Cùng chia sẽ những phương pháp toán trên máy tính cầm tay...!

V

vx_khang

Last edited by a moderator:
V

vx_khang

1/ Dạng toán tính chính xác không sai số kết quả phép nhân 2 số nguyên quá lớn.
VD: Tính chính xác không sai số kết quả phép nhân 923454329 x 123.
Hướng dẫn:
Cách 1:
Lấy 923454329 x 123 = 1,135848825 x [tex] 10^{11} [/tex]. Ghi kết quả 113584882....
Sửa lại 92345329 x 123 - 1,13 x [tex] 10^11 [/tex] = 584882467. Ghi tiếp kết quả ...467.
Vậy 923454329 x 123 = 113584882467
Cách 2:
Lấy 923454329 x 123 = 1,135848825 x [tex] 10^{11} [/tex]. Ghi kết quả 113584882....
Sửa lại 2345329 x 123 = 2884882467. Ghi tiếp kết quả ...467.
Vậy 923454329 x 123 = 113584882467
Cách 3:
Ta có: 923454329 x 123 = (9234 x [tex] 10^5 [/tex] + 54329) x 123 = (9234 x 123 x [tex] 10^5 [/tex]) + (54329 x 123) = 1135782 x [tex] 10^5 [/tex] + 6682467
Thực hiện cộng hàng dọc:
113578200000
+
000006682467
-------------------
113584882467
Vậy 923454329 x 123 = 113584882467

Nhận xét: Cách 1 dễ dàng ứng dụng vào nhiều dạng toán khác cần chính xác. Cách 2 đòi hỏi người dùng phải có khả năng phán đoán. Cách 3 khá dài nhưng an toàn nhất.

Bài tập:
Tính chính xác không sai số kết quả phép nhân sau:
1/ 123456789 x 123456987;
2/ 111112222333445 x 666667777888990;
3*/ 200020012002200320042005 x 200620072008200920102011.
Phần thưởng: 1+ thanks cho ai có đáp án nhanh và chính xác nhất.
 
Last edited by a moderator:
V

vx_khang

2/ Dạng toán tìm số dư của phép chia 2 số nguyên.
Quy tắc a/b = q (dư r) => r = a - bq.
VD: Tìm số dư của 6262954444495/313
Chia 6262954444495 làm 2 phần: 626295444 và 4495. Tìm số dư của 626295444/313 được 285. Ghép 285 vào trước 4495. Tìm số dư của 2854495/313 được 248. 248 cũng chính là số dư của 6262954444495/313.
Vậy 6262954444495/313 dư 248.

Bài tập:
Tìm số dư của phép chia sau:
1/ 123456789/987
2/ 123456789123456789123456789/987654321
3*/ 123456789123456789123456789/9876543210 (Nêu rõ cách giải)
Phần thưởng: 1+ thanks cho ai có đáp án nhanh và chính xác nhất.
 
Last edited by a moderator:
V

vx_khang

3/ Dạng toán liên quan đến đồng dư.
Kiến thức về đồng dư:
A = 0 (mod M) => A chia hết cho M
A = B (mod M) và B = C (mod M) => A = C (mod M)
A = B (mod M) => A + C = B + C (mod M); A - C = B - C (mod M) và AC = BC (mod M)
A = B (mod M) và C = D (mod M) => A + C = B + D (mod M); A - C = B - D (mod M) và AC = BD (mod M)
A = B (mod M) => [tex] A^n = B^n [/tex] (mod M)
M là số nguyên tố, UCLN (A, M) = 1 => [tex] A^{M-1} = 1 [/tex] (mod M)
M là số nguyên tố => [tex] (A + B)^M = A^M + B^M [/tex] (mod M)

Bạn nào tìm thêm được công thức khác về đông dư hoặc phát hiện sai sót trong bài thì post lên nha! 1+ Thanks!

Bài tập:
1/ Tìm 3 số chữ số tận cùng của...
a/ 625^1000;
b/ 73^2010.
2/ Tìm số dư của phép chia:
a/ 625^1000 / 23;
b*/ 73^2010 / 119.
Phần thưởng: 1+ thanks cho ai có đáp án nhanh và chính xác nhất.
 
Last edited by a moderator:
V

vx_khang

1)[tex] 123456789.123456987=(123.10^6+456.10^3+789)(123.10^3+456.10^3+987[/tex]
Thực hiện trên giấy:15241619542634743 :)

@girltoanpro1995: Sao bạn chỉ làm có mỗi 1 bài thế? Cố gắng làm hết 3 bài luôn nha!

Các bạn làm hết tất cả các bài tập của mỗi dạng thì post lên!!!

... và ĐỪNG QUÊN POST NHỮNG DẠNG KHÁC MÀ CÁC BẠN BIẾT!!!
 
Last edited by a moderator:
D

dominhngocs2

cac ban lam thu dang nay jup minh nha
cho (P)=1+X+X^2+X^3+......+X^100
tại X=1,25,X=1,75 tinh (p):) dạng nay rat de nhung can bien doi wa 1 bưoc hjhjhjhj thay minh noi the ^^
 
V

vx_khang

cac ban lam thu dang nay jup minh nha
cho (P)=1+X+X^2+X^3+......+X^100
tại X=1,25,X=1,75 tinh (p):) dạng nay rat de nhung can bien doi wa 1 bưoc hjhjhjhj thay minh noi the ^^

@dominhngocs2: Dạng này thật sự dễ, cụ thể:
[tex] P(x) = 1 + x + x^2 + x^3 + ... + x^100 [/tex]
=> [tex] P(x) = [P(x) * (1 - x)] / (1 - x) = [(1 - x)(1 + x + x^2 + x^3 + ... + x^100)] / (1 - x) = [1 - x^{101}] / (1 - x) [/tex]
Thế x vào P(x), tính ra kết quả!
Nhớ thanks nha bạn!

@girltoanpro1995: Bạn hãy dùng cách này để giải 2 bài toán vx_khang post bên Số học của comani.
 
Last edited by a moderator:
D

datnickgiday

Gọi a là tiền vốn ban đầu, r lãi suất ( % ) hàng tháng (năm), n là số tháng (năm), A là tiền vốn lẫn lãi sau n tháng (năm)
+ Nếu gửi số tiền a một lần:
[TEX]A = a(1+r)^n[/TEX] (*)
Từ (*), ta tính được các đại lượng khác như sau:
[TEX]n=\frac{In\frac{A}{a}}{In(1+r)}[/TEX]
[TEX]r=\sqrt[n]{\frac{A}{a}}-1 [/TEX]
+ Nếu gửi số tiền a hàng tháng(năm):
[TEX]A=\frac{a(1+r)[(1+r)^n-1]}{r} [/TEX]
 
S

sparda9999

@vx_khang:cái bài đó mình tìm ra kết quả :
x=5 và y=1
còn có cặp nào nữa ko thì mình chư bik :|
ai bik thì post lên nha ;))
 
V

vx_khang

Mà quan trọng bạn có phương pháp giải không? Ai biết thì post lên xem thử!
Nhìn cái bài mà số mũ là ẩn thì hơi oải!
 
S

sparda9999

vx_khang:ko cần jiải nữa đâu bạn ;))
chỉ có một cặp no duy nhất là x=5&y=1
cái ny` giải bất pt logarit là đc lun ;))
 
S

sparda9999

Thuật toán để tính dãy số:
(tác giả fx)
Ví dụ: Cho dãy số được xác định bởi:


Tìm ?

Thuật toán:

Cách 1: Hơi dở vì sử dụng nhiều biến, xử lý vấn đề chậm nhưng ngắn gọn về thuật toán:
Nhập thuật toán:
E=E+1:A=2B+C-D: D=C:C=B:B=A
CALC
E? ấn 3==
B? ấn 3=
C? ấn 2=
D? ấn 1=
= = = ...

Cách 2: Hay hơn cách 1 vì sử dụng ít biến, xử lý vấn đề nhanh nhưng thuật toán dài dòng:
Nhập thuật toán:
D=D+1:A=2B+C-3A: D=D+1:C=2A+B-3C: D=D+1:B=2C+A-3B
CALC
D? ấn 3==
B? ấn 3=
C? ấn 2=
A? ấn 1=

Cách 3 (Dùng cho 500MS)
1 |shift| |sto| |C|
2 |shift| |sto| |B|
3 |shift| |sto| |A|
2 |alpha| |A|+|alpha| |B|-|alpha| |C| |shift| |sto| |C| U4
2 |alpha| |C|+|alpha| |A|-|alpha| |B| |shift| |sto| |B| U5
2 |alpha| |B|+|alpha| |C|-|alpha| |A| |shift| |sto| |A| U6
replay(tam giác phía trên) hai lần |shift| |replay|= /= /...
thuật toán tuy dài nhưng số dấu bằng ít hơn
Nếu ngại phải đếm thì sau dòng thứ tư cho thêm |alpha| |D| |alpha| = (màu tím)|alpha| |D|+3 và thêm vào sau dòng thứ ba 4 |shift| |sto| |D|; thêm một lần ấn replay nữa (tui viết cho 500MS)

Để tìm n chữ số tận cùng của 1 luỹ thừa , ta tìm dư của luỹ thừa đó với 10^n
Heheh , có phải rất hay không nào .
Tuy nhiên . Nếu người ta kiu tìm từ 1 đến 3 chữ số tận cùng của một luỹ thừa mà ta làm theo bài học trên thì thật là , quá oải . Chính vì thế , tui xin post một bài như sau :
_ Tìm 1 chữ số tận cùng của :
* Nếu a có chữ số tận cùng là 0 , 1 , 5 hoặc 6 thì lần lượt có chữ số tận cùng là 0 , 1 , 5 hoặc 6 .
* Nếu a có chữ số tận cùng là 2 , 3 hoặc 7 , ta có nhận xét sau với k thuộc tập hợp số tự nhiên khác 0 :
2^4k đồng dư 6 ( mod 10 )
3^4k đồng dư 1 ( mod 10 )
7^4k đồng dư 1 ( mod 10 )
Do đó để tìm 1 chữ số tận cùng của a^n với a có số tận cùng là 2 , 3 , 7 ta lấy n chia cho 4 . Giả sử n = 4k + r với r thuộc { 0 , 1 , 2 , 3 }
Nếu a đồng dư 2 ( mod 10 ) thì a^2 dồng dư 2^n = 2^(4k+r) đồng dư 6.2^r ( mod 10 )
Nếu a đồng dư 3 ( mod 10 ) thì a^n = a^(4k+r) đồng dư a^r ( mod 10 )
_ Tìm 2 chữ số tận cùng của a^n
Ta có nhận xét sau :
2^20 đồng dư 76 ( mod 100 )
3^20 đồng dư 1 ( mod 100 )
6^5 đồng dư 76 ( mod 100 )
7^4 đồng dư 01 ( mod 100 )
Mà 76^n đồng dư 76 ( mod 100 ) với n >= 1
và 5^n đồng dư 25 ( mod 100 ) với n >= 2
Suy ra kết quả sau với k là các số tự nhiên khác 0 :
a^20k đồng dư 00 ( mod 100 ) nếu a đồng dư 0 ( mod 10 )
a^20k đồng dư 01 ( mod 100 ) nếu a đồng dư 1 ; 3 ; 7 ; 9 ( mod 10 )
a^20k đồng dư 25 ( mod 100 ) nếu a đồng dư 5 ( mod 10 )
a^20k đồng dư 76 ( mod 100 ) nếu a đồng dư 2 ; 4 ; 6 ; 8 ( mod 10 )
Vậy túm lại , để tìm 2 chữ số tận cùng của a^n ta lấy số mũ 2 chia cho 20
_ Ta có :
a^100k đồng dư 000 ( mod 10^3 ) nếu a đồng dư 0 ( mod 10 )
a^100k đồng dư 001 ( mod 10^3 ) nếu a đồng dư 1 ; 3 ; 7 ; 9 ( mod 10 )
a^100k đồng dư 625 ( mod 10^3 ) nếu a đồng dư 5 ( mod 10 )
a^100k đồng dư 376 ( mod 10^3 ) nếu a đồng dư 2 ; 4 ; 6 ; 8 ( mod 10 )
Túm lại , để tìm 3 chữ số tận cùng của 1 luỹ thừa , ta tìm 2 chữ số tận cùng của số mũ .
Nhưng dù sao đi chăng nữa thì cái nguyên tắc
Để tìm n chữ số tận cùng của a^b thì ta tìm số dư của a^b với 10^n

thanks đi r` tớ posr típ ;))
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom