Mn tham khảo này!!
:3
BÀI 11:
1/ Thế nào là vận chuyển thụ động ?
Vận chuyển thụ động là kiểu vận chuyển các chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần tiêu tốn năng lượng và chất mang.
2/ Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động ?
(Nêu khái niệm) ko cop đc bảng s2
3/ Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào cũng như các đặc tính lí hóa của chúng.
4/ Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau ?
Muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị héo.
5/ Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào ?
Trên màng tế bào có các thụ thể có thể liên kết đặc hiệu với một số chất nhất định. Vì vậy tế bào có thể chọn được các chất nhất định để vận chuyển vào trong tế bào bằng con đường thực bào.
6/ Nếu ta cho tế bào thực vật và tế bào hồng cầu của người vào trong giọt nước cất trên phiến kính, một lúc sau quan sát các tế bào này trên kính hiển vi thì sẽ thấy các tế bào có những thay đổi gì ? Giải thích ?
Tế bào hồng cầu không có thành tế bào nên khi cho vào nước cất sẽ bị nước thấm vào làm trương tế bào và đến một lúc nào đó tế bào sẽ bị vỡ. Tế bào thực vật có thành tế bào nên nước chỉ thẩm thấu vào có mức độ làm trương tế bào lên chứ không thể làm vỡ tế bào được.
7/ Trình bày các hình thức nhập bào và xuất bào?
– Đối với các phân tử lớn (các thể rắn hoặc lỏng) không lọt qua các lỗ màng được thì tế bào sử dụng hình thức xuất bào hoặc nhập bào để chuyển tải chúng ra hoặc vào tế bào.
– Nhập bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Các phần tử rắn (ví dụ vi khuẩn) hoặc lỏng (ví dụ giọt thức ăn) khi tiếp xúc với màng thì màng sẽ biến đổi và tạo nên bóng nhập bào bao lấy vi khuẩn hay giọt lỏng, các bóng này sẽ được tế bào tiêu hoá trong lizôxôm. Nhập bào gồm 2 dạng:
+ Thực bào: chất vận chuyển ở dạng rắn.
+ Ẩm bào: chất vận chuyển ở dạng lỏng.
– Xuất bào là phương thức đưa các chất ra ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Trong hiện tượng xuất bào, tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phần tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào (chứa các chất hoặc phần tử đó), các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc phần tử ra ngoài. Bằng cách xuất bào, các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào.
8/ Tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Cách xào rau để rau không bị quắt và vẫn xanh?
Nếu khi xào rau, ta cho mắm muối ngay từ đầu và đun nhỏ lửa thì do hiện tượng thẩm thẩu nên nước sẽ rút ra khỏi tế bào làm rau quắt lại và rau sẽ rất dai. Để tránh hiện tượng này, ta nên xào rau ít một, lửa to và không nên cho mắm muối ngay từ đầu. Khi lửa to, nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài của rau cháy ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngoài. Do vậy, nước vẫn được giữ lại trong tế bào làm cho rau không bị quắt nên vẫn dòn và ngon. Trước khi cho ra đĩa ta mới cho mắm muối, như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu nước từ tế bào ra ngoài.
Bài 13:
Câu 1. Tại sao ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng không tốt cho cơ thể? Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt cho cơ thể?
– Đường và chất béo là những thực phẩm giàu năng lượng rất bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng mà năng lượng không được sử dụng sẽ dẫn đến bệnh béo phì, bệnh tiểu đường cũng như các bệnh khác có liên quan.
– Nếu chất đường và chất béo cung cấp nguồn năng lượng chính thì chất đạm (prôtêin) lại là thành phần cấu trúc quan trọng của tế bào và cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày không thể nào thiếu nguồn thực phẩm prôtêin. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu prôtêin (thịt, trứng, cá...) cũng sẽ không tốt cho cơ thể, prôtêin vào cơ thể được phân giải thành các axit amin, khi các axit amin bị phân giải trong gan sẽ tạo ra urê là chất độc với cơ thể.
Câu 2. Tại sao nói “ATP là đồng tiền năng lượng” của tế bào?
– ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào với ý nghĩa ATP được sử dụng hàng ngày như tiền tệ, cụ thể nó cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào (trao đổi chất, vận chuyển các chất, sinh công cơ học, các quá trình hấp thụ...).
– ATP có chứa các liên kết cao năng giàu năng lượng, ATP có năng lượng hoạt hóa thấp, dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. Các phản ứng thu nhiệt trong tế bào cần 1 năng lượng hoạt hóa thấp khoảng 7,3kcal cho nên ATP có khả năng cung cấp đầy đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của tế bào
Câu 3. Trình bày khái niệm năng lượng, trong tế bào có những dạng năng lượng nào?
– Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Có nhiều dạng năng lượng khác nhau như: điện năng, quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt năng… Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng thiên nhiên ta có thể phân biệt năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước…
– Các dạng năng lượng chính trong tế bào:
+ Thế năng : Thế năng là trạng thái tiềm ẩn của năng lượng, dạng năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công (năng lượng các liên kết hoá học trong các hợp chất hữu cơ, chênh lệch các điện tích ngược dấu ở hai bên màng…).
+ Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công.
+ Nhiệt năng: giữ ổn định nhiệt độ tế bào, cơ thể.
+ Hoá năng: năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học, đặc biệt là ATP.
– Khi gặp các điều kiện nhất định, năng lượng tiềm ẩn chuyển sang trạng thái động năng có liên quan đến các hình thức chuyển động của vật chất (các ion, phân tử...) và tạo ra công tương ứng. Các dạng năng lượng có thể chuyển hoá tương hỗ và cuối cùng thành dạng nhiệt năng.
Câu 4. Trình bày khái niệm chuyển hóa vật chất?
– Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Nhờ chuyển hóa vật chất, tế bào thực hiện được các đặc tính đặc trưng khác như sinh trưởng, cảm ứng và sinh sản. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
– Chuyển hóa vật chất bao gồm 2 mặt: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (quá trình đồng hóa) và phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (quá trình dị hóa).
Câu 5. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào những việc chính nào?
Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào những việc chính như:
– Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào (tổng hợp prôtêin...).
– Vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng).
– Sinh công cơ học (co cơ...).
Câu 6. Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa? Nêu mối quan hệ giữa 2 quá trình này?
– Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa
(Nêu khái niệm) ko cop đc bảng s2
– Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình vừa mâu thẫn vừa thống nhất (thể hiện trong quá trình chuyển hóa vật chất), sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia và ngược lại.
BÀI 14 :
1/ Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulozo ?
Ở người không có enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo mà chỉ có enzim phân giải tinh bột (amilaza).
2/ Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn ?
Vì enzim có bản chất là protein nên khi tăng nhiệt độ quá nhiệt độ tối ưu của enzim thì enzim sẽ bị biến tính và mất chức năng xúc tác.
3/ Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzim ? Giải thích ?
Mỗi loại enzim có thể cần các điều kiện khác nhau. Vì vậy mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại enzim nhất định.
4/ Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào ?
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim thông qua sử dụng các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim.