
anh ơi, em ko hiểu lắm về cách đọc của cái công thức cuối cùng: 3-(n-propyl)-5-metylnonan. anh có thể giải thích kĩ cho em đc ko ạ. Em đọc là 6-metyl-4-propylnonan thì có đúng ko ạ.
Sorry em. Cái đó anh type sai rồi ^^ . Sửa lại nhé : 4 - metyl - 6 - (n-propyl)nonan :D
 
V

vuontoiuocmo

lamuramses_master said:
cuncoi123 said:
anh ơi, em ko hiểu lắm về cách đọc của cái công thức cuối cùng: 3-(n-propyl)-5-metylnonan. anh có thể giải thích kĩ cho em đc ko ạ. Em đọc là 6-metyl-4-propylnonan thì có đúng ko ạ.
Sorry em. Cái đó anh type sai rồi ^^ . Sửa lại nhé : 4 - metyl - 6 - (n-propyl)nonan :D
mình cũng đọc là 6-metyl-4-prorylnonan , như thế có đúng không bạn?
do cách đánh số mạch cacbon chính của mình ngược với cách đánh số mạch cacbon chính trong cách đọc 4-metyl-6-(n-propyl)nonan.
 
S

saobanglanhgia

vuontoiuocmo said:
lamuramses_master said:
cuncoi123 said:
anh ơi, em ko hiểu lắm về cách đọc của cái công thức cuối cùng: 3-(n-propyl)-5-metylnonan. anh có thể giải thích kĩ cho em đc ko ạ. Em đọc là 6-metyl-4-propylnonan thì có đúng ko ạ.
Sorry em. Cái đó anh type sai rồi ^^ . Sửa lại nhé : 4 - metyl - 6 - (n-propyl)nonan :D
mình cũng đọc là 6-metyl-4-prorylnonan , như thế có đúng không bạn?
do cách đánh số mạch cacbon chính của mình ngược với cách đánh số mạch cacbon chính trong cách đọc 4-metyl-6-(n-propyl)nonan.
Do 2 cách đánh số đều cho ra tổng các locant giống nhau nên sẽ ưu tiên đánh số từ đầu gần nhóm methyl hơn, do m đứng trước p trong hệ chữ cái abc.
đọc 4 - metyl - 6 - (n-propyl)nonan mới là đúng
 
T

thuydung10293

Thấy có nhiều đồng chí yêu cầu hướng dẫn về Danh pháp Hiđrocacbon quá nhỉ !
Để tạo cơ sở cho các đồng chí, hôm nay anh sẽ up cái phần Danh pháp Ankan theo chương trình Hóa học THPT Mở rộng lên . Các đồng chí cứ gọi tên Ankan cho quen rồi sau đó tự học các phần kia nhé . Thân ! :)
screenhunter001wx2.jpg

screenhunter002ak3.jpg

screenhunter003ue7hk3.jpg

Phần đọc tên cả các mạch phân nhánh hơn nữa thì các đồng chí tự suy luận ra nhé ( hoặc tham khảo thêm bài của Tuấn Anh ở trên nữa ) ... Anh lười type tiếp lắm =))
sao khó hieu phần đánh số và đọc tên quá. anh làm ơn chỉ em lại chút nữa đi
 
Last edited by a moderator:
G

gororo

Thôi nói thế này vậy: đối với ankan toàn nối đơn, muốn đọc tên ta phải:
-Tìm mạch có nhiều C nhất (ưu tiên hơn mạch có nhiều nhánh nhất)
-Nếu có nhiều cách đánh chỉ số nhánh thì ưu tiên cho cái nào có tổng chỉ số nhánh bé nhất.
-Sau cùng mới xét đến sự phân nhánh ở đâu sớm hơn.
Bạn đã hiểu chưa?
 
F

firery

Đối với AKAN KHÔNG PHÂN NHÁNH : Tên mạch chính + an
Đối với AKAN MẠCH PHÂN NHÁNH : Số chỉ vị trí - Tên nhánh + Tên mạch chính + an

Trong đó: Mạch chính: Là mạch dài nhất (tức là có nhiều C nhất) và có nhiều nhánh nhất
Đánh số C trên mạch chính bắt đầu từ vị trí phân nhánh sớm nhất
Gọi tên mạch nhánh theo thứ tự trong bảng chữ cái ABC
Tên nhánh: CH3: metyl, C2H5: etyl, C3H7: propyl
 
N

ntb381

còn xiclokan và vài thứ khác nữa post cho đầy đủ đi bạn, dù mún dù ko cũng phải học hết à.........
 
S

shin1995

ở trang bên đã nói rất chi là chi tiết rùi.

có gốc CH3 ở mạch nhánh, nếu có 2 gốc CH3 thì là " đi '', 3 gốc là " tri " còn số thứ tự thì tùy vào mạch và cách đếm của mình.

Theo mình la zậy đó!
Thế cho mình hỏi cách đọc gốc chức là như thế nào đc không cái đó củng đánh số rồi cuối cùng là " ol , on, oic " gì đó chả hiều
 
G

girlbuon10594

Thế cho mình hỏi cách đọc gốc chức là như thế nào đc không cái đó củng đánh số rồi cuối cùng là " ol , on, oic " gì đó chả hiều


Cái này thì tùy chứ

- Ancol: Có đuôi ol

- Xeton: Có đuôi on

~~> Hai trường hợp này là hay bị nhầm, tuy đọc giống nhau, nhưng bản chất thì khác nhau ( Nhất là những nơi nào mà tiếng bị phương bị "ngọng" ở chữ "l và n" là hay bị nhầm )

- Axit: Cái này thì nên học thuộc các axit tên riêng + tên thường, vì sau lớp 12 học phần amino axit cần phải sử dụng nhiều
 
H

hardyboywwe

Cái này thì tùy chứ

- Ancol: Có đuôi ol

- Xeton: Có đuôi on

~~> Hai trường hợp này là hay bị nhầm, tuy đọc giống nhau, nhưng bản chất thì khác nhau ( Nhất là những nơi nào mà tiếng bị phương bị "ngọng" ở chữ "l và n" là hay bị nhầm )

- Axit: Cái này thì nên học thuộc các axit tên riêng + tên thường, vì sau lớp 12 học phần amino axit cần phải sử dụng nhiều


Nói thêm một chút về danh pháp IUPAC của acid
Tên của acid cacboxylic mạch hở không quá 2 nhóm carboxyl được cấu tạo bằng cách đặt từ acid trước tên của hidrocarbon tương ứng theo mạch chính(mạch chính bắt đầu từ nguyên tử C của nhóm -COOH) rồi thêm vào đó đuôi -oic
 
K

kiuc1ngaymua

Có thể đọc tên nhóm thế theo thứ tự từ nhóm nhỏ đến nhóm lớn (nhóm nhỏ đọc trước,
nhóm lớn đọc sau, như nhóm metyl (CH3−, nhỏ), đọc trước, nhóm etyl (CH3-CH2−, lớn),
đọc sau; hoặc theo thứ tự vần a, b, c (vần a đọc trước, vần b đọc sau, như nhóm etyl đọc
trước, nhóm metyl đọc sau). Tuy đọc nhóm trước sau khác nhau nhưng sẽ viết ra cùng
một CTCT nên chấp nhận được.
.
Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.
--- Yêu mọi người, tin vài người và không xúc phạm đến ai.---
 
Top Bottom