công thức hóa học

S

saobanglanhgia

phanhuuduy90 said:
công thức tiếp theo đây:

nNO3-= tổng số electron nhận

ví dụ hỗn hợp Fe,Cu,Al,Mg....+HNO3-->amol NO +bmolNO2+cmolN2
quá trình nhận e: N+5 +3--->N+2|*a
2N+5 +10 --->N2|*c
N+5 + 1--->N+4|*b
-->nNO3-=3a+10c+b


chứng minh là không đúng đối với hỗn hợp oxit

3FeO + 10HNO3 --->3Fe(NO3)3 + NO +5H2O(1)
---------------------------3a------------a
gọi a mol NO
N+5 +3e --->N+2
số e cho=3a nhưng không bắng số mol NO3-
do: (1)--->nNO3-=3nF3(NO3)3=9a


vậy công thức: nNO3-= tổng số mol e nhận chỉ đúng với hỗn hợp là kim loại

ứng dụng rất nhanh khi tính lượng muối khan tạo thành khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3
ví dụ :
cho 13.5 g hỗn hợp Mg , Cu , Al vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 1,12 l khí ( NO2 , NO ) ở đktc có tỉ khối với H2 : 16,6 . Khối lượng muối khan thu dc là
A. 25,6
B. 30,5
C.21,56
D kết quả khác

(vậy vấn đề đặt ra cho các bạn là : hỗn hợp oxit tác dụng với HNO3 có công thức không tính muối khan không)

:)) cái này thì đúng rồi, cơ mà em cầu kỳ quá
nNO3 = n echo đối với trường hợp KL phản ứng với HNO3
Đơn giản là vì định luật bảo toàn điện tích, KL cho e thành ion dương phải cân bằng với điện tích âm của NO3(-) thế thoai, ko cần phải viết lách CM gì ghê gớm đâu
 
P

phanhuuduy90

Anh đọc lại bài viết của em đi:
"chứng minh CÔNG THỨC là không đúng đối với hỗn hợp oxit"
 
S

saobanglanhgia

phanhuuduy90 said:
Anh đọc lại bài viết của em đi:
"chứng minh CÔNG THỨC là không đúng đối với hỗn hợp oxit"

:D Nếu hiểu được bản chất của công thức với hỗn hợp kim loại mà anh đã giải thích ở trên thì hoàn toàn có thể hiểu tại sao công thức đó không còn đúng với hỗn hợp oxit
 
P

phanhuuduy90

saobanglanhgia said:
phanhuuduy90 said:
Anh đọc lại bài viết của em đi:
"chứng minh CÔNG THỨC là không đúng đối với hỗn hợp oxit"

:D Nếu hiểu được bản chất của công thức với hỗn hợp kim loại mà anh đã giải thích ở trên thì hoàn toàn có thể hiểu tại sao công thức đó không còn đúng với hỗn hợp oxit
anh có thể giảng kỉ một chút được không
 
P

phanhuuduy90

để vận dụng thành thạo công thức ,mình đưa ra một số ví du sau:

1)cho m(g) hỗn hợp gồm A gồm 1,08 Al và hổn hợp FeO,Fe2O3,Fe3O4,Fe. Tiến hành nhiệt nhôm được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ sau đó chia B làm 3 phần. b ằng nhau
Phân 1 cho vào HNO3 đặc nóng dư được dung dịch C và 0,448lít khí NO(đktc)
Phần 2 cho tác dụng với lượng dư NaOH thu được 0,224 lít H2(đktc)
ph ần 3 cho khí CO v ào thu được 1,34g chất rắn D
Tính m.


2)Hoà tan mg hôn hợp của Fe + HNO3--->4,48l NO2 và 145,2 g muôi khan . tính m
m=46,4
3) Đễ mg s ằt ngoài không khí thu được 13,6 hổn hợp . cho hỗn hợp tác dụng axit sunfurixc đặc nóng -->3,36l SO2 .tính m
m=11,2g

các bạn làm thử xem nhé
 
P

phanhuuduy90

  • gọi amol [tex]C_n[/tex]
    bmol [tex]C_{n+1}[/tex]
    c mol [tex]C_{n+2}[/tex]
    ta có công thức sau:
    n+1=[tex]\frac{an +b(n+1) +c(n+2)}{ a+b+c}[/tex]<=>a=c


ví dụ đốt cháy 4,48 hỗn hợp khí CH4 ,C2H2,C3H6 thu được 17,6 g CO2 và 6,3 gH2O .Tính thành phần phần trăm thể tích các chất trong hôn hợp.

cách giải:
ntb=2<=>nCH4=nC3H6=a
.-->2a+b=0,2
và 10a+2b=0,35*2
>a=0,05, b=0,1
-->VCH4=VC3H6=33,33%,VC2H2=66,67
 
S

saobanglanhgia

Hic, bài này anh đã làm nhiều lần rồi, vào đây coi lại nhá.

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=18015

anh nghĩ là Duy ko nên bày thêm nhiều công thức tính nữa, có nhiều bài ta hiểu được phương pháp tư duy thì sẽ cho ra kết quả nhanh hơn nhiều so với việc đưa ra 1 công thức tính.
Ví dụ như công thức tính trên của Duy có thể tư duy theo lối "bù trừ", thế là làm được.
Chứ còn công thức Duy đưa ra vẫn chưa thể khái quát hết được các trường hợp.
Ví dụ ở bài trên, anh có thể thay hỗn hợp của em là CH4, C4H10 và C7H14 chẳng hạn, nếu số nguyên tử C trung bình vẫn bằng 4 thì % của CH4 và C7H14 bằng nhau. okie?
 
P

phanhuuduy90

saobanglanhgia said:
Hic, bài này anh đã làm nhiều lần rồi, vào đây coi lại nhá.

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=18015

anh nghĩ là Duy ko nên bày thêm nhiều công thức tính nữa, có nhiều bài ta hiểu được phương pháp tư duy thì sẽ cho ra kết quả nhanh hơn nhiều so với việc đưa ra 1 công thức tính.
Ví dụ như công thức tính trên của Duy có thể tư duy theo lối "bù trừ", thế là làm được.
Chứ còn công thức Duy đưa ra vẫn chưa thể khái quát hết được các trường hợp.
Ví dụ ở bài trên, anh có thể thay hỗn hợp của em là CH4, C4H10 và C7H14 chẳng hạn, nếu số nguyên tử C trung bình vẫn bằng 4 thì % của CH4 và C7H14 bằng nhau. okie?
cảm ơn anh nhiều
:D :D :D
 
S

saobanglanhgia

:D anh rất thích sáng tạo và luôn khuyến khích các em sáng tạo, nhưng hãy cố gắng để sự sáng tạo ấy mang lại hiệu quả cho việc học của mình, chứ ko thì mất nhìu công sức lém, :p đồng ý không nèo
Thực ra, nếu công thức có tính khái quát cao và có thể áp dụng cho rất nhiều bài thì mình cũng nên tiếp nhận.
Hehe, phải nói thế ko có mấy đứa lại kêu anh bảo thủ.
 
P

phanhuuduy90

Vậy cái này thì sao ạ :
cho hỗn hợp các chất gỗm[tex] amol C_xHy , bmol C_{x1}Hy1, cmol C_{x2}Hy2[/tex]

nếu X,X1,X2 lập thành cấp số cộng có nghĩa là: x1=(x+x2)/2 thì
n tb =X1 <=>a=c
 
S

saobanglanhgia

phanhuuduy90 said:
Vậy cái này thì sao ạ :
cho hỗn hợp các chất gỗm[tex] amol C_xHy , bmol C_{x1}Hy1, cmol C_{x2}Hy2[/tex]

nếu X,X1,X2 lập thành cấp số cộng có nghĩa là: x1=(x+x2)/2 thì
n tb =X1 <=>a=c
>:D< chính xác hơn và có tính khái quát cao hơn rồi đấy.
Nhưng mà vẫn chưa hết, hehe, em vẫn có thể mở rộng ra cho hỗn hợp nhiều chất hơn nữa
 
D

datsuper

cho x mol OH- vào a mol dung dịch An+ (An+ la` ion lưỡng tính như Al ,Zn, còn n là điện tích) thu được b mol kết tủa thì
x= 3b hoặc x=4a-(4-n)b
 
S

saobanglanhgia

datsuper said:
cho x mol OH- vào a mol dung dịch An+ (An+ la` ion lưỡng tính như Al ,Zn, còn n là điện tích) thu được b mol kết tủa thì
x= 3b hoặc x=4a-(4-n)b

:D bướng nhỉ, vẫn thích lập công thức hả.
Công thức trên em nêu ra chưa chính xác đâu!
 
P

phanhuuduy90

datsuper said:
cho x mol OH- vào a mol dung dịch An+ (An+ la` ion lưỡng tính như Al ,Zn, còn n là điện tích) thu được b mol kết tủa thì
x= 3b hoặc x=4a-(4-n)b
mình nghĩ có nếu nAl3+ >n kết tủa:
có 2 TH :
TH1 : AL3+ dư : nOH-=3 n kết tủa
TH2: AL3+ hết: nOH-=3 n kết tủa +(nAl3+ -n kết tủa)
 
S

saobanglanhgia

phanhuuduy90 said:
datsuper said:
cho x mol OH- vào a mol dung dịch An+ (An+ la` ion lưỡng tính như Al ,Zn, còn n là điện tích) thu được b mol kết tủa thì
x= 3b hoặc x=4a-(4-n)b
mình nghĩ có nếu nAl3+ >n kết tủa:
có 2 TH :
TH1 : AL3+ dư : nOH-=3 n kết tủa
TH2: AL3+ hết: nOH-=3 n kết tủa +(nAl3+ -n kết tủa)

:p anh đã bảo là nếu lập công thức thì nên khái quát hóa cho nhiều bài tập mà.
Các kim loại có oxit và hidroxit lưỡng tính thì có cái hóa trị II, có cái hóa trị III.
Các em mún lập công thức cho dạng bài này thì ít nhất cũng nên nghĩ đến việc khái quát hóa cho cả 2 nhóm hóa trị đó chứ :D
 
P

phanhuuduy90

----------------------------------Dạng thêm số liệu :----------------------------


Nếu ta có tỉ lệ [tex]\frac{X}{ Y}[/tex]=a(hằng số)
Xác định giá trị K(% số mol.% thể tích ...) chỉ phụ thuộc vào a mà không phụ thuộc vào giá trị X,giá trị Y
==> có thể chọn GTX,GTY là bất kì



một số bài anh saobanglanhgia đã giải:

Ví dụ 1:
cho hỗn hợp A gồm CO2 và SO2 có mCO2 :mSO2=1:4 . hỗn hợp B gồm H2S, N2, H2 có nH2S:nn2:nH2=3:2:5 . Hỏi A,B nặmg hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần
giải
Giả sử hỗn hợp A có 5g ---> 1g CO2 ( 1/44 mol) và 4g SO2 (1/16 mol).
Do đó KLPT trung bình của hỗn hợp A là: 5/ (1/44 + 1/16) = 176/3 = 58,67.
Do đó tỷ khối của A so với không khí là 58,67/29 = 2,023 (176/87)


Ví dụ 2:Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng môt lượng vừa đủ dd HCl 20% thu được dd Y . Nồng độ cua FeCl2 trong dd Y là 15,76% . Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dd Y là:
A.24,24% B.11,79% C.28,21% D.15,76%

Đưa thêm số liệu: giả sử dung dịch HCl 20% có khối lượng là 365g.
Khi đó số mol HCl là 2 mol.
Phần còn lại thì giải nhẹ nhàng như em đã làm thôi.
Gọi a, b là số mol Fe và Mg.
Viết 2 ptpứ của Fe và Mg ra
==> ta có: n HCl =2a + 2b = 2mol => a + b = 1 mol
- Khối lượng H2 thoát ra 2gam


Ví dụ 3:
hòa tan htoàn a g 1 oxit Fe = H2SO4đ ,nóng thoát ra SO2 duy nhất .trong thí nghiệm khác, sau khi khử htoàn ag oxit đó =CO rồi htan Fe tạo thành H2SO4đ,n thì SO2 thoát ra nhiều gấp 9 lần SO2 thu đc ở trên.tìm ct của oxit trên

Dùng phương pháp đưa thêm số liệu cho nó nhẹ nhàng, a iếc mần gì.
Không làm mất tính tổng quát của bài toán, giả sử SO2 sinh ra trong 2 trường hợp là 1 mol và 9 mol.
S(+6) + 2e ---> S(+4)
Fe - 3e ----> Fe(+3)
Dễ dàng tính ra số mol Fe là 6 mol
Chênh lệch SO2 2 trường hợp là 8 mol, tương ứng với 16 mol e, do 8 mol Oxi nhận e trước.
O + 2e ---> O(-2)
Do đó, tỷ lệ Fe : O = 6 : 8 = 3 : 4.
Fe3O4

anh saobanglanhgia nói:Đối với những bài cho nồng độ phần trăm ta hay đưa thêm số liệu là: giả sử ban đầu có 100g dung dịch, khi đó khối lượng chất tan chính bằng C%, trong trường hợp bài này là 95g H2SO4.
Nhưng đối với bài tập cụ thể này thì ta lại giả sử ban đầu có 184g dung dịch - ứng với 100ml

ví dụ:một bài hóa như sau: Crackinh C4H10 được hỗn hợp chỉ gồm 5 hidrocacbon có M trung bình =32,65 đvc.hiệu suất pư crackinh (bài này có quy luật )
 
P

phanhuuduy90

Ví dụ 2:Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng môt lượng vừa đủ dd HCl 20% thu được dd Y . Nồng độ cua FeCl2 trong dd Y là 15,76% . Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dd Y là:
A.24,24% B.11,79% C.28,21% D.15,76%
cách khác :
mMgCL2/mFeCL2=C%/15.76
chọn mMgCL2=95,mFecl2=127
-->C%=11,79
 
P

phanhuuduy90

i104316_hoahoc.png

ví dụ: cho 0,02 mol Ca(OH)2 --->0,01 mol CaCO3.tính nCO2
dựa vào đồ thị ta có TH1 : nCO2=0,01
TH2:nCO2=0,03
--> có 2 kết quả 0,01 hoặc 0,03
 
Top Bottom