$\color{Dark}{\fbox{Vật Lý 10}\bigstar\text{Hỏi đáp Vật Lý 10}\bigstar}$

C

chilahuvo701

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là pic dùng để hỏi bài và sáp nhập những câu hỏi dưới hai lượt trả lời đã được xát nhận nhằm mục đích duy trì tuổi thọ cho pic có lượt trả lời thấp .
Nghiêm cấm spam

Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, rồi ngược dòng từ B về A hết 2h30ph.
Biết rằng vận tốc thuyền khi xuôi dòng là v1 = 18km/h và khi ngược dòng là v2 12km/h.
Tính khoảng cách AB, vận tốc của dòng nước, thời gian xuôi dòng và thời gian ngược dòng
 
Last edited by a moderator:
K

khoa0978123336

[Vật lí 10] Cần tài liệu HSG

Cho mình hỏi có bạn nào có tài liệu HSG vật lý 10 ko nếu có mình cảm ơn rất nhiều
 
S

snowangel1103

[vật lí 10] bài tập rơi tự do

1/ trong 1s cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường s2=2s1 (s1 quãng đường rơi trước đó). tính độ cao ban đầu của vật

2/ một vật được thả rơi tự do từ độ cao 125m. tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng cho g=10m/s^2
 
Last edited by a moderator:
L

ljnhchj_5v

Bài 1:
- Chọn chiều dương hướng xuống, gốc thời gian lúc vật bắt đầu rơi.
- Gọi t là thời gian vật bắt đầu rơi đến khi chạm đất.
- Quãng đường vật rơi trong t(s):
[TEX]S = \frac{1}{2}gt^2 = 5t^2 [/TEX]
- Quãng đường vật rơi trong (t - 1)(s)
[TEX]S_1 = \frac{1}{2}g(t - 1)^2 = 5(t - 1)^2 = 5t^2 - 10t + 5[/TEX].
- Ta có:
[TEX]S - S_1 = S_2 = 2S_1 [/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]5t^2 - (5t^2 - 10t + 5) = 2(5t^2 - 10t + 5)[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]10t^2 - 30t + 15 = 0[/TEX]
\Rightarrow t = 2,366(s)
- Độ cao nơi thả vật: [tex]h = 5.t^2 = 28(m)[/tex]

Bài 2:
- Thời gian vật rơi đến khi chạm đất:
[TEX]t^2 = \frac{2S}{g} = \frac{2.125}{10} = 25[/TEX]
\Rightarrow [TEX]t = 5(s)[/TEX]
- Quãng đường vật rơi trong 4(s) đầu:
[TEX]S_1 = \frac{1}{2}gt_1^2 = \frac{1}{2}.10.4^2 = 80(m)[/TEX]
- Quãng đường vật rơi trong giây cuối:
[TEX]S_2 = S - S_1 = 125 - 80 = 45(m)[/TEX]
 
P

pety_ngu

[vật lý 10] công thức cộng vận tốc

một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng sông với vận tốc 14 km/h so với mặt nước nước chảy vời vận tốc 9km/h so với bơ . Hỏi vận tốc của thuyền so với bờ ?Một em bé chuyển động từ đầu thuyền đến cuối thuyền với vận tốc 6km/h só với thuyền . Hỏi vận tốc của em bé so với bờ
 
T

thien0526

Gọi: [TEX]v_{13}:[/TEX]vận tốc của thuyền so vs bờ
[TEX]v_{12}:[/TEX]Vận tốc của thuyền so vs nước
[TEX]v_{23}:[/TEX]Vận tốc của nước so vs bờ
Theo đề vì thuyền chuyển động ngược dòng nước nên
[TEX]v_{13}=v_{12}-v_{23}=5(km/h)[/TEX]
Gọi: [TEX]v_{43}:[/TEX]Vận tốc của bé so vs bờ
[TEX]v_{41}:[/TEX]Vận tốc của bé so vs thuyền
Theo đề vì bé đi từ đầu thuyền đến cuối thuyền (tức là ngược vs chiều chuyển động của thuyền) nên
[TEX]v_{43}=v_{41}-v_{13}=1(km/h)[/TEX]
 
C

chocolate132

[Vật lí 10] Bài tập rơi tự do:Một vật được ném thẳng đứng

Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên tại mặt đất với vận tốc ban đầu là 7(m/s).Bỏ qua sức cản không khí.Lấy g=10(m/s^2)
a) Viết phương trình toạ độ và vận tốc của vật?
b)Tính độ cao cực đại và thời gian chuyển động của vật?
c)Vẽ dạng đồ thị toạ độ của vật theo thời gian?Tính vận tốc trung bình của vật trong thời gian chuyển động?
:confused:

Chú ý: [Vật lí 10] + tên chủ đề
Nhắc nhở lần 1
Thân!
 
Last edited by a moderator:
T

tuongri912

giải:
a) chọn hqc:
Gốc tg là lúc bắt đầu ném, gốc tọa độ là vị trí bắt đầu ném, chiều dương từ dưới lên.
\Rightarrow a=-g
ta có: pt tọa độ: [TEX]y=V_ot+\frac{1}{2}at^2[/TEX]=[TEX]V_ot-\frac{1}{2}gt^2[/TEX]=[TEX]7t-5^2[/TEX]
pt vận tốc : [TEX]V=V_o+at=V_o-gt=7-10t[/TEX]
b)ta có khi vật lên đến độ cao cực đại thì V=0 \Rightarrow [TEX]H_{max}=S=\frac{V^2-{V_o}^2}{2*-g}=\frac{-7^2}{-20}=2,45m[/TEX]
khi vật hết CĐ thì y=0 \Leftrightarrow [TEX]7t-5t^2=0[/TEX] \Rightarrow t=1,4s ( loại đi giá trị âm)
c) bạn tự vẽ đt nhá :)
vận tốc trung bình trong thời gian chuyển độg :vì độ dời =0 nên [TEX]V_{tb}[/TEX]=0
theo mình câu c là như vậy có gì sai sót thì bổ sung nhá :)
 
Last edited by a moderator:
S

snowangel1103

[vật lí 10] tính tương đối của chuyển động

hai bên sông A và B cách nhau 6km. tính thời gian chuyển động của thuyền khi thuyền đi từ A -> B rồi về A biết vận tốc (A->B) là 1km/h và vận tốc của thuyền lúc nước không chảy là 5km/h
 
L

ljnhchj_5v

- Do vận tốc của thuyền khi đi từ A đến B bé hơn vận tốc của thuyền lúc nước không chảy \Rightarrow dòng nước chảy từ B về A
- Vận tốc dòng nước:
[TEX]v_n = -v_{AB} + v_t = -1 + 5 = 4(km/h)[/TEX]
- Vận tốc thuyền khi đi từ B về A:
[TEX]v_{BA} = v_t + v_n = 5 + 4 = 9 (km/h)[/TEX]
- Thời gian chuyển động của thuyền:
[TEX]t = t_{AB} + t_{BA} = \frac{S}{v_{AB}} + \frac{S}{v_{BA}} = 6 + \frac{6}{9}[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]t = 6h40ph[/TEX]
 
L

ljnhchj_5v

- Gọi [TEX]t_1[/TEX] và [TEX]t_2[/TEX] lần lượt là thời gian thuyền đi xuôi dòng và ngược dòng.
- Chiều dài quãng đường AB:
[TEX]t_1 + t_2 = t[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]\frac{AB}{v_1} + \frac{AB}{v_2} = t[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]AB(\frac{1}{18} + \frac{1}{12}) = 2,5[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]AB = 18 (km)[/TEX]
- Gọi [TEX]v_t[/TEX] và [TEX]v_n[/TEX] lần lượt là vận tốc của thuyền và của dòng nước.
- Vận tốc dòng nước:
+ Khi xuôi dòng: [TEX]v_1 = v_t + v_n[/TEX]
+ Khi ngược dòng: [TEX]v_2 = v_t + v_n[/TEX]
\Rightarrow [TEX]2v_n = v_1 - v_2 = 18 - 12 = 6[/TEX]
\Rightarrow [TEX]v_n = 3 (km/h)[/TEX]
- Thời gian thuyền đi xuôi dòng:
[TEX]t_1 = \frac{AB}{v_1} = \frac{18}{18} = 1(h)[/TEX]
- Thời gian thuyền đi ngược dòng:
[TEX]t_2 = \frac{AB}{v_2} = \frac{18}{12} = 1,5(h)[/TEX]
 
H

hochoidieuhay

Vật lí 10_bài 9

giúp tớ , cho tớ hỏi cách tính hợp lực và góc giũa 2 hợp lực ví dụ 6N và 8N. tớ cần chi tiết ,rõ ràng vì tớ ko hiểu ! Trường hợp có nhiều lực đồng quy thì vận dụng quy tắc vecto F= vectoF1 +vecto F2 như thế nào ?
chuẩn bị bài có dự giờ ấy mà ! chiều thứ 3 ngày 9-10 là đi học cần gấp !
THANK YOU NHIỀU LẮM !:M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16:
 
Z

zzztonyzzz

Hợp lực của 2 vectơ chủ yếu dựa vào biểu thức: [TEX]\vec {F} = \vec {F1} + \vec {F2}[/TEX]

+ Nếu hai vectơ cùng chiều: F = |F1|+|F2|
+ Nếu hai vectơ ngược chiều: F = |F1-F2|
+ Nếu hai vectơ không cùng phương : Ta vẽ 2 vectơ và sử dụng quy tắc hình bình hành( có trong Toán) để tính toán độ dài
+ Nếu hai vectơ vuông góc với nhau: [TEX]F^2 = F1^2 + F2^2[/TEX]

Nếu là hợp lực của 3 vectơ trở lên, ta tính hợp lực của 2 vectơ trước ra một vectơ tổng rồi tính hợp lực của vectơ tổng đó với vectơ còn lại.
 
Last edited by a moderator:
H

hochoidieuhay

[vật lí 10-bài 9 ]giup BT

Mong các bạn giúp tớ mấy bài tập dưới đây, giải rõ ràng và dễ hiểu .Thank you nhiều ! đang cần chiều thứ 4 (10-9 )


Bài 1: cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N.
a) tính độ lớn của hợp lực ?
b) góc giữa hai hợp lực đồng quy bằng bao nhiêu ?

Bài 2: cho hai hợp lực đồng quy có cùng độ lớn 10N.
a) góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10N.

Bài 3 :một vật có trọng lượng P =20N được treo vào một vòng nhẫn O (coi là chất điểm ).Vòng nhẫn được giữ yên bằng hai dây OA và OB .biết dây OA nằm ngang và hợp với dây OB một góc 120 độ .Tìm lực căng của hai dây OA và OB.


 
A

alexandertuan



Bài 1:xem tại đây

Bài 2:
áp dụng công thức thôi F1=F2=F3=10 N
F3= $\sqrt{F_1^2 + F_2^2 + 2F_2F_2*cos \alpha}$
alpha=120 độ
Bài 3
F hợp lực=20 N
T1=F1
T2=F2
F1=F2=x
áp dụng công thức \Rightarrow F1=F2=20 N
 
T

teddy_bear_97

Vật lí 10

Bài 1 : Một ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h thì̀ gặp một đoàn tàu đang chạy song song. Chiều dài tàu là 150m. Một khách ngôi trên ôto thấy tàu vượt qua hết 10s. Tìm vận tốc của tàu:
a. Tàu chuyển động cùng chiều ôtô.
b. Tàu chuyển động ngược chiều ôtô.
Bài 2: Tính tốc độ dài của chuyển động quay của một điểm trên mặt đất tại Hà Nội. Biết rằng vĩ độ của Ha Nội là alpha =21^oBắc.
Bai 3: Một vật nặng buộc vào một đầu sợi dây có chiều dài l, quay đều quanh một trục thẳng đứng với tốc độ góc ômêga. Để dây treo tách rời vị trí thẳng đứng thì tốc độ góc ômêga phải có giá trị tối thiểu là bao nhiêu??? (viết công thức tính ômêga)
. :khi (69)::khi (197)::khi (154)::khi (196)::khi (34)::khi (110):
 
A

alexandertuan

Bài 1 :
a. Tàu chuyển động cùng chiều ôtô.
b. Tàu chuyển động ngược chiều ôtô.
a) $v_{12}$=15 m/s
v=15 +10=25 m/s
b) v=15-10=5 m/s

 
S

songsaobang

Bài 2.

Bỏ qua chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt trời.

Chu kì của Trái đất là 24h = 86400 s.

Tốc độ góc:

[TEX]\omega = \frac{2\pi}{T} = \frac{\pi}{43200} \frac{1}{s}[/TEX]

Bán kính đối với trục quay tại một điểm ở Hà Nội:

[TEX]r = R.cos\alpha = 64.10^5.cos21^0 = 59,745.10^5 m[/TEX]

Vận tốc dài của điểm đó:

[TEX]v = r.\omega = ........................[/TEX]


Bài 3.

Nếu ban đầu dây treo thẳng đứng thì quay tới già nó cũng không lệch được.
 
V

vitconvuitinh

[Vậy lý 10

1/ Một đầu máy tàu hoả có khối lượng 60 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h xuống 1 dốc 5% thì tài xế đạp thắng. Đầu máy tàu hoả chạy chậm dần đều và ừng lại sau khi đi được 200 m. Tính:
a). Lực thắng
b). Thời gian đầu máy đi được quãng đường 200 m trên. Lấy g=10m/s^2

2/. Một xe ô tô có khối lượng 1.2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Sau 2s, xe dừng hẳn. Tìm:
a). Hệ số ma sát giữa xe và đường
b). Quãng đường xe đi được kề từ lúc bắt đầu hãm phanh cho đến lúc dừng lại
c). Lực hãm phanh
g=10 m/s^2
 
A

alexandertuan

1/
a) sau 200 m thì v=0
2aS=$v^2 - v0^2$=${20}^2$
a=-1 $m/s^2$
F=ma=60000 N (độ lớn)
b) 0=20 -t
t=20 m/s

2/.
g=10 m/s^2
a) 0=10 + 2a
a=-5$m/s^24
F=ma=6000 N
Fms=F=6000 N
Kmg=6000
k=0,5
b) 2aS=$v^2 -v0^2$ mà v=0

S=10 m
b) F hãm =6000 N
 
Top Bottom