Sinh $\color{green}{\fbox{BOX SINH 10 }\bigstar\text{ 98 cùng trao đổi }\bigstar}$

S

sasani

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.




:Mloa_loa: Chú ý ........ Chú ý ..............:Mloa_loa:


Một chương trình dài hơi dành cho mem 98


Một không gian riêng cho các bạn

Một lần nữa một topic dành riêng ra đời. Topic này sẽ tồn tại cho đến hết năm học.

Các bạn đang hỏi lập ra làm gì?!? Mình lập ra vì những mục đích sau:

Thứ nhất, các bạn đều có những thắc mắc trong môn sinh học dù là dễ đối với người này nhưng khó với người kia. Vì vậy sẻ chia là cùng nhau tiến bộ

Thứ hai, lập một topic lớn nâng cao khả năng học nhóm của các bạn và là một nơi để trao đổi thoải mái liền mạch nhất. Theo thông lệ mình sẽ đưa đề kiểm tra thử để củng cố thêm cho các bạn 98

Thứ ba, đôi khi các bạn lười không lập topic nhỏ thì vào đây vừa dễ theo dõi vừa dễ nhờ vả :)D thoải mái đi)

Nói chung mình hy vọng đây là một phòng sinh hoạt chung cho các bạn 98 để trao đổi về môn Sinh học.

Chú ý: KHÔNG SPAM DƯỚI MỌI HÌNH THỨC. TRƯỜNG HỢP PHÁT HIỆN BỊ XỬ LÝ NGHIÊM!
 
Last edited by a moderator:
S

sasani

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG.

Chương này các bạn cần đảm bảo kiến thức về:
- Các cấp tổ chức sống : cái này gần như là nhắc lại kiến thức gia đoạn cuối năm lớp 9
- Các giới sinh vật: nhắc lại và đào sâu kiến thức lớp 6 (đúng không nhỉ?)

Hầu như phần này không có nhiều câu hỏi để các bạn thắc mắc.

Các bạn có gì trao đổi nhanh nhanh lên nhá, sắp KT một tiết rồi còn gì!
 
T

thang271998

dạ vâng cho em hỏi là chị có mấy câu hỏi từ bài 1----> bài 6 không ạ.......Em cám ơn, thứ sáu em kiểm tra giữa kì rồi...Mong mọi người giúp cho...Em còn môn địa, toán, ngoại phải ôn nữa ạ....Cám ơn
 
S

sasani

Nội dung chương trình từ bài 1 đến bài 6 chủ yếu thi sẽ tập trung vào chương I phần II. Đây toàn những bài chủ chốt quan trọng đặc biệt 4 đại phân tử hữu cơ.

Để hoàn thiện phần kiến thức theo mình bạn nên đảm bảo như sau:
- Hiểu và chỉ rõ đặc điểm cấu trúc, phân loại, chức năng của 4 đại phân tử hữu cơ.
- So sánh được 4 đại phân tử hữu cơ này với nhau.
- Chú ý đến Axit nucleic và những dạng bài tập phần này: tính số nu mỗi mạch....
- Vận dụng để giải thích một số hiện tượng tự nhiên.
VD: khi đun thịt, thịt sẽ có hiện tượng săn lại? ....
Nên chú ý chút đến phần này vì xu hướng ra đề giờ là mở nâng cao khả năng vận dụng thực tế.

Bạn nên dành riêng khoảng 2 tiếng đồng hồ tập trung đọc lại và làm câu hỏi bài tập cuối mõi bài. Đừng giở lại sách vở mà tự viết thì sẽ biết mình đang ở vị trí nào!

Có thắc mắc gì cứ Post lên đây.

Chúc bạn thành công!
 
T

thang271998

Chị ơi thế chị cho em hỏi về phân tích các cấu trúc của protein chị trả lời nhanh nhé ......Em cám ơn
 
T

thongoc_97977

Protein là một hợp chất đại phân tử được tạo thành từ rất nhiều các đơn phân là các axit amin. Axit amin được cấu tạo bởi ba thành phần: một là nhóm amin (-NH2), hai là nhóm cacboxyl (-COOH) và cuối cùng là nguyên tử cacbon trung tâm đính với 1 nguyên tử hyđro và nhóm biến đổi R quyết định tính chất của axit amin...4 bậc cấu trúc của protein là
+Cấu trúc bậc 1
+Cấu trúc bậc 2
+Cấu trúc bậc 3
+Cấu trúc bậc 4
Phần cấu trúc có giới thiệu trong sách rồi nên bạn xem lại nhé!

~thân~
 
S

sasani

thang271998 Bạn up đề KT lên cho mọi người tham khảo và giải đáp nha.

Tuần sau mọi người trải nghiệm và ôn luyện với chương I + II của phần 2 nha!
 
S

sasani

Bắt đầu với Bài 3:

Nội dung tóm tắt:

Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC​

I.Các nguyên tố hoá học:
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 95% khối lượng cơ thể sống.
- C là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.
- Các nguyên tố hoá học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hoá, hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.

1. Các nguyên tố đa lượng: C, H, O, N, S, K…
- Là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể.
- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtein, lipit, axit nuclêic là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
2. Nguyên tố vi lượng( Fe, Cu, Mo, Bo, I…)
- Là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ trong khối lượng khô của tế bào.
- Vai trò: Tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào.

II. Nước và vai trò của nước trong tế bào:
1. Cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước:
a. Cấu trúc:
- 1 nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hoá trị.
- Phân tử nước có hai đù tích điện trái dấu do đôi điện trong liên kết bị kéo lệch về phía ôxi.
b. Đặc tính:
- Phân tử nước có tính phân cực.
- Phân tử nước này hút phân tử nước kia.
- Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác.

2. Vai trò của nước đối với tế bào:
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
- Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống.

Câu hỏi thường gặp ở đây về nước như hiện tượng cho tế bào sống vào tủ lạnh....

Mọi người chia sẻ thắc mắc và câu hỏi nha!
 
S

sasani

Một số câu hỏi khá phổ biến của lớp 10 như:

1. Tại sao cần ăn protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?
2. Hiện tượng và giải thích hiện tượng cho tế bào sống vào tủ lạnh.
3. Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng....
4. Tại sao khi đun thịt thì thịt thường co và săn lại!

Nói chung là nhiều nhiều câu hỏi thực tiễn mà nguyên do căn bản là lý thuyết cấu trúc.
 
T

thang271998

Một số câu hỏi khá phổ biến của lớp 10 như:

1. Tại sao cần ăn protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?
2. Hiện tượng và giải thích hiện tượng cho tế bào sống vào tủ lạnh.


Nói chung là nhiều nhiều câu hỏi thực tiễn mà nguyên do căn bản là lý thuyết cấu trúc.
2.Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong nguyên sinh chất của tế bào đông thành đá, khoảng cách các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất, thể tích tế bào tăng lên làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ và tế bào bị chết.
1.– Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân thành các axit amin không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta. Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều người bị dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng ghép…)
– Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…).
-------------------------------------------------------------------------
Dạ em xin lỗi về không đăng bìa kiểm tra j...vì em đã lãng quên topic...cho em xin lôi..
 
S

sasani

hj không có gì, nhớ vẫn hơn.

Giúp PR ra là được rồi. :))

Nói chung phần này học cơ bản là dễ nhưng hiểu sâu thì hơi hơi (thôi nhá) lằng nhằng do phải hiểu cả bản chất hữu cơ tên khá loằng ngoằng.

Học trên lớp đến đâu rồi còn giở lại vở cũ nhanh lên.
 
H

huonglai_98

Mình có câu hỏi cần giải đáp:
tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan gì tới chức năng quang hợp không?
 
H

huongmot

Mình có câu hỏi cần giải đáp:
tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan gì tới chức năng quang hợp không?

Lá cây có màu xanh do chất diệp lục có trong lục lạp của lá. Lá cây hấp thụ tất cả các ánh sáng màu khác, duy chỉ có màu xanh là không hấp thụ nên phản xạ lại vào mắt ta cho ta thấy màu xanh
 
Last edited by a moderator:
T

tuonghuy333_2010

Lá có màu xanh là do các sắc tố diệp lục đã hấp thụ hết các vùng ánh sáng tím đỏ cam vàng,.... chỉ còn lại vùng ánh sáng màu Xanh lá cây nên lá có màu đó đây ^_^ ko hợp lí thì đính chính lại nha ..........
 
S

sasani

Câu hỏi đây:

1. Thí nghiệm: Lấy nhân (2n) của TB trứng ếch loài A cấy vào TB trứng ếch loài B đã bị phá mất nhân. Ếch con mang đặc điểm của loài nào? Kết quả đó chứng minh điều gì?


2. Trong cơ thể người, tế bào nào không có nhân mà vẫn hoạt động bình thường? Việc không nhân có ý nghĩa như thế nào đối với nó?
3. Trong số các loại tế bào sau, tế bào nào có mạng lưới nội chất hạt phát triển nhất: Hồng cầu, bạch cầu, biểu bì, cơ? Vì sao?
 
T

thang271998

Các anh chị, bạn ơi xin chỉ cho mình về bài tập mạch nucleotit hay các bài tập lớp 10 hoặc lớp 11,12.....Xin chỉ rõ công thức...và giải chi tiết các ví dụ và bài tập áp dụng nhé! EM cám ơn nhiều ạ
 
L

ltvien

PHẦN CẤU TRÚC ADN
1. l là chiều dài ADN
Nm là tổng số Nu trên một mạch đơn.
Ta có l = Nm.3,4 ($A^o$)
1Nu có lTB = 3,4 Ao
1 $A^o$ = 10-4 micromet, 1 $A^o$ = 10-7 mm
2. M là khối lượng phân tử của ADN
N là tổng số Nu trên ADN
Ta có M = N.300 (đvC)
3. N = 2.Nm
4. A,T,G,X lần lượt là số lượng từng loại Nu Ađênin, Timin, Guanin, Xitôxin
Theo nguyên tắc bổ sung ta có A=T , G=X
và A + G = Nm , T + X = Nm
5. Ht là số liên kết hóa trị của ADN, thì
Ht = 2(N - 1)
6. Hn là số liên kết hóa trị nối giữa các Nu trong ADN thì
Hn = N - 2
7. H là số liên kết hiđrô của ADN
Ta có H = 2A + 3G = 2T + 3X
do cặp A-T hay T-A liên kết bằng 2 liên kết Hiđrô, cặp G-X hay X-G liên kết bằng 3 liên kết Hiđrô
8.Trung bình mỗi vòng xoắn có 10 cặp Nu (20Nu) nên vx = N20 = Nm10
9. %A + %G = 50% = %T + %X
10. %A = $\frac{A.100}{N}$ = %T
11. %G = $\frac{G.100}{N}$ = %X

Đây chỉ là 1 phần thôi, muốn có đầy đủ thì liên hệ mình mua toàn bộ công thức Sinh đến cuối lớp 12, đây chỉ là 1 nửa của ADN
Sorry vì không thể đăng đầy đủ bài lên được vì đây là tài liệu mật
 
T

thang271998

vâng cho em hỏi luôn cuốn tài liệu đó là gì thế ạ???Và nếu có thể thì cho xin mấy bài tập áp dụng nữa ạ..cám ơn nhiều................
 
M

mua_sao_bang_98

Bài 1: Vịt nhà có bộ NST 2n=80, có 25 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của vịt nhà giảm phân. Xác định:
a, Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng
b, Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng
c, Số thể định hướng được tạo ra cùng với số NST của chúng.

Dạy e cách làm và công thức với ạ.
 
Top Bottom