$\color{ red }{\fbox{ Ngữ văn 9 }\bigstar\text{ Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm }\bigstar}$
Câu 1: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. Năng lòng xót liễu vì hoa
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
B. Cỏ non xanh rơn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa
Gia đồng vào giử thư nhà mới sang.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Câu 2: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
C. Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.
D. Ý chí trứơc sau như một của vua Lê.
Câu 3: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người?
A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.
B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
C. Thân chinh cầm quân ra trận.
D. Sai mở tiệc khao quân.
Câu 4: Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
C. Có nghệ thuật dẫn chyện hấp dẫn.
Câu 5: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?
A. Miêu tà vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng.
B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
D. Gới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 6: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau?
A. Vì Thuý Vân không phải là nhân vật chính.
B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thuý Kiều.
C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp Thuý Kiều.
D. Vì tác giả muốn đề cao Thuý Vân.
Câu 7: Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
A. Vẻ đẹp của đôi mắt.
B. Vẻ đẹp của làn da.
C. Vẻ đẹp của mái tóc.
D. Vẻ đẹp của dáng đi.
Câu 8: Cụm từ “Nghề riêng” nói về cái tài nào của Thuý Kiều?
A. Tài chơi cờ C. Tài đánh đàn.
B. Tài làm thơ. D. Tài vẽ.
Câu 9: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?
A. Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.
B. Là người có trái tim đa sầu đa cảm.
C. Là người gắn bó với gia đình.
D. Là người có tình yêu chung thuỷ.
Câu 10: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân là gì”?
A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
B. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.
C. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
Câu 11: Cụm từ “Khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?
A. Mùa xuân đã hết.
B. Khoá kín tuổi xuân.
C. Bỏ phí tuổi xuân.
D. Tuổi xuân đã tàn phai.
Câu 12: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?
A. Ẩn dụ.
B. Hoán dụ.
C. Nhân hoá
D. So sánh.
Câu 13: Các từ “sân lai”, “gốc tử” được gọi là gì?
A. Các định ngữ.
B. Các điển cổ
C. Các vị ngữ.
D. Các chủ ngữ.
Câu 14: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 15: Câu thơ “Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh.
B. Nhân hoá
C. Hoán dụ.
D. Liệt kê.