$\color{Red}{\fbox{Vật lý 11} \bigstar\text{CLB Vật Lý}\bigstar}$

S

socviolet

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi all.

Lâu lắm rồi Sóc mới quay lại 4rum, và cũng lâu lắm rồi mới quay lại box Lý. Các bạn biết không, mặc dù là mod Lý nhưng Sóc không hề giỏi Lý. Hơn nữa cũng phải hai tháng rồi mình chưa động đến sách vở môn Lý vì bận đi thi một số thứ, và thực tế là mình đã bỏ được hẳn nửa sau của chương III và chương IV - chương Từ trường. Vì thế mà mình càng chẳng tự tin vào kiến thức môn Lý lắm. Đó là lý do mình lập topic này. Lý 11 có thể không quan trọng trong kỳ thi Đại học, nhưng những mem 96 như chúng mình thì chưa phải thi Đại học mà, và môn ấy lại chẳng thể coi thường trên lớp nữa chứ (=.

Trong topic này các bạn post câu hỏi thoải mái, thảo luận cũng thoải mái (chắc mình sẽ là người hỏi nhiều nhất (=). Hạn chế spam nhé.
 
N

nganha846

Mình quên mất chút kiến thức về cảm ứng điện từ. Hiệu điện thế cảm ứng nói phụ thuộc vào cái gì ấy nhỉ?
 
L

ljnhchj_5v

Cảm ứng từ (tại 1 điểm nha) phụ thuộc vào:
- CƯờng độ dòng điện (tỉ lệ thuận)
- Vị trí đang xét
- Hình dạng dây dẫn
- Môi trường xung quanh

:)
 
H

ha_nb_9x

Cho mình hỏi về cách chập mạch điện
ví dụ như
picture.php
 
Last edited by a moderator:
S

songthuong_2535



Mình vẽ lại hình của bạn như trên. Thông cảm vì mình ko có hoa tay nhé =((

Theo mình thì thế này:

- Dòng điện xuất phát từ cực (+) đi tới điểm A. Tại đây mạch rẽ nhánh. Một đường sang $R_1$, một đường sang $R_3$. Vì ở đây ko có tác nhân cản trở hay tác dụng lên hướng của dòng như ampe kế hay vôn kế nên bạn phân tích mạch theo đường nào cũng không có vấn đề gì cả.

+ Phân tích theo hướng thứ nhất: Dòng điện sau khi đi qua $R_1$ thì tới B. Tại B dòng tiếp tục bị phân nhánh, 1 nhánh chạy tới $R_2$, một nhánh chạy tới $R_4$. Dòng chạy qua hai nhánh này cùng tới B nên $R_2 // R_4$. Còn $R_3$ thì chạy từ A tới B. Chập B với D , ta có ${[R_1nt(R_2 // R_4)] // R_3}$.

+ Nếu bạn phân tích theo hướng thứ hai, cách làm tương tự cách thứ nhất. Kết quả là: ${R_1 // [R_3nt(R_2 // R_4)]}$.



Mình thấy bài viết tại link này khá hay và bổ ích. Các bạn thử tham khảo xem :)

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=109696

Tuy nhiên, pic bị bỏ lâu rồi. Các bạn viết tiếp bài nhé!
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Biến đổi tương đương có nhiều cách hiểu lắm. Còn tùy cái "duyên" của bạn với cách nào thôi.

1) Nếu hiểu kĩ về dòng điện, bạn có thể quan sát xem dòng điện chạy thế nào.



Dòng mạch chính, tới A, sau đó vì 2 nhánh có điện trở nên I sẽ rẽ ra 2 nhánh. Vì dòng mạch chính bị chia 2 nên 1 sẽ // với 2. Sau khi qua C - D, hai dòng này có sự trao đổi với nhau, phân phối lại dòng điện rồi rẽ ra 2 nhánh đi qua 3 và 4. Sau đó chụm lại tại B để về cực âm. Vậy (3//4) và nt (1//2).

2)Nếu có trí tưởng tượng tốt, bạn có thể tư duy thế này: Tại các nút nối với nhau bằng dây dẫn hoặc ampe kế, ta tưởng tượng chập hai nút đó lại.

Ở đây ta chập C với D lại.




3)Nếu bạn muốn có một công thức chung mà không muốn tưởng tượng nhiều thì.....

Đánh dấu tất cả các nút, sau đó sắp xếp các nút và nối các điện trở giữa chúng với nhau. Phương pháp này cần có mạch điện phức tạp hơn ;))

............Và còn rất nhiều cách nữa.
 
Last edited by a moderator:
M

mavuongkhongnha

tiếp nhé mọi người

câu hỏi được đặt ra là : ở chương dòng điện không đổi mình khá kém phần tìm số bóng đèn (hoặc nguồn ) ít nhất

(hoặc nhiều nhất) , vậy ngoài cách biến đổi áp dụng bddt cô-si ( cách này dài lắm =(( ) cos cách nào ngắn hơn để làm

trắc nghiệm không ?
 
H

hunter3d10

có bạn ah! thường những bài nhanh thì họ sẽ cho 1 cái nguồn E, r và cho các bóng công suất P. số bóng max khi công suất nguồn max. P max= E^2\4r. số bóng max= Pmax/P
 
S

socviolet

Bài này trong SGK ban Tự nhiên, và mình thì chưa được học, nhưng đã bị bắt làm, hô hô...!
Khung dây MNPQ cứng, phẳng, diện tích $25cm^2$, gồm 10 vòng dây. Khung dây đc đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có chiều từ M ---> N. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như sau:
picture.php
a) Tính độ biến thiên từ thông từ lúc t=0 ---> t=0,4s.
b) Tính suất điện động cảm ứng.
c) Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung.
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

Bài này trong SGK ban Tự nhiên, và mình thì chưa được học, nhưng đã bị bắt làm, hô hô...!
Khung dây MNPQ cứng, phẳng, diện tích $25cm^2$, gồm 10 vòng dây. Khung dây đc đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có chiều từ M ---> N (phải là từ trong ra ngoài). Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như sau:
picture.php
a) Tính độ biến thiên từ thông từ lúc t=0 ---> t=0,4s.
b) Tính suất điện động cảm ứng.
c) Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung.




Có độ biến thiên từ thông là $\Delta \phi = B.S.cos (\vec{n}, \ \vec{B}) $
Suất điện động cảm ứng $|e_c|=\dfrac{\Delta \phi}{\Delta t}$
Có khi $\Delta t $ tăng -> B giảm -> Từ trường cảm ứng sinh ra cùng chiều với B ban đầu -> Dùng quy tắc nắm tay phải chiều dòng điện NMQP
 
S

socviolet



Có độ biến thiên từ thông là $\Delta \phi = B.S.cos (\vec{n}, \ \vec{B}) $
Suất điện động cảm ứng $|e_c|=\dfrac{\Delta \phi}{\Delta t}$
Có khi $\Delta t $ tăng -> B giảm -> Từ trường cảm ứng sinh ra cùng chiều với B ban đầu -> Dùng quy tắc nắm tay phải chiều dòng điện NMQP
Nói qua cái quy tắc nắm tay phải tay trái đi nàng, lười đọc sách quá :x
 
T

thienlong233

ế ế cho iêm bon chen vs
2 quy tắc này bh e vẫn còn nhớ dù học từ lớp 9 hê hê

Quy tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều của dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90* chỉ chiều cảu lực từ
quy tắc nắm tay phải: nắm tay lại và để một ngón cái choãi ra 90 độ Để tay sao cho các ngón tay chỉ chiều của dòng điện, Ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ
 
K

kakashi_hatake

Bạn trên nói đúng òi đó ^^

Cái ta áp dụng nắm tay phải là trong khung dây, ngón tay cái chỉ chiều đường sức từ, chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều dòng điện (hơi ngược thì phải, mà ta thấy đúng đó ^^)

Thêm chút lý thuyết là

Quy tắc bàn tay trái còn áp dụng với hạt mang điện di chuyển trong từ trường: lòng bàn tay hứng đường sức từ, cổ tay đến ngón tay là chiều dòng điện, ngón tay choãi ra là chiều chuyển động của điện tích

Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của cảm ứng từ (có 3 trường hợp là dòng điện dây dẫn thẳng, dòng điện trong ống dây và vòng dây)
 
S

socviolet

Thank 2 bạn trẻ nhé :x

Câu hỏi tiếp theo: Có 1 thanh nam châm và 1 thanh thép bề ngoài giống hệt nhau, làm thế nào phân biệt 2 thanh? Không được dùng thêm bất cứ dụng cụ khác.

Hehe =)
 
M

mavuongkhongnha

đặt đầu 1 thanh và trung điểm của thanh kia đặt theo kiểu chữ "T", nếu thấy 2 thanh hút mạnh đều

->thanh nằm dọc là thanh nam châm, thanh nằm ngang là thép

còn nếu 2 thanh không hút nhau mấy-> thanh ngang là nam châm, thanh dọc là thép
 
N

ngocquynh_96

bạn nào giúp mình hiểu hơn về quy tắc nắm bàn tay phải vs!
mình k biết xác định kiểu j cả
 
M

mavuongkhongnha

cậu muốn biết thêm điều gì
lí thuyết thì như thienlong , và kaka... rồi
nếu muốn cậu hãy đưa bài tập cụ thể để mình giải thích cho :)
 
H

hunter3d10

bạn nào giúp mình hiểu hơn về quy tắc nắm bàn tay phải vs!
mình k biết xác định kiểu j cả

Theo kinh nghiệm của mình thì cậu ko nên thuộc quy tắc nắm tay phải hay trái mà học quy tắc nhân tích có hướng vécto vs quy tắc vặn đinh ốc thôi. 2 quy tắc đó dễ thuộc, khó sai (cả 2 đều dùng tay phải vs ngày nào c ta chả phải vặn nút chai lọ).
Như trong từ thì hầu như tất cả các công thức (tính cảm ứng từ, lực từ,...) đều viết dưới dạng tích có hướng cả. còn dòng điện đặc biệt thì có thể dùng quy tắc vặn đinh ốc.
Và lại quy tắc nhân tích có hướng ko chỉ dùng trong lớp 11 mà lên lớp 12 cũng có nhiều công thức xuất hiện nó (phần cơ,....).
 
H

hunter3d10

Một số bài toán khác
Bài 1: Giả sử con người có dạng hình hình hộp chữ nhật với độ dài các cạnh là a,b,c. Một người đi dưới mưa với vận tốc v so với đường và mưa rơi thẳng đứng (từ trên xuống dưới) với vận tốc u so với đường. Hỏi người đó nên đi nhanh lên hay chậm đi để quần áo đỡ bị ướt hơn trong 2 trường hợp:
- Xét trong 1 khoảng thời gian
-Xét trong 1 quãng đường

Bài 2: Cho 2013 quả cầu kim loại nhỏ tích điện trong không gian với điện tích lần lượt là q,-2q,3q,-4q,..., 2013q (q>0). Chứng minh rằng tồn tại ít nhất 1 quả cầu mà mọi điểm trên bề mặt của nó đều tích điện dương

Bài 3: Cho 1 nguồn E, r=0 và 2 tụ điện C giống nhau. Tìm hiệu điện thế lớn nhất có thể tạo được trên 1 tụ.
Cho 1 nguồn E, r=0 và n tụ điện C giống nhau. Tìm hiệu điện thế lớn nhất có thể tạo được trến 1 tụ.

Bài 4:
2 vòng tròn giống nhau có điện trở là a (ôm/m). Bán kính R. Được hàn với nhau ở 2 điểm A và B. Góc AOB=60 độ. Tạo 1 từ trừng vuồng góc với mạt phẳng vòng biến thiên theo quy luật B= b.t (b = const). Tìm công suất nhiệt tỏa ra trên vật
d553a0ddf0b8b586329b9de0f913ce5b_52761379.untitled.bmp
 
S

socviolet

Theo kinh nghiệm của mình thì cậu ko nên thuộc quy tắc nắm tay phải hay trái mà học quy tắc nhân tích có hướng vécto vs quy tắc vặn đinh ốc thôi. 2 quy tắc đó dễ thuộc, khó sai (cả 2 đều dùng tay phải vs ngày nào c ta chả phải vặn nút chai lọ).
Như trong từ thì hầu như tất cả các công thức (tính cảm ứng từ, lực từ,...) đều viết dưới dạng tích có hướng cả. còn dòng điện đặc biệt thì có thể dùng quy tắc vặn đinh ốc.
Và lại quy tắc nhân tích có hướng ko chỉ dùng trong lớp 11 mà lên lớp 12 cũng có nhiều công thức xuất hiện nó (phần cơ,....).
Nói qua cái quy tắc vặn đinh ốc đi cậu, vì tớ chưa đc học, hơ hơ …
 
Top Bottom