$\color{red}{\fbox{Toán}\bigstar\text{Hình giải tích}}$

T

thupham22011998

Bài tiếp: Cho tam giác ABC có đỉnh A(1;2) , đường trung tuyến (BM): 2x+y+1=0 và phân giác trong (CD): x+y-1=0. Viết pt đường thẳng BC
 
H

huynhbachkhoa23

Viết bằng phươn trình hệ số góc cho dễ :p $(BM): y=-2x-1; (CD): y=1-x$

$M(a; -2a-1)$

Công thức đối xứng tâm:

$x_A=2a-x_C$ và $y_A=-4a-y_C-2$

$\leftrightarrow x_C=2a-1$ và $y_C=-4a-4$

$-4a-4=1-(2a-1) \leftrightarrow a=-3$

$\rightarrow C(-7;8)$

Chọn điểm đối xứng của $A$ qua $CD$: $K(-1;0)$

Viết phương trình $CK$ là phương trình $CB$.
 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998

Bạn huynhbachkhoa23 làm đúng rồi. Làm bài tiếp theo nhé!

BT: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(0;1) và điểm B (2;1) và các đường thẳng :
(d1): (m-1).x+ (m-2).y+2-m=0; (d2): (2-m).x+(m-1).y+3m-5=0

a, Chứng minh (d1) luôn cắt (d2)
b, Gọi P là giao điểm của (d1) và (d2) , tìm m sao cho PA+PB lớn nhất
 
H

huynhbachkhoa23

BT: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(0;1) và điểm B (2;1) và các đường thẳng :
(d1): (m-1).x+ (m-2).y+2-m=0; (d2): (2-m).x+(m-1).y+3m-5=0

a, Chứng minh (d1) luôn cắt (d2)
b, Gọi P là giao điểm của (d1) và (d2) , tìm m sao cho PA+PB lớn nhất

a) Vì $m-2 \ne m-1$ nên $(d_1)$ và $(d_2)$ luôn giao nhau.

b) Có:

$(d_1): mx-x+my-2y+2-m=0 \leftrightarrow (d_1):m(x+y-1)-(x-2y+2)=0$ luôn đi qua $A$ với $m\ne ...$

Chứng minh tương tự: $(d_2)$ luôn đi qua $B$ với $m \ne ...$

Em quen dùng phương trình hệ số góc, lời giải hơi dài, thông cảm :D:

$(d_1): y=\dfrac{(1-m)x}{m-2}+1$

$(d_2): y=\dfrac{(m-2)x}{m-1}+\dfrac{2}{m-1}-1$

$\rightarrow (d_1)$ vuông góc với $(d_2)$

$\rightarrow PAB$ vuông tại $P$ với $AB$ cố định.

$AP+PB=\sqrt{AB^2+2PA.PB}\le \sqrt{2}AB=2\sqrt{2}$

Dấu bằng xảy ra khi $PA=PB$

$\rightarrow P(1;0)$ hoặc $P(1;2)$

$P(1;2)$ thoả. $m=\dfrac{3}{2}$

Với $m=2$ khoảng cách lớn hơn $m=\dfrac{3}{2}$

Vậy $m=2$.
 
Last edited by a moderator:
H

huynhbachkhoa23

Em xin đóng góp 2 bài khá dễ về lý thuyết, mấy hôm nữa tới chương Đường tròn Elip thì cho qua lý thuyết này.

1. Chứng minh $(E): \dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1$ với $a,b>0$ có hệ tham số là:

$(E): \begin{cases}x=a\sin t \\ y=b\cos t \\ \end{cases}$

hoặc

$(E): \begin{cases}x=a\cos t \\ y=b\sin t \\ \end{cases}$

2. Cho Elip có độ dài trục ngang là $a$, trục dọc là $b$, tâm là $I(x_0; y_0)$.

a) Viết phương trình Elip $(E)$ đó.

b) Dựa vào kết quả bài 1 hãy viết phương trình tham số cho $(E)$ ở câu a) (lấy phương trình tham số đầu tiên).

c) Viết phương trình tham số của đường tròn bán kính $R$, tâm $I(x_0;y_0)$

Hoàn toàn là dựa vào kiến thức lớp 10.

Nếu câu 1 không nghĩa ra thì bôi đen dòng phía sau đây =)): $\cos^2 \alpha + \sin^2 \alpha =1$

 
Last edited by a moderator:
B

buivanbao123

Em xin đóng góp 2 bài khá dễ về lý thuyết, mấy hôm nữa tới chương Đường tròn Elip thì cho qua lý thuyết này.

1. Chứng minh $(E): \dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1$ với $a,b>0$ có hệ tham số là:

$(E): \begin{cases}x=a\sin t \\ y=b\cos t \\ \end{cases}$

hoặc

$(E): \begin{cases}x=a\cos t \\ y=b\sin t \\ \end{cases}$

2. Cho Elip có độ dài trục ngang là $a$, trục dọc là $b$, tâm là $I(x_0; y_0)$.

a) Viết phương trình Elip $(E)$ đó.

b) Dựa vào kết quả bài 1 hãy viết phương trình tham số cho $(E)$ ở câu a) (lấy phương trình tham số đầu tiên).

c) Viết phương trình tham số của đường tròn bán kính $R$, tâm $I(x_0;y_0)$

Hoàn toàn là dựa vào kiến thức lớp 10.

Nếu câu 1 không nghĩa ra thì bôi đen dòng phía sau đây =)): $\cos^2 \alpha + \sin^x \alpha =1$


1)Ta chứng minh ngược lại
x=asint <=> $x^{2}=a^{2}.sin^{2}t$
y=bcost <=> $y^{2}=b^{2}.cos^{2}t$
Thế vào Pt chính tắc của (E) sẽ được $sin^{2}t+cos^{2}t=1$ luôn đúng
 
H

huynhbachkhoa23

2)
a)PT (E) là: $\dfrac{4x_{0}^{2}}{a^{2}}+\dfrac{4y_{0}^{2}}{b^{2}}=1$

Sai rồi anh, sử dụng kiến thức của bài tịnh tiến đồ thị.

Giải luôn.

Ở hệ IXY (có gốc là $I(x_0;y_0)$), $(E)_{IXY}:\dfrac{X^2}{a^2}+\dfrac{Y^2}{b^2}=1$

Theo công thức tịnh tiến hệ trục toạ độ:
$\begin{cases}
x=X+x_0 \\
y=Y+y_0 \\
\end{cases}$

Thế vào ta được: $(E)_{Oxy}:\dfrac{(x-x_0)^2}{a^2}+\dfrac{(y-y_0)^2}{b^2}=1$
 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998



a) Vì $m-2 \ne m-1$ nên $(d_1)$ và $(d_2)$ luôn giao nhau.

b) Có:

$(d_1): mx-x+my-2y+2-m=0 \leftrightarrow (d_1):m(x+y-1)-(x-2y+2)=0$ luôn đi qua $A$ với $m\ne ...$

Chứng minh tương tự: $(d_2)$ luôn đi qua $B$ với $m \ne ...$

Em quen dùng phương trình hệ số góc, lời giải hơi dài, thông cảm :D:

$(d_1): y=\dfrac{(1-m)x}{m-2}+1$

$(d_2): y=\dfrac{(m-2)x}{m-1}+\dfrac{2}{m-1}-1$

$\rightarrow (d_1)$ vuông góc với $(d_2)$

$\rightarrow PAB$ vuông tại $P$ với $AB$ cố định.

$AP+PB=\sqrt{AB^2+2PA.PB}\le \sqrt{2}AB=2\sqrt{2}$

Dấu bằng xảy ra khi $PA=PB$

$\rightarrow P(1;0)$ hoặc $P(1;2)$

$P(1;2)$ thoả. $m=\dfrac{3}{2}$

Với $m=2$ khoảng cách lớn hơn $m=\dfrac{3}{2}$

Vậy $m=2$.

Mình nghĩ bài này chưa ổn. Bạn thử xem lại xem....

a, Theo đúng SGK thì (d1) cắt (d2) \Leftrightarrow $\frac{a1}{a2}$ # $\frac{b1}{b2}$
hoặc làm theo các hệ thức D, Dx,Dy
b, Mình ra 2 đáp án: $m=1, m=2$
 
H

huynhbachkhoa23

Mình nghĩ bài này chưa ổn. Bạn thử xem lại xem....

a, Theo đúng SGK thì (d1) cắt (d2) \Leftrightarrow $\frac{a1}{a2}$ # $\frac{b1}{b2}$
hoặc làm theo các hệ thức D, Dx,Dy
b, Mình ra 2 đáp án: $m=1, m=2$


Câu b khi m=1 thì $(d_1):y=1; (d_2): x=2$ và giao điểm chính là $B$, tổng bằng 2 sao lớn hơn $m=2$ được.
 
T

thupham22011998


Câu b khi m=1 thì $(d_1):y=1; (d_2): x=2$ và giao điểm chính là $B$, tổng bằng 2 sao lớn hơn $m=2$ được.

Mình làm theo cách tìm tọa độ điểm P, sau đó tính $PA^2+PB^2=8$.
Theo bất đẳng thức Bunhiacopski:
$(PA+PB)^2$ \leq $2(PA^2+PB^2)=16$

\Rightarrow $PA+PB$ \leq 4 \Rightarrow $max(PA+PB)=4$

Đạt max \Leftrightarrow $PA=PB$ \Leftrightarrow $PA^2=PB^2$

\Rightarrow $m=1, m=2$
 
H

huynhbachkhoa23

Mình làm theo cách tìm tọa độ điểm P, sau đó tính $PA^2+PB^2=8$.
Theo bất đẳng thức Bunhiacopski:
$(PA+PB)^2$ \leq $2(PA^2+PB^2)=16$

\Rightarrow $PA+PB$ \leq 4 \Rightarrow $max(PA+PB)=4$

Đạt max \Leftrightarrow $PA=PB$ \Leftrightarrow $PA^2=PB^2$

\Rightarrow $m=1, m=2$

Nhưng anh/chị cứ thế $m=1; m=2$ vào xem thử cái nào lớn hơn.

$m=1: (d_1): y=1; (d_2): x=2 \rightarrow PA+PB=2$

$m=2: (d_1): Oy; (d_2): y=-1 \rightarrow PA+PB=2+2\sqrt{2}$

Em nghĩ anh sai vào chỗ $PA^2+PB^2=8$

Trên bài giải em đã ghi là $(d_1)$ luôn đi qua $A$ với $m\ne...$;$(d_2)$ luôn đi qua $B$ với $m\ne...$ rồi. Anh/ chị bị mắc lỗi là chưa thế số vào để xem trường hợp ngoại lệ.
 
Last edited by a moderator:
B

buivanbao123

Nhưng anh/chị cứ thế $m=1; m=2$ vào xem thử cái nào lớn hơn.

$m=1: (d_1): y=1; (d_2): x=2 \rightarrow PA+PB=2$

$m=2: (d_1): Oy; (d_2): y=-1 \rightarrow PA+PB=2+2\sqrt{2}$

Em nghĩ anh sai vào chỗ $PA^2+PB^2=4$

Trên bài giải em đã ghi là $(d_1)$ luôn đi qua $A$ với $m\ne...$;$(d_2)$ luôn đi qua $B$ với $m\ne...$ rồi. Anh/ chị bị mắc lỗi là chưa thế số vào để xem trường hợp ngoại lệ.

Uk làm cái này ko thể chọn ra cái nào lớn hơn được
Khoa tên nik người ta là thupham mà bảo là con trai==
 
H

huynhbachkhoa23

Uk làm cái này ko thể chọn ra cái nào lớn hơn được
Khoa tên nik người ta là thupham mà bảo là con trai==

Em lại tưởng là "thủ phạm" =)) nên tưởng là con trai.

P/s: Em trong sáng lắm nhé =))

Thật ra đa số trường hợp $PA^2+PB^2=4 \ne 8$
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Cho $(P): \ \ -x^2+2x+3\\(d): \ \ y=mx$.

a) Tìm quỹ tích giao điểm của 2 đồ thị.

b) Biết 2 đồ thị trên luôn cắt nhau tại điểm phân biệt $A$ và $B$. Với giá trị nào của $m$ thì hai tiếp tuyến của $(P)$ tại $A$ và $B$ vuông góc nhau.
Post nhưng chưa thấy trả lời nên đem vào đây nhờ các bạn giải giúp!
 
D

demon311

Làm thế này chắc sai:
PT hoành độ giao điểm

$x^2+(m-2)x-3=0$

Pt này khi m thay đổi thì nó sẽ có vô số nghiệm
\Rightarrow quỹ tích chính là (P)

"Không biêt lí luận thế nào" :((

Câu b thì chờ mình tìm ra cách giải thì mình cũng R.I.P rồi
 
H

huynhbachkhoa23

Làm thế này chắc sai:
PT hoành độ giao điểm

$x^2+(m-2)x-3=0$

Pt này khi m thay đổi thì nó sẽ có vô số nghiệm
\Rightarrow quỹ tích chính là (P)

"Không biêt lí luận thế nào" :((

Câu b thì chờ mình tìm ra cách giải thì mình cũng R.I.P rồi

$(d)$ xoay quanh $O$

$(P)=0$ có nghiệm và $(P)$ cố định nên quỷ tích là $(P)$
 
H

huynhbachkhoa23

Ăn cắp cái đề giải rồi =))

Bài 1: Trong hệ tọa độ $\text{Oxy}$ có $\text{I(1;1)}$ và $\text{M(7;3)}$

a) Viết phương trình đường tròn tâm $\text{I}$ bán kính $\text{5}$.

b) Từ $\text{M}$ kẻ cát tuyến $\text{MAB}$ ($\text{A}$ nằm giữa $\text{M}$ và $\text{B}$) sao cho $MB=3MA$. Viết phương trình cát tuyến đó.

Bài 2: Cho đồ thị $(T): y=x^3-6x^2+7x+5$

a) Tìm tâm đối xứng của đồ thị.
b) Đồ thị có bao nhiêu giao điểm với trục tung, bao nhiêu giao điểm với trục hoành.

Bài 3: Cho $(P): y= \dfrac{1}{4}(x-1)^2+2$

a) Tìm GTLN, GTNN của $y$ trong khoảng $[-1;5]$
b) Viết phương trình tiếp tuyến cho $(P)$ tại $x=2$
c) Tìm toạ độ tiêu điểm và viết phương trình đường chuẩn. (không cần dời hệ)
 
Top Bottom