$\color{Red}{\fbox{Vật lý 11} \bigstar\text{CLB Vật Lý}\bigstar}$

A

alexandertuan

bài tập kiểm tra 15': dựa vào công thức tính B trong các dòng điện thẳng và dòng điện trong ống dây để tìm các đại lượng B,I,r.
Ai có bài tập dạng này không cho mình xin. Mà dạng này là áp dụng lý thuyết hay gì mọi người?
 
N

nganha846

Việc chú cho mưa đứng yên rồi chạy lên trời anh không phản đối. Thể tích mưa của chú bằng 2 khối ấy anh cũng không ý kiến. Nhưng chú xem nó là khối gì? Có phải khối hợp chữ nhất hay không? Nó là khối bình hành. Thể tích nó không thể tính theo tích 3 cạnh được. Thể tích đúng sẽ bé hơn thể tích tính theo 3 cạnh. Điều đó chứng tỏ mật độ lượng mưa theo đường xiên thấp hơn đường thẳng.

Nếu xem các hạt mưa đứng yên trong không gian tạo thành các khối hộp, chú chạy theo đường chéo của khối hộp thì phải thấy nó thưa hơn chứ.

Anh không tranh luận vấn đề này với chú nữa đâu, có vấn đề gì mới không?
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

Vài bài tớ lấy trong đề cương, post lên mọi người cùng làm

Bài 1:
Một đoạn dây dài 46m của đường tải dòng diện không đổi được đặt nằm ngang theo hướng Đông - Tây. Lực mà từ trường trái đất tác dụng lên đoạn dây đó có phương thẳng đứng, hướng xuống dưới và có độ lớn 0.058N. Từ trường trái đất tại nơi đó là $3.2.10^{-5} T$ có phương // mặt đất. Tính i và chiều dòng điện trong dây dẫn

Bài 2
Dùng 1 dây đồng đường kính d=0.8mm có phủ lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh 1 hình trụ đường kính D=4cm để làm 1 ống dây. Nối 2 đầu ống dây với 2 hdt U=3.3V thì B=$15.7.10^{-4}T$. Tính chiều dài ống dây và i. biết điện trở ống $\rho=1.7.10^{-8} \large\Omega .m$, các vòng đây quấn sát nhau

Bài 3
Dây dẫn (1) cố định nằm ngang I-78A. Dây (2) = đồng đường kính d=2.5mm đặt song song và nằm dưới (1) cách (1) l=18cm và được giữ bở lực từ. Xác định I và chiều dòng điện I(2). Hỏi (2) có ở trạng thái cân = bền không? Khối lượng riêng của Cu là 8.9.$10^3 \ kg/m^3$, g=9.8m/s

Bài 4
E chuyển động trong 1 từ trường đều cảm ứng từ B. Tại thời điểm ban đầu, e ở điểm O, vận tốc v vuông góc với $\vec{B}$. Tìm khoảng cách từ o đến e tại thời điểm t. E có khối lượng m, điện tích e

Mấy bài này tớ đâu đầu mà vẫn k ra, mn chỉ giúp ^^
 
A

alexandertuan




Bài 2
cho mình sửa lại
bài này thiếu đề
đây là bài tương tự

Một dây đồng có đường kính d = 0,8 mm được phủ sơn cách điện rất mỏng. Người ta dùng dây này để quấn ống dây có đường kính D = 2cm dài l = 40cm. Nếu muốn từ trường trong ống dây có cảm ứng từ B = 6,28.10-3 T thì phải đặt ống dây vào hiệu điện thế bao nhiêu? Biết rằng người ống dây được quấn 1 lượt, điện trở suất Cu là 1,76.10^-8 ,các sợi dây được quấn rất sát nhau.
thiếu chỉ số l rồi


Bài 4

theo mình bài này là f=v$/q_e/B.sin$\alpha$ trong đó $alpha$=90 độ \Leftrightarrow sin$\alpha$=1 \Leftrightarrow f=v$/q_e/B
từ đó rút ra v
x=v.t
hiện giờ chưa nghĩ ra được cái khác


a
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

hồi chiều làm lý 15'
Đề: Tóm tắt
I1=I2=2 A
khoảng cách 2 dòng điện là 50 cm
2 dòng điện song song cùng chiều
Tính cảm ứng từ tại M cách đều 2 dòng điện 1 khoảng 40 cm.
Hic mình nhìn lầm cái góc nên sai.
 
N

nkok23ngokxit_baby25

hồi chiều làm lý 15'
Đề: Tóm tắt
I1=I2=2 A
khoảng cách 2 dòng điện là 50 cm
2 dòng điện song song cùng chiều
Tính cảm ứng từ tại M cách đều 2 dòng điện 1 khoảng 40 cm.
Hic mình nhìn lầm cái góc nên sai.

^^!
$$B_1 = B_2 = 2.10^{-7}.\dfrac{I_1}{R_1} =.............$$

$$B_M = \sqrt{B_1^2 + B_2^2 + 2.B_1.B_2.cos\alpha} = ..........$$

p/s: quên mất đọc thành tam giác đều :D
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

góc giữa B1 và B2 là 77 độ 21' nên cos 77 độ 21' mới đúng bạn à;)
Mình tính ra góc rồi mà sai#-o.:khi (139)::khi (139):
Hình bài này bạn nên vẽ ra sẽ dễ thấy hơn (sorry mình bị mất cái GSP rồi không vẽ được)
 
H

ha_nb_9x

Cho một mạch điện kín, từ thông qua mạch phụ thuộc thời gian theo đồ thị như hình vẽ
picture.php

a)tính suất điện động cảm ứng trong từng giai đoạn
b)vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của suất điện động cảm ứng vào thời gian
 
T

tothuy96

bạn nào biết giải bài này giúp mình với !

Bài tập:
Ở một đoạn sông thẳng có vận tốc dòng chảy là v2 .Một người tử vị trí A bên bờ sông này muốn chèo thuyền sang vị trí B bên bờ sông kia .cho biết AC vuông góc với CB .AC=b ,CB=a ,v2 chảy theo hướng CB .hỏi độ lớn nhỏ nhất của thuyền so với nước mà người này chèo để tới đươc B và hướng đi của thuyền .
gọi v1 là vận tốc thuyền .
v2 là vận tốc nước
v3 là vận tốc bờ .
 
H

ha_nb_9x

Dường như box này hơi vắng nhỉ. Mình post mấy bài cho thêm sôi động nha
1)Một dây dẫn dài được căng thẳng từ 1 đoạn uốn thành vòng tròng bán kính 1,5cm. Cho dòng điện 3A chạy trong dây dẫn. Xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn, coi vòng tròn và dây dẫn thẳng cùng mặt phẳng

picture.php

Dây dẫn thẳng chiều dài bằng \infty [LaTeX]I_1=15A[/LaTeX] đi qua đặt trong không khí
a)Tính cảm ứng từ tại điểm cách dây 15cm
b)Tính lực tác dụng lên 1m dây [LaTeX]I_2=11A[/LaTeX] đặt song song cách [LaTeX]I_1[/LaTeX] 15cm và [LaTeX]I_2[/LaTeX] ngược chiều [LaTeX]I_1[/LaTeX]
3)Ba dòng điện thẳng dài đặt song song với nhau cách đều nhau đi qua 3 đỉnh tam giác đều cạnh 4cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Cho các dòng điện chạy qua cùng 1 chiều [LaTeX]I_1=10A[/LaTeX], [LaTeX]I_{2}=I_{3}=20A[/LaTeX]. Tìm lực tổng hợp tác dụng lên mỗi mét của dòng [LaTeX]I_2[/LaTeX]
 
H

ha_nb_9x

Nè, hình như box này không hoạt động nữa à?
Sao vắng vẻ thế?
:(( :(( :(( :(( :(( :(( :((
 
D

drowranger02

Cho hệ 3 thấu kính mỏng (L1), (L2), (L3) đặt đồng trục theo thứ tự trên, (L1) và (L3) là thấu kính hội tụ. Vật sáng phẳng, nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính, ở trước (L1) và chỉ tịnh tiến dọc theo trục chính. Hai thấu kính (L1) và (L3) được giữ cố định tại 2 vị trí O1 và O3 cách nhau 70cm. Thấu kính (L2) chỉ được chỉ được tịnh tiến được trong khoảng O1O3.
a, Cố định AB tại vị trí cách thấu kính (L1) một khoảng 45cm. Người ta tìm được 2 vị trí đặt thấu kính L2 thỏa mãn các tính chất sau:
- Vị trí O2 cách thấu kính (L1) một khoảng 36cm, khi đó ảnh cuối của vật AB cho bởi hệ ở sau (L3) và cách (L3) một khoảng bằng 255cm. Trong trường hợp này nếu bỏ (L2) đi thì ảnh cuối cùng không thay đổi.
- Vị trí O2' cách thấu kính (L1) một khoảng 46cm, thì ảnh cuối cuối cùng cho bởi hệ ở vô cực. Tìm các tiêu cự f1, f2, f3 của các thấu kính.
b, Thay thấu kính (L2) bằng thấu kính (L'2). Dịch chuyển thấu kính (L'2) trong khoảng O1O3 thì chỉ thu được 1 vị trí duy nhất của thấu kính để ảnh cuối cho bởi hệ có độ lớn luôn luôn không thay đổi khi ta tịnh tiến vật AB trước (L1). Tính tiêu cự thấu kính (L'2) và vị trí nói trên

Giúp mình với
 
Z

zobinta

Cám ơn, Hãy cùng chia sẽ nhiều để mọi người có thêm kiến thức nha.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom