$\color{Red}{\fbox{Vật lý 11} \bigstar\text{CLB Vật Lý}\bigstar}$

M

mavuongkhongnha

+quy tắc cái đinh ốc 1:

đặt cái đinh ốc dọc theo dây dẫn , xoay cho nó tiến theo hướng của dòng điện khi đó

chiều xoay của cái đinh ốc là chiều của cảm ứng từ

+quy tắc cái đinh ốc 2 :

đặt cái đinh ốc dọc theo trục vuống góc với mặt phẳng khung dây và quay nó theo chiều

dòng điện trong khung , khi đó chiều tiến của cái đinh ốc là chiều của các đường cảm ứng từ

xuyên qua mặt phẳng giới hạn bởi khung dây
 
H

ha_nb_9x

Nói qua cái quy tắc vặn đinh ốc đi cậu, vì tớ chưa đc học, hơ hơ …
*)Quy tắc này dành cho dòng điện thẳng
Đặt đinh ốc dọc theo đây dẫn
Quay đinh ốc sao cho tiến theo chiều dòng điện(vặn ra hay vặn vào đấy)
chiều quay của đinh là chiều đường sức từ

Giải thích giúp mình về các bài tập về tụ điện cái
Mấy bài đấy mình thấy rắc rối hơn nguồn điện
mà dạy cả mình cách chập mạch, những mạch khó hơn mạch lúc nãy nha
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Đề bài 1 của chú anh thấy nhảm nhí quá đi. Tự dương người bằng xương bằng thịt lại đi ví với cái hộp. Trước kia có nhà triết học ví người với cái đồng hồ đã bị chỉ trích rồi.

Chuyện người đi nhanh hay đi chậm bị ướt nhiều hơn tùy thuộc vào nhiều cái mà: VD: Tính thấm nước của quần áo, độ lớn của mưa. Nếu mưa lớn quá thì quần áo bị bão hòa nước. Như nhau cả! Hoặc cái áo người đó đang mặc là áo mưa....

Cứ cho là mưa nhỏ và quần áo thấm nước nhiều đi.

- Nếu cùng một thời gian đi, lượng nước bị thấm sẽ phụ thuộc vào diện tích hứng mưa.



Là cái phần diện tích cắt ra cái đường đỏ đó. Đi càng chậm thì đường mưa càng dốc. Đường mưa càng dốc thì đường đỏ sẽ càng ngắn, diện tích bé, hứng ít nước mưa.

- Nếu xét trên một quãng đường S. Thời gian dầm mưa sẽ là [TEX]t = \frac{S}{v}[/TEX]

Diện tích hứng mưa (đường đỏ x bề ngang): [TEX]A = a.cos\alpha + bsin\alpha[/TEX]

Lượng mưa người này sẽ phải hứng: [TEX]W = A.t.u[/TEX]

Khảo sát W theo v.
 
H

ha_nb_9x

Theo kinh nghiệm của mình thì cậu ko nên thuộc quy tắc nắm tay phải hay trái mà học quy tắc nhân tích có hướng vécto vs quy tắc vặn đinh ốc thôi. 2 quy tắc đó dễ thuộc, khó sai (cả 2 đều dùng tay phải vs ngày nào c ta chả phải vặn nút chai lọ).
Như trong từ thì hầu như tất cả các công thức (tính cảm ứng từ, lực từ,...) đều viết dưới dạng tích có hướng cả. còn dòng điện đặc biệt thì có thể dùng quy tắc vặn đinh ốc.
Và lại quy tắc nhân tích có hướng ko chỉ dùng trong lớp 11 mà lên lớp 12 cũng có nhiều công thức xuất hiện nó (phần cơ,....).
Mình quen áp dụng quy tắc bàn tay thấy nó cũng dễ đấy chứ
 
A

alexandertuan

ây chà ây chà cho mình tham gia với nhỉ thứ bảy là kiểm tra phân từ trường rồi.(*)
Ai có bài tập về từ trường trong dây dẫn có dòng điện thẳng thì post lên với

Câu 1 : Hai dây dẩn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 10cm trong không khí . Dòng điện chạy trong 2 dây dẫn ngược chiều nhau và có . Tìm cảm ứng từ tại :
a. Điểm A cách mỗi dây 5 cm.
b. Điểm B cách dây 1 đoạn 4 cm cách dây 2 đoạn 14 cm
c. Điểm M cách mỗi dây 10 cm.
d. Điểm N cách dây 1 đoạn 8 cm và cách dây 2 đoạn 6 cm .
 
N

nkok23ngokxit_baby25

ây chà ây chà cho mình tham gia với nhỉ thứ bảy là kiểm tra phân từ trường rồi.(*)
Ai có bài tập về từ trường trong dây dẫn có dòng điện thẳng thì post lên với

Câu 1 : Hai dây dẩn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 10cm trong không khí . Dòng điện chạy trong 2 dây dẫn ngược chiều nhau và có . Tìm cảm ứng từ tại :
a. Điểm A cách mỗi dây 5 cm.
b. Điểm B cách dây 1 đoạn 4 cm cách dây 2 đoạn 14 cm
c. Điểm M cách mỗi dây 10 cm.
d. Điểm N cách dây 1 đoạn 8 cm và cách dây 2 đoạn 6 cm .

bài này vẽ hình sử dụng quy tắc nắm tay phải là được

$$a) B = B_1 + B_ 2$$

$$b) B = | B_1 - B_2 |$$

$$c) B = \sqrt{B_1^2 + B_2^2 + 2.B_1.B_2.cos 60^o}$$

$$d) B = \sqrt{B_1^2 + B_2^2}$$
 
S

songthuong_2535

a.


Tại A chịu tác dụng của hai cảm ứng từ $\vec {B_1}$ và
$\vec {B_2}$:
+
$\vec {B_1}$ vuông góc với $I_1A$ và có độ lớn:
$B_1 = \frac{2.10^{-7}.I_1}{r_1}$
+ $\vec {B_2}$ vuông góc với $I_2A$ và có độ lớn:
$B_2 = \frac{2.10^{-7}.I_2}{r_2}$

Vì hai véc tơ cùng phương cùng chiều.
=> $B = B_1 + B_2$

+
$\vec {B_1}$ vuông góc với $I_1A$ và có độ lớn: $B_1 = \frac{2.10^{-7}.I_1}{r_1}$
b.
Làm tương tự như trên. Điểm B nằm ngoài khoảng $I_1, I_2$. Dùng quy tắc bàn tay phải để xác định các véc tơ thành phần rồi suy ra độ lớn véc tơ tổng.
 
S

songthuong_2535

c.



Biểu diễn $\vec {B_1}$ và $\vec {B_2}$ như hình (chỗ này tự nói nhá).

Vì khoảng cách giữa $I_1, I_2$ = khoảng cách từ C đến $I_1$ và $I_2$ nên $MI_1I_2$ là tam giác đều
=> góc $I_1MI_2$ = $60^o$

=> góc $\vec {B_1}M\vec {B_2}= 120^o$.
Mặt khác:
$B_1 = 2.10^{-7} \frac{I_1}{r_1}$

$B_2 = 2.10^{-7}\frac{I_2}{r_2}$

Tới đây tổng hợp véc tơ theo quy tắc hình bình hành như thường.

d.
Mỏi tay rồi nên ta gợi ý thôi nhá. N, $I_1, I_2$ tạo thành 1 tam giác vuông tại N. Xác định $\vec {B_1}$, $\vec {B_2}$ như bài trên.
Vì góc giữa hai vec tơ thành phần là $90^o$
=>[TEX]B = \sqrt{B_1^2 + B_2^2[/TEX]

Kết luận:..................
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

hình c làm sao đó Thương anh thấy nó kì kì mọi người xem có đúng không dậy.:-/:-/:-/
 
A

alexandertuan

câu 2: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt trong không khí cách nhau 12 cm . Có $I_1$=2 A, $I_2$=4A . Xác định những vị trí có từ trường tổng hợp bằng không khi :
a. Hai dòng điện cùng chiều .
b. Hai dòng điện ngược chiều.
a) điều kiện $B_1$ cùng phương ngược chiều và có độ lớn bằng $B_2$
Gọi điểm M \Rightarrow M nằm giữa $B_1$ và $B_2$
lập tỉ số $\dfrac{R_2}{R_1}$=$\dfrac{I_2}{I_1}$
và $R_1$ + $R_2$=$R_{I_1 I_2}$=0,12
giải ra $R_1$=0,04 m
$R_2$=0,08 m
b) M nằm gần bên có cường độ dòng điện nhỏ hơn tức nằm gần bên $I_1$
$R_2 - R_1$=0,12
$\dfrac{R_2}{R_1}$=$\dfrac{I_2}{I_1}$
$R_1$=0,12 m
$R_2$=0,24 m
Mọi người xem giúp đúng không?
Câu 3 : Cuộn dây tròn dẹt có 20 vòng , bán kính là 3.14 cm. Khi có dòng điện đi vào thì tại tâm của vòng dây xuất hiện từ trường là B = 2.$10^{-3}$ T . Tính cường độ dòng điện trong ống dây
Câu 4 : Một dây dẫn trong không khí được uốn thành vòng tròn . bán kính R = 0.1m có I = 3.2 A chạy qua . Mặt phẳng vòng dây trùng với mặt phẳng kinh tuyến từ . Tại tâm vòng dây treo một kim nam châm nhỏ . Tính góc quay của kim nam châm khi ngắt dòng điện . Cho biết thành phần nằm ngang của cảm ứng từ trái đất có $B_đ$=2.$10^{-5}$ T.

Câu 5 : Sợi dây dẫn , đường kính dây d = 0.5mm, dòng điện đi qua I = 0.2 A, được cuốn thành ống dây dài . xác định cảm ứng từ tại tâm ống dây trong 2 trường hợp .
a. Ống dây có chiều dài 0.4m gồm 400 vòng dây.
b. Ống dây có các vòng dây cuốn sát với nhau và cách điện với nhau.

Mọi người làm xong và so sánh đáp án nhá không cần phải giải chi tiết đâu. Bài này khó quá hay ai không hiểu thì mới post lên cho đỡ tốn thời gian
 
S

songthuong_2535

hình c làm sao đó Thương anh thấy nó kì kì mọi người xem có đúng không dậy.:-/:-/:-/

Hình c ta vẽ đúng rồi còn gì. Tại C chỉ có 1 đường sức từ do $I_1(I_2)$ gây ra đi qua. Từ C, vẽ tiếp tuyến với đường sức đó, ta đc các véc tơ thành phần.

ps: ăn nói cho cẩn thận, ta ko đùa với mi đâu nhá. Đừng có xưng anh em gì với ta. Thích thì đến lớp tìm mấy em xinh xinh mà anh - em!
 
S

songthuong_2535

câu 2: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt trong không khí cách nhau 12 cm . Có $I_1$=2 A, $I_2$=4A . Xác định những vị trí có từ trường tổng hợp bằng không khi :
a. Hai dòng điện cùng chiều .
b. Hai dòng điện ngược chiều.
a) điều kiện $B_1$ cùng phương ngược chiều và có độ lớn bằng $B_2$
Gọi điểm M \Rightarrow M nằm giữa $B_1$ và $B_2$
lập tỉ số $\dfrac{R_2}{R_1}$=$\dfrac{I_2}{I_1}$
và $R_1$ + $R_2$=$R_{I_1 I_2}$=0,12
giải ra $R_1$=0,04 m
$R_2$=0,08 m
b) M nằm gần bên có cường độ dòng điện nhỏ hơn tức nằm gần bên $I_1$
$R_2 - R_1$=0,12
$\dfrac{R_2}{R_1}$=$\dfrac{I_2}{I_1}$
$R_1$=0,12 m
$R_2$=0,24 m
Mọi người xem giúp đúng không?

Phần a, mi lấy đâu ra dữ kiện để khẳng định điểm M đó nằm giữa hai dòng $I_1, I_2$? Với bài này, chẳng ai đi giải theo kiểu lập tỉ số ấy cả. Dù kết quả có đúng thì theo ta cách giải ko đc công nhận. Nhỡ M nằm ngoài khoảng hai dòng thì sao?
Phần b tương tự thế.
 
M

mavuongkhongnha

câu 2: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt trong không khí cách nhau 12 cm . Có $I_1$=2 A, $I_2$=4A . Xác định những vị trí có từ trường tổng hợp bằng không khi :
a. Hai dòng điện cùng chiều .
b. Hai dòng điện ngược chiều.
a) điều kiện $B_1$ cùng phương ngược chiều và có độ lớn bằng $B_2$
Gọi điểm M \Rightarrow M nằm giữa $B_1$ và $B_2$
lập tỉ số $\dfrac{R_2}{R_1}$=$\dfrac{I_2}{I_1}$
và $R_1$ + $R_2$=$R_{I_1 I_2}$=0,12
giải ra $R_1$=0,04 m
$R_2$=0,08 m
b) M nằm gần bên có cường độ dòng điện nhỏ hơn tức nằm gần bên $I_1$
$R_2 - R_1$=0,12
$\dfrac{R_2}{R_1}$=$\dfrac{I_2}{I_1}$
$R_1$=0,12 m
$R_2$=0,24 m
Mọi người xem giúp đúng không?
Câu 3 : Cuộn dây tròn dẹt có 20 vòng , bán kính là 3.14 cm. Khi có dòng điện đi vào thì tại tâm của vòng dây xuất hiện từ trường là B = 2.$10^{-3}$ T . Tính cường độ dòng điện trong ống dây
Câu 4 : Một dây dẫn trong không khí được uốn thành vòng tròn . bán kính R = 0.1m có I = 3.2 A chạy qua . Mặt phẳng vòng dây trùng với mặt phẳng kinh tuyến từ . Tại tâm vòng dây treo một kim nam châm nhỏ . Tính góc quay của kim nam châm khi ngắt dòng điện . Cho biết thành phần nằm ngang của cảm ứng từ trái đất có $B_đ$=2.$10^{-5}$ T.

Câu 5 : Sợi dây dẫn , đường kính dây d = 0.5mm, dòng điện đi qua I = 0.2 A, được cuốn thành ống dây dài . xác định cảm ứng từ tại tâm ống dây trong 2 trường hợp .
a. Ống dây có chiều dài 0.4m gồm 400 vòng dây.
b. Ống dây có các vòng dây cuốn sát với nhau và cách điện với nhau.

Mọi người làm xong và so sánh đáp án nhá không cần phải giải chi tiết đâu. Bài này khó quá hay ai không hiểu thì mới post lên cho đỡ tốn thời gian

câu 1 :

thương vẽ đúng rồi , chỉ là vẽ = panit nên không được nét thôi

mình có thể giải thích đôi chút về cách vẽ của thương :

+ cậu ấy sử quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của cảm ứng từ

+sau đó vẽ đường thẳng vuông góc với đưởng thẳng nối từ điểm khảo sát với dây dẫn ( cơ sở lí thuyết :" đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó '')

câu 2 :


cách làm của cậu không chặt chẽ phải lập luận thêm

=> dễ bị bắt bẻ và trừ điểm

câu 3 :

[TEX]B=4.\pi.10^{-7}.\frac{N}{l}.I=>I=?[/TEX]

hôm đó làm vội quá , đọc chưa kí

oái cái đề , có vấn đề sao ấy nhỉ :-/

câu 4 :

[TEX]B_{I}=2.\pi.10^{-7}.\frac{I}{R}=?[/TEX]

[TEX]B_O=2.10^{-5}[/TEX]

ta có :

[TEX]\frac{B_I}{B_o}=tan\alpha=1 =>\alpha=45^0[/TEX]

kết quả lấy xấp xỉ :D

câu 5:

a,

[TEX]B=4.10^{-7}.\pi.\frac{N}{l}.I=4.10^{-7}.\pi.\frac{N}{\pi.d}.I.[/TEX]

ơ hơ , l=0,4 ( đề cho rồi mà )

b, vì là quấn sát nên ta có :

[TEX]n=\frac{1}{d}=>B=4.10^{-7}.\pi.n.I=?[/TEX]

 
Last edited by a moderator:
H

hunter3d10


Đây là cách giải của mình mọi người xem nha

Xét trong hệ quy chiếu gắn với hạt mưa thì người sẽ có vận tốc tương đối V chếch lên trên và có độ lớn là [TEX]V=\sqrt{{v}^{2}+{u}^{2}}[/TEX]
xét trong khoảng thời gian t thì người quét trong không gian 1 thể tích như hình vẽ

d149db9c149e4edf8ccfa74c1350746a_52779333.drawing1model.jpg


Thể tích của vùng đó (goi là M)
M= b.c.V.t+a.b.V.t + a.b.c
[TEX]M=(a+c).b.\sqrt{{v}^{2}+{u}^{2}}.t + a.b.c[/TEX] (1)
như vậy nếu trong cùng 1 khoảng thời gian, nếu người đó đi càng nhanh thì càng bị ướt :D

Thay v.t=S là quãng đường đi được thì
Từ (1) ta có
[TEX]M=(a+c).b.\sqrt{{S}^{2}+\frac{{S}^{2}}{{v}^{2}}}t + a.b.c[/TEX]
Vậy nếu đi hết cùng 1 đoạn đường thì người đó chạy càng nhanh thì càng ít bị ướt
 
N

nganha846

Bài giải của chú hình như không xét đến khoảng cách giữa các hạt mưa?

Tia mưa hông phải là tia liên tục. Ta có thể xem như nó là tập hợp các hạt mưa đứt quãng. Dù người đó có chạy thế nào thì khoảng thời gian giữa hai hạt liên tiếp cũng không đổi. Như vậy, người chạy càng nhanh thì sẽ cảm thấy khoảng cách giữa các hạt mưa ngắn lại.

Anh nghĩ nếu lấy [TEX]Vt[/TEX]để tính lượng nước thì sẽ không chuẩn. Phải là [tex] u.t [/tex]
 
Last edited by a moderator:
H

hunter3d10

Bài giải của chú hình như không xét đến khoảng cách giữa các hạt mưa?

Tia mưa hông phải là tia liên tục. Ta có thể xem như nó là tập hợp các hạt mưa đứt quãng. Dù người đó có chạy thế nào thì khoảng thời gian giữa hai hạt liên tiếp cũng không đổi. Như vậy, người chạy càng nahnh thì sẽ cảm thấy khoảng cách giữa các hạt mưa dài ra.

Anh nghĩ nếu lấy [TEX]Vt[/TEX]để tính lượng nước thì sẽ không chuẩn. Phải là [tex] u.t [/tex]

Anh ơi. Em xét trong hqc gắn vs hạt mưa mà anh. Tức là coi như người đó đâm vào các hạt mưa như đâm vào bức tường thôi. Trong hệ quy chiếu này thì các hạt mưa đứng yên vậy làm sao mật độ hạt thay đổi được. Nói chung là khi đổi hệ quy chiếu thì vật chỉ có thể thay đổi vận tốc và chịu thêm các lực quán tính chứ không gian thì không thay đổi. Đương nhiên là không tính đến tương đối tính ở đây vì u<<<<c
 
Last edited by a moderator:
N

nkok23ngokxit_baby25

câu 2: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt trong không khí cách nhau 12 cm . Có $I_1$=2 A, $I_2$=4A . Xác định những vị trí có từ trường tổng hợp bằng không khi :
a. Hai dòng điện cùng chiều .
b. Hai dòng điện ngược chiều.
a) điều kiện $B_1$ cùng phương ngược chiều và có độ lớn bằng $B_2$
Gọi điểm M \Rightarrow M nằm giữa $B_1$ và $B_2$
lập tỉ số $\dfrac{R_2}{R_1}$=$\dfrac{I_2}{I_1}$
và $R_1$ + $R_2$=$R_{I_1 I_2}$=0,12
giải ra $R_1$=0,04 m
$R_2$=0,08 m
b) M nằm gần bên có cường độ dòng điện nhỏ hơn tức nằm gần bên $I_1$
$R_2 - R_1$=0,12
$\dfrac{R_2}{R_1}$=$\dfrac{I_2}{I_1}$
$R_1$=0,12 m
$R_2$=0,24 m
Mọi người xem giúp đúng không?


bài này thì làm giống phần điện trường thôi

có công thức của nó mà

(*) $I_1$ & $I_2$ cùng chiều

$$~~> \begin{cases} R_1 + R_2 = R_{12} \\ \dfrac{I_1}{R_1} = \dfrac{I_2}{R_2} \end{cases}$$

(*) $I_1$ & $I_2$ ngược chiều

$$~~> \begin{cases} |R_1 - R_2| = R_{12} \\ \dfrac{I_1}{R_1} = \dfrac{I_2}{R_2} \end{cases}$$
 
N

nganha846

Anh ơi. Em xét trong hqc gắn vs hạt mưa mà anh. Tức là coi như người đó đâm vào các hạt mưa như đâm vào bức tường thôi. Trong hệ quy chiếu này thì các hạt mưa đứng yên vậy làm sao mật độ hạt thay đổi được. Nói chung là khi đổi hệ quy chiếu thì vật chỉ có thể thay đổi vận tốc và chịu thêm các lực quán tính chứ không gian thì không thay đổi. Đương nhiên là không tính đến tương đối tính ở đây vì u<<<<c



Cái công thức vận tốc * thời gian còn thiếu cái yếu tố mật độ. Nếu dùng [TEX]ut[/TEX] là mặc định mật độ mưa thẳng đứng = 1. Nếu xét trong hệ quy chiếu xiên, mật độ thay đổi theo góc xiên.


Ầy. Anh đang mệt đó , chú mà cãi nữa là anh không chỉ cho chú dầm mưa thôi đâu.
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

câu 1 :

thương vẽ đúng rồi , chỉ là vẽ = panit nên không được nét thôi

mình có thể giải thích đôi chút về cách vẽ của thương :

+ cậu ấy sử quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của cảm ứng từ

+sau đó vẽ đường thẳng vuông góc với đưởng thẳng nối từ điểm khảo sát với dây dẫn ( cơ sở lí thuyết :" đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó '')

câu 2 :


cách làm của cậu không chặt chẽ phải lập luận thêm

=> dễ bị bắt bẻ và trừ điểm

câu 3 :

[TEX]B=4.\pi.10^{-7}.\frac{N}{l}.I=4.10^{-7}.\pi.\frac{20}{2.0,0314.\pi}.I=>I=?[/TEX]

câu 4 :

[TEX]B_{I}=2.\pi.10^{-7}.\frac{I}{R}=?[/TEX]

[TEX]B_O=2.10^{-5}[/TEX]

ta có :

[TEX]\frac{B_I}{B_o}=tan\alpha=1 =>\alpha=45^0[/TEX]

kết quả lấy xấp xỉ :D

câu 5:

a,

[TEX]B=4.10^{-7}.\pi.\frac{N}{l}.I=4.10^{-7}.\pi.\frac{N}{\pi.d}.I.[/TEX]

b, vì là quấn sát nên ta có :

[TEX]n=\frac{1}{d}=>B=4.10^{-7}.\pi.n.I=?[/TEX]

tại sao lại áp dụng công thức đó mà l ở đâu ra cho bạn vậy (câu 3, câu 5)
cách làm của mình trong sách bài tập cũng đã viết rồi mà sao lại không chặt chẽ, giống phần điện trường thôi:confused:
 
H

hunter3d10



Cái công thức vận tốc * thời gian còn thiếu cái yếu tố mật độ. Nếu dùng [TEX]ut[/TEX] là mặc định mật độ mưa thẳng đứng = 1. Nếu xét trong hệ quy chiếu xiên, mật độ thay đổi theo góc xiên.


Ầy. Anh đang mệt đó , chú mà cãi nữa là anh không chỉ cho chú dầm mưa thôi đâu.

1 là hệ quy chiếu em sét là hệ quy chiếu đứng---- vận tốc của mưa bằng 0 =>> khoảng cách giữa các hạt mưa là ko đổi ạ
2 là trong thực tế thì ngoài mưa cấp 12 ra thì trong mọi cơn mưa bình thường khác thì giọt mưa đều là các hạt hình cầu rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng===> dù cho trong hệ quy chiếu gắn với người (như hình của anh) thì nó ko thể là các đường kẻ dài như vậy được. Nếu tính chuẩn mật độ mới ra (ko phải khoảng cách mới) thì có thể bỏ qua số hạng kích thước các hạt => mật độ coi gần như không đổi ạ
 
Top Bottom