Vật lí Cùng ôn thi vào 10 chuyên lý

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Có vẻ như các bài tập đó không làm khó được các bạn nhỉ. mình xin thêm 2 câu có độ khó cao hơn 1 chút nha
Câu 1: một chiếc xe tải chở một thùng hàng dạng hình hộp chữ nhật . xe đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì bị một viên đạn bắn xuyên qua thùng hàng theo phương vuông góc với phương chuyển động của chiếc xe . xác định vận tốc viên đạn biết khoảng cách giữa hai mặt thùng có lỗ đạn xuyên qua cách nhau 2 mét và hai vết đạn cách nhau 5 cm tính theo phương chuyển động .
Câu 2:
Một người đứng quan sát chuyển động của đám mây đen từ một khoảng cách an toàn. Từ lúc người đó nhìn thấy tia chớp đầu tiên phát ra từ đám mây, phải sau thời gian t1 = 20s mới nghe thấy tiếng sấm tương ứng của nó. Tia chớp thứ hai xuất hiện sau tia chớp thứ nhất khoảng thời gian T1 = 3 phút và sau khoảng thời gian t2 = 5s kể từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ hai mới nghe thấy tiếng sấm của nó. Tia chớp thứ ba xuất hiện sau tia chớp thứ hai khoảng thời gian T2 = 4 phút và sau khoảng thời gian t3 = 30s kể từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ ba mới nghe thấy tiếng sấm của nó. Cho rằng đám mây đen chuyển động không đổi chiều trên một đường thẳng nằm ngang, với vận tốc không đổi. Biết vận tốc âm thanh trong không khí là u = 330m/s; vận tốc ánh sáng là c = 3.108m/s. Tính khoảng cách ngắn nhất từ đám mây đen đến người quan sát và vận tốc của đám mây đen.
 

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Tuy không phải là admin nhưng mình xin đưa ra 1 số đề để các bạn làm
1)Một người đứng cách con đường khoảng 50m, ở trên đường có 1 ô tô đang tiến lại vs vận tốc 10m/s. khi người ấy thấy ô tô còn cách mình 130m thì bắt đầu đi ra theo hướng vuông góc với mặt đường để đón ô tô.
a.Hỏi người ấy phải đi với vận tốc bao nhiêu để có thể gặp được ô tô
b. Tìm vận tốc nhỏ nhất mà người đó chạy để có thể gặp ô tô tại 1 điểm trên đường
2)Một thuyền chuyển động ngược dòng làm rơi 1 phao, Do ko phát hiện kịp nêm sau đó 30ph, thuyền mới quay lại gặp phao cách chỗ rơi 5km. Tìm vận tốc dòng nước
2,
Gọi vận tốc thuyền là x
Vận tốc dòng nước là y
Thời gian phao trồi từ chỗ rơi đến điểm thuyền gặp phao là t(x,y,t khác 0)
S là điểm phao rơi
A là điểm phát hiện phao rơi
B là điểm thuyền gặp phao
Untitled1.png
Suy ra 0,5(x-y)+ty=(t-0,5)(x+y)
<=>0,5x-0,5y+ty=tx+ty-0,5x-0,5y
<=>x=tx
t=1
Mặt khác:thuyền quay lại gặp phao cách chỗ rơi 5km
=>ty=5
=>y=5
Vậy ...
1,


a
,Gọi AB là kc từ người đến mặt đường
AC là kc từ xe đến người
BC là kc từ ô tô đến điểm gặp
Áp dụng định lý Py-ta go
BC^2=AC^2-AB^2
=>BC^2=130^2-50^2=14400=120^2
=>BC=120
Thời gian xe đến điểm gặp từ C là:
t=120/10=12(s)
Vận tốc để người đó gặp được ô tô là:
v=50/12=25/6(m/s)
b,
Gọi N là điểm mà người đó và ô tô gặp nhau( với v của người đó nhỏ nhất)
Gọi BN=x=>AN=[tex]\sqrt{50^2+x^2}[/tex]
Ta có:
sin NAC/sinNCA=CN/AN=10t/vt=10/v
v min <=>NAC=90 độ =>sinNAC=1
=>CN/AN=10t/vt=13/5
v=3,85(m/s)
Vậy:
 

Đặng Quốc Khánh 10CA1

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng tám 2018
1,120
1,467
191
19
Hải Dương
THCS Phan Bội Châu
Một người đi từ làng A đến làng B theo cách cách:
Đi ngựa vt là v1 (nghỉ ở C 30ph r đi tiếp)
Đi bộ với vt v2. Khởi hành cùng 1 ng khác đi xe ngựa thi khi ngựa đến B người đó cách B 1km
Đi bộ, khởi hành cùng lúc vs xe ngựa. khi ngựa đến C người đó mới đi đc 4km, đến C cùng lúc với ngựa và lên ngựa về B
Đi ngụa từ A.Đến trạm nghỉ chạy về B luôn, đén trc ngựa 15 ph.
Tìm sAB, sAC,v1,v2, tg đi AB bằng ngựa
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Một người đi từ làng A đến làng B theo cách cách:
Đi ngựa vt là v1 (nghỉ ở C 30ph r đi tiếp)
Đi bộ với vt v2. Khởi hành cùng 1 ng khác đi xe ngựa thi khi ngựa đến B người đó cách B 1km
Đi bộ, khởi hành cùng lúc vs xe ngựa. khi ngựa đến C người đó mới đi đc 4km, đến C cùng lúc với ngựa và lên ngựa về B
Đi ngụa từ A.Đến trạm nghỉ chạy về B luôn, đén trc ngựa 15 ph.
Tìm sAB, sAC,v1,v2, tg đi AB bằng ngựa
thế cái nào là ngựa cho đi cái nào là ngựa đua >.<
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Có vẻ như các bài tập đó không làm khó được các bạn nhỉ. mình xin thêm 2 câu có độ khó cao hơn 1 chút nha
Câu 1: một chiếc xe tải chở một thùng hàng dạng hình hộp chữ nhật . xe đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì bị một viên đạn bắn xuyên qua thùng hàng theo phương vuông góc với phương chuyển động của chiếc xe . xác định vận tốc viên đạn biết khoảng cách giữa hai mặt thùng có lỗ đạn xuyên qua cách nhau 2 mét và hai vết đạn cách nhau 5 cm tính theo phương chuyển động .
Câu 2:
Một người đứng quan sát chuyển động của đám mây đen từ một khoảng cách an toàn. Từ lúc người đó nhìn thấy tia chớp đầu tiên phát ra từ đám mây, phải sau thời gian t1 = 20s mới nghe thấy tiếng sấm tương ứng của nó. Tia chớp thứ hai xuất hiện sau tia chớp thứ nhất khoảng thời gian T1 = 3 phút và sau khoảng thời gian t2 = 5s kể từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ hai mới nghe thấy tiếng sấm của nó. Tia chớp thứ ba xuất hiện sau tia chớp thứ hai khoảng thời gian T2 = 4 phút và sau khoảng thời gian t3 = 30s kể từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ ba mới nghe thấy tiếng sấm của nó. Cho rằng đám mây đen chuyển động không đổi chiều trên một đường thẳng nằm ngang, với vận tốc không đổi. Biết vận tốc âm thanh trong không khí là u = 330m/s; vận tốc ánh sáng là c = 3.108m/s. Tính khoảng cách ngắn nhất từ đám mây đen đến người quan sát và vận tốc của đám mây đen.
hai câu này đọc qua có vẻ khó nhưng lại cực kỳ dễ nè...các bạn làm thử xem sao
@Minh Dora @Kawaii Nezumi @bé nương nương @hophuonganh0207 @Angeliaa
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Một người đi từ làng A đến làng B theo cách cách:
Đi ngựa vt là v1 (nghỉ ở C 30ph r đi tiếp)
Đi bộ với vt v2. Khởi hành cùng 1 ng khác đi xe ngựa thi khi ngựa đến B người đó cách B 1km
Đi bộ, khởi hành cùng lúc vs xe ngựa. khi ngựa đến C người đó mới đi đc 4km, đến C cùng lúc với ngựa và lên ngựa về B
Đi ngụa từ A.Đến trạm nghỉ chạy về B luôn, đén trc ngựa 15 ph.
Tìm sAB, sAC,v1,v2, tg đi AB bằng ngựa
đề khó hiểu quá nè....cho luôn cái đề gốc được không e
 

hophuonganh0207

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng mười hai 2017
85
43
61
Nghệ An
THCS Kim Liên
đề khó hiểu quá nè....cho luôn cái đề gốc được không e
Hình như nguyên đề của nó là thế này a ạ:
Một người có thể đi từ làng A đến làng B( chỉ có 1 con đường) theo các cách:
- Đi xe ngựa. Trên đường có 1 trạm nghỉ C, các chuyến xe ngựa đi qua đều nghỉ ở đây 30p
- Đi bộ. Nếu cùng khởi hành 1 lúc với xe ngựa thì khi xe ngựa tới B, người này còn cách B 1 khoảng 1km
- Đi bộ, khởi hành cùng lúc với xe ngựa. Khi xe ngựa tới trạm nghỉ C thì người này mới đi được 4km nhưng vì xe ngựa nghỉ 30p nên người này đến kịp lúc xe chuyển bánh và lên xe đi về B
- Đi xe ngựa từ A. Nhưng khi đến trạm nghỉ thì người này xuống xe và đi bộ về B và đến B trước xe ngựa 15p
Tìm đoạn đường AB, vị trí trạm nghỉ, vận tốc của xe ngựa và người, thời gian đi từ A đến B bằng xe ngựa
Đúng không nhỉ @Kawaii Nezumi
 

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Một người đi từ làng A đến làng B theo cách cách:
Đi ngựa vt là v1 (nghỉ ở C 30ph r đi tiếp)
Đi bộ với vt v2. Khởi hành cùng 1 ng khác đi xe ngựa thi khi ngựa đến B người đó cách B 1km
Đi bộ, khởi hành cùng lúc vs xe ngựa. khi ngựa đến C người đó mới đi đc 4km, đến C cùng lúc với ngựa và lên ngựa về B
Đi ngụa từ A.Đến trạm nghỉ chạy về B luôn, đén trc ngựa 15 ph.
Tìm sAB, sAC,v1,v2, tg đi AB bằng ngựa
Sử dụng pp đồ thị:
Untitled2.png
Cách 1 đi ngựa theo đồ thị là đường ADET
Cách 2 đi bộ là AEN
Cách 3 là AET
Cách 4 là:ADN1
Ta có: AD//ET;DN1//EN
Ta có:DE=0,5h =>NN1=0,5h
TF=1km=>BK=1km
Vì N1T=15p'=0,25h=>TN=0,25h
V1= 1/0,25=4(km/h)
Ở lần 3, ngựa đến D thì người đến M và đi dc AP=4km => tg ngựa đi từ A-> C= tg người đi từ A->P=4/4=1(h)
DE=tg ngựa nghỉ=0,5h
PC=0,5.4=2km
AC=AP+PC=6km
v2=6/1=6(km/h)
Ở lần 4 thì CB=4t=6(t-0,25)
=>t=0,75(h)= tg ngừơi đi bộ đi hết CB
QĐ CB=0,75.4=3(km)
AB=AC+CB=9km
Thời gian người đó đi theo cách 1 (đi ngựa) là 1+0,5+(0,75-0,25)=2h
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Sử dụng pp đồ thị:
View attachment 106177
Cách 1 đi ngựa theo đồ thị là đường ADET
Cách 2 đi bộ là AEN
Cách 3 là AET
Cách 4 là:ADN1
Ta có: AD//ET;DN1//EN
Ta có:DE=0,5h =>NN1=0,5h
TF=1km=>BK=1km
Vì N1T=15p'=0,25h=>TN=0,25h
V1= 1/0,25=4(km/h)
Ở lần 3, ngựa đến D thì người đến M và đi dc AP=4km => tg ngựa đi từ A-> C= tg người đi từ A->P=4/4=1(h)
DE=tg ngựa nghỉ=0,5h
PC=0,5.4=2km
AC=AP+PC=6km
v2=6/1=6(km/h)
Ở lần 4 thì CB=4t=6(t-0,25)
=>t=0,75(h)= tg ngừơi đi bộ đi hết CB
QĐ CB=0,75.4=3(km)
AB=AC+CB=9km
Thời gian người đó đi theo cách 1 (đi ngựa) là 1+0,5+(0,75-0,25)=2h
đồ thị là một phương pháp hay, bài này giải theo cách lập phương trình thì hơi dài nhỉ
 

Đặng Quốc Khánh 10CA1

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng tám 2018
1,120
1,467
191
19
Hải Dương
THCS Phan Bội Châu

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Có vẻ như các bài tập đó không làm khó được các bạn nhỉ. mình xin thêm 2 câu có độ khó cao hơn 1 chút nha
Câu 1: một chiếc xe tải chở một thùng hàng dạng hình hộp chữ nhật . xe đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì bị một viên đạn bắn xuyên qua thùng hàng theo phương vuông góc với phương chuyển động của chiếc xe . xác định vận tốc viên đạn biết khoảng cách giữa hai mặt thùng có lỗ đạn xuyên qua cách nhau 2 mét và hai vết đạn cách nhau 5 cm tính theo phương chuyển động .
Câu 2:
Một người đứng quan sát chuyển động của đám mây đen từ một khoảng cách an toàn. Từ lúc người đó nhìn thấy tia chớp đầu tiên phát ra từ đám mây, phải sau thời gian t1 = 20s mới nghe thấy tiếng sấm tương ứng của nó. Tia chớp thứ hai xuất hiện sau tia chớp thứ nhất khoảng thời gian T1 = 3 phút và sau khoảng thời gian t2 = 5s kể từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ hai mới nghe thấy tiếng sấm của nó. Tia chớp thứ ba xuất hiện sau tia chớp thứ hai khoảng thời gian T2 = 4 phút và sau khoảng thời gian t3 = 30s kể từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ ba mới nghe thấy tiếng sấm của nó. Cho rằng đám mây đen chuyển động không đổi chiều trên một đường thẳng nằm ngang, với vận tốc không đổi. Biết vận tốc âm thanh trong không khí là u = 330m/s; vận tốc ánh sáng là c = 3.108m/s. Tính khoảng cách ngắn nhất từ đám mây đen đến người quan sát và vận tốc của đám mây đen.
1,
Gọi S1 là khoảng cách giữa hai mặt thùng có lỗ đạn xuyên qua
S2 là Khoảng cách giữa 2 vết đạn
Thời gian xe di chuyển trong quãng đường S2 là:
t=S1/v=0,05/15=1/300(s)
Đó là tg viên đạn chuyển động hết kc giữa 2 thành toa xe
=>v viên đạn =S2/t=2/(1/300)=600(m/s)
2,
Untitled.png
Gọi H là vị trí đám mây gần với người quan sát nhất
A,B,C là vị trí đám mây phát ra tia chớp
D là vị trí người quan sát
S1 S2 S3 là đường đi của âm thanh và ánh sáng
Ta có:
S1/c+20=S1/u
S2/c+5=S2/u
S3/c+30=S3/u
=>S1=7384
S2=1846
S3=11076
Đặt S2=x=>S1=4x;S3=6x
DH=h;AH=t, v đám mây =v
AB=vT1=180v
AC=v(T1+T2)=420v
Ta có:
S1^2=16x^2=h^2+t^2(1)
S2^2=x^2=h^2+(180v-t)^2(2)
S3^2=36x^2=h^2+(420v-t)^2(3)
Giải hpt(1),(2),(3): ta dc v=38,54(m/s)
h=1564(m)
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
1,
Gọi S1 là khoảng cách giữa hai mặt thùng có lỗ đạn xuyên qua
S2 là Khoảng cách giữa 2 vết đạn
Thời gian xe di chuyển trong quãng đường S2 là:
t=S1/v=0,05/15=1/300(s)
Đó là tg viên đạn chuyển động hết kc giữa 2 thành toa xe
=>v viên đạn =S2/t=2/(1/300)=600(m/s)
2,
View attachment 106283
Gọi H là vị trí đám mây gần với người quan sát nhất
A,B,C là vị trí đám mây phát ra tia chớp
D là vị trí người quan sát
S1 S2 S3 là đường đi của âm thanh và ánh sáng
Ta có:
S1/c+20=S1/u
S2/c+5=S2/u
S3/c+30=S3/u
=>S1=7384
S2=1846
S3=11076
Đặt S2=x=>S1=4x;S3=6x
DH=h;AH=t, v đám mây =v
AB=vT1=180v
AC=v(T1+T2)=420v
Ta có:
S1^2=16x^2=h^2+t^2(1)
S2^2=x^2=h^2+(180v-t)^2(2)
S3^2=36x^2=h^2+(420v-t)^2(3)
Giải hpt(1),(2),(3): ta dc v=38,54(m/s)
h=1564(m)
chính xác rồi nha, nhìn đề thì có vẻ phức tạp nhưng mà giải thì cực kỳ dễ luôn.
Mà câu 2 còn cách giải nào ngắn hơn không nhỉ, vẫn thấy nó dài dài
 

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Một vài bài tập sử dụng pp đồ thị cho mọi người tham khảo:
Câu 1:Một nhóm 10 người đi làm ở 1 một nơi cách nhà 15km. Họ có 1 xe máy chở được 3 người (tính cả người lái). Họ từ nhà ra đi một lúc, 3 người đi xe máy đến nơi làm việc thì 2 người ở lại, người lái xe máy trở về đón những người khác. Cứ thế cho đến khi tất cả đến nơi. Coi chuyển động là đều nhau. V người đi bộ=v1=6km/h. V xe máy=v2=36km/h. Tính:
a, quãng đường đi bộ của người đi bộ nhiều nhất
b,Tổng quãng đường của xe máy
Câu 2:2 bến sông cách nhau 40km theo đường thẳng, có một đoàn ghe máy phục vụ khách. V xuôi dòng từ A->B là 20km/h, V ngược dòng từ B-->A là 10km/h. Ở mỗi bến cứ sau 20p' có 1 ghe xuất phát. Khi tới bến nghỉ 20p' rồi về
a,Cần bao nhiêu ghe cho đoạn sông
b,1 ghe đi từ A->B gặp bao nhiêu ghe khác. Tương tự với ghe từ B-->A
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Chúng ta sẽ tiếp tục với phần nhiệt học nha
Bắt đầu với mấy bài dễ dễ trước ha :D

1) Có một số chai nước hoàn toàn giống nhau đều đang ở [tex]t_{x}[/tex] . Người ta thả từng chai vào một bình chứa nước,sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra và thả chai khác vào.Nhiệt độ nước ban đầu trong bình là [tex]t_0 = 36^oC[/tex] ,chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ [tex]t_1 = 33^oC[/tex] ,chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ [tex]t_2 = 30,5^oC[/tex] .Bỏ qua hao phí nhiệt.
a,Tính [tex]t_x[/tex]
b,Đến chai thứ mấy thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn [tex]26^oC[/tex]

2) Một thỏi hợp kim chì,kẽm có khối lượng 1kg ở nhiệt độ [tex]125^oC[/tex] được thả vào nhiệt lượng kế có khối lượng 1,6kg có nhiệt dung riêng 250J/kg.K chứa 1kg nước ở [tex]20^oC[/tex] .Nhiệt độ khi cân bằng là [tex]25^oC[/tex] .Xác định khối lượng chì,kẽm chiếm bao nhiêu phần trăm trong hợp kim.Biết rằng nhiệt dung riêng của chì,kẽm ,nước lần lượt là : 130J/kg.K ; 400J/kg.K ;4200J/kg.K.Bỏ qua mọi hao phí.

3) Trong ba bình cách nhiệt giống nhau đều chứa lượng dầu như nhau ở nhiệt độ của phòng. Đốt nóng một hình trụ kim loại rồi thả vào bình thứ nhất. Sau khi bình thứ nhất thiết lập cân bằng nhiệt, ta nhấc khối kim loại cho sang bình thứ hai. Sau khi bình thứ hai thiết lập cân bằng nhiệt, ta nhấc khối kim loại cho sang bình thứ ba. Nhiệt độ của dầu trong bình thứ ba tăng bao nhiêu nếu dầu trong bình thứ hai tăng [tex]5^oC[/tex] và trong bình thứ nhất tăng [tex]20^oC[/tex]
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Hôm nay tiếp tục với vài bài nữa nha

1) Trong một bình nhiệt lượng kế có chứa nước đá nhiệt độ [tex]t_1 = -5^oC[/tex] . Người ta đổ vào bình một lượng nước có khối lượng [tex]m = 0,5kg[/tex] ở nhiệt độ [tex]t_2 = 80^oC[/tex] . Sau khi cân bằng nhiệt thể tích của chất chứa trong bình là: [tex]V = 1,2l[/tex] . Tìm khối lượng của chất chứa trong bình. Biết khối lượng riêng của nước và nước đá là: [tex]D_n = 1000kg/m^3[/tex] và [tex]D_d = 900kg/m^3[/tex] , nhiệt dung riêng của nước và nước đá là: [tex]4200J/kg.K, 2100J/kg.K[/tex] . Nhiệt nóng chảy của nước đá là: [tex]340000J/kg[/tex] .

2) Trong một xi lanh thẳng đứng dưới một pít tông rất nhẹ tiết diện [tex]S = 100cm^2[/tex] có chứa [tex]M = 1kg[/tex] nước ở [tex]0^oC[/tex] . Dưới xi lanh có một thiết bị đun công suất [tex]P = 500W[/tex] . Sau bao lâu kể từ lúc bật thiết bị đun pít tông sẽ được nâng lên thêm [tex]h = 1m[/tex] so với độ cao ban đầu? Coi chuyển động của pít tông khi lên cao là đều , hãy ước lượng vận tốc của pít tông khi đó. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là [tex]4200J/ kg K[/tex] ,nhiệt hoá hơi của nước là [tex]2,25.106 J/kg[/tex] , khối lượng riêng của hơi nước ở nhiệt độ [tex]100^oC[/tex] và áp suất khí quyển là [tex]0,6kg/m^3[/tex] . Bỏ qua sự mất mát nhiệt bởi xi lanh và môi trường.

3) Một bình cách nhiệt chứa đầy nước ở nhiệt độ [tex]t_0 = 20^oC[/tex] . Người ta thả vào bình một hòn bi nhôm ở nhiệt độ [tex]t = 100^oC[/tex] , sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là [tex]t_1 = 30,3^oC[/tex] . Người ta lại thả hòn bi thứ hai giống hệt hòn bi trên thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là [tex]t_2 = 42,6^oC[/tex]. Xác định nhiệt dung riêng của nhôm. Biết khối lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là [tex]1000kg/m^3[/tex] và [tex]2700kg/m^3[/tex] , nhiệt dung riêng của nước là [tex]4200J/kgK[/tex] .

Cùng nhau giải thử xem sao nè các bạn
@Kawaii Nezumi @bé nương nương @hophuonganh0207 @Trương Văn Trường Vũ @Minh Dora @Angeliaa
 
  • Like
Reactions: Thủy Ling

hophuonganh0207

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng mười hai 2017
85
43
61
Nghệ An
THCS Kim Liên
Chúng ta sẽ tiếp tục với phần nhiệt học nha
Bắt đầu với mấy bài dễ dễ trước ha :D

1) Có một số chai nước hoàn toàn giống nhau đều đang ở [tex]t_{x}[/tex] . Người ta thả từng chai vào một bình chứa nước,sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra và thả chai khác vào.Nhiệt độ nước ban đầu trong bình là [tex]t_0 = 36^oC[/tex] ,chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ [tex]t_1 = 33^oC[/tex] ,chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ [tex]t_2 = 30,5^oC[/tex] .Bỏ qua hao phí nhiệt.
a,Tính [tex]t_x[/tex]
b,Đến chai thứ mấy thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn [tex]26^oC[/tex]
1, Gọi m là khối lượng nước của mỗi chai, M là khối lượng nước trong bình, c là NDR của nước.
Khi lấy chai nước thứ nhất ra, nhiệt độ cân bằng là t, ta có:
mc(t - tx)= Mc( t0- t)
hay m(t-tx)= M(t0-t) (1)
Khi lấy chai nước thứ 2 ra, nhiệt độ cân bằng là t', ta có:
mc( t' -tx)=Mc( t-t')
hay m(t' - tx)= M(t-t') (2)
Từ (1) và (2) ta có: [tex]\frac{30 - tx}{30.5 - tx} = \frac{3}{2,5} =1,2[/tex]
=> tx= 18 độ C
b, từ (2) ta có M/m= 5
Vậy đến chai thứ n thì [tex]t_{n} = \frac{5}{6} . t_{n-1} +3[/tex]
Thử chọn được t4= 26, 68 độ C; t5= 25, 23 độ C
=> từ chai thứ 5 thì nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn 26 độ C
 
  • Like
Reactions: Thủy Ling

hophuonganh0207

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng mười hai 2017
85
43
61
Nghệ An
THCS Kim Liên
2) Một thỏi hợp kim chì,kẽm có khối lượng 1kg ở nhiệt độ [tex]125^oC[/tex] được thả vào nhiệt lượng kế có khối lượng 1,6kg có nhiệt dung riêng 250J/kg.K chứa 1kg nước ở [tex]20^oC[/tex] .Nhiệt độ khi cân bằng là [tex]25^oC[/tex] .Xác định khối lượng chì,kẽm chiếm bao nhiêu phần trăm trong hợp kim.Biết rằng nhiệt dung riêng của chì,kẽm ,nước lần lượt là : 130J/kg.K ; 400J/kg.K ;4200J/kg.K.Bỏ qua mọi hao phí.
[tex]20^oC[/tex]
Gọi khối lượng chì và kẽm trong hợp kim, khối lượng nước, khối lượng NLK lần lượt là m, m' , M và M'=> m+m'=1 (1)
NDR của chì, kẽm, nước và NLK lần lượt là c,c' , C và C'
Áp dụng PTCBN: Q tỏa= Q thu
(mc + m'c')(125-25)= (MC +M'C') (25-20)
thay số được: 13m+ 40m'=23 (2)
từ (1) và (2) ta có m= 0,37 kg và m'= 0.63 kg
Phần trăm khối lượng chì và kẽm trong hợp kim lần lượt là:
%m= 37%
%m'= 63%
 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
1, Gọi m là khối lượng nước của mỗi chai, M là khối lượng nước trong bình, c là NDR của nước.
Khi lấy chai nước thứ nhất ra, nhiệt độ cân bằng là t, ta có:
mc(t - tx)= Mc( t0- t)
hay m(t-tx)= M(t0-t) (1)
Khi lấy chai nước thứ 2 ra, nhiệt độ cân bằng là t', ta có:
mc( t' -tx)=Mc( t-t')
hay m(t' - tx)= M(t-t') (2)
Từ (1) và (2) ta có: [tex]\frac{30 - tx}{30.5 - tx} = \frac{3}{2,5} =1,2[/tex]
=> tx= 18 độ C
b, từ (2) ta có M/m= 5
Vậy đến chai thứ n thì [tex]t_{n} = \frac{5}{6} . t_{n-1} +3[/tex]
Thử chọn được t4= 26, 68 độ C; t5= 25, 23 độ C
=> từ chai thứ 5 thì nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn 26 độ C
Gọi khối lượng chì và kẽm trong hợp kim, khối lượng nước, khối lượng NLK lần lượt là m, m' , M và M'=> m+m'=1 (1)
NDR của chì, kẽm, nước và NLK lần lượt là c,c' , C và C'
Áp dụng PTCBN: Q tỏa= Q thu
(mc + m'c')(125-25)= (MC +M'C') (25-20)
thay số được: 13m+ 40m'=23 (2)
từ (1) và (2) ta có m= 0,37 kg và m'= 0.63 kg
Phần trăm khối lượng chì và kẽm trong hợp kim lần lượt là:
%m= 37%
%m'= 63%
bạn làm đúng hết trơn rồi.Còn câu 3 nữa thì sao nhỉ ?
(không nên chia nhỏ bài viết nha bạn :))
 
Top Bottom