Sử 7 $\color{blue}{\fbox{Sử 7}\bigstar\text{▂ ▄ ▆ ▇ █♫Đường lên đỉnh vinh quang ♫ █ ▇ ▆ ▄ ▂}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
G

giapvinh


2. Trình bày diễn biến cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

1/ Kháng chiến bùng nổ
a) Chuẩn bị : Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị đấu tranh , xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt
b) Diễn biến :
- Cuối 1076 , quân Tống vào nước ta bằng hai đường : thủy và bộ
- 1/1077 , Quân Tống tiến vào nước ta
- Nhà Lý đánh được nhiều trận nhỏ và cản bước tiến kẻ thù
- Quân của Lý Kế Nguyên ngăn chặn bước tiến của quân thủy
c) Kết quả :
- Quân Tống bị chặn lại và đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt . Quân thủy cũng bị đánh chặn

*****************
2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Quách Quỳ cho quân vượt sông tấn công vào phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công.
- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông, bất ngờ tấn công vào đồn giặc.
b. Kết quả:
a. Diễn biến:
- Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”.
- Quách Quỳ chấp nhận “giảng hòa” và rút quân về nước.
c. Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng của quân dân ta.
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
d. Ý nghĩa lịch sử:
- Củng cố nền độc lập của đất nước.
- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- Là một trong những trận đánh lớn trong lịch sử nước ta.
 
K

kute2linh

Ok! bạn thannonggirl rất bá đạo! câu tiếp theo


2. Trình bày diễn biến cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt


-Diễn biến: 2 giai đoạn: 1. Kháng chiến bùng nổ:
+Sau khi tiến quân chủ động đánh các kho lương thảo của nhà Tống ở Ung Châu và Khâm Châu ( 10/1075). Biết trước thế nào quân Tống cũng sang, nghiên cứu kĩ lưỡng địa hình và hướng tiến quân của địch, Lí Thường Kiệt đã chọn đoạn sông Như Nguyệt ( Vĩnh Phúc) làm nơi lập phòng tuyến quyết chiến với địch.
+Cuối 1076, 10 vạn quân, 20 vạn phu do Quách Quỳ, Triệu tiết chỉ huy tràn vào nước ta. Một đội thủy quân do Hòa Mâu chỉ huy vượt biển tiếp ứng.
+ Quân dân Đại Việt với lối đánh du kích tiêu hao sinh lực địch, làm chậm bước đi của chúng, Lí Kế Nguyên tiêu diệt đội thủy quân của địch.
+ Quân Tống tới đoạn sông Như Nguyệt, thấy phòng tuyến của quân Lí thì ko thể vượt sông nên đóng ở bờ bắc chờ thủy quân tới.
2. Cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt:
+ Chờ mãi ko thấy thủy quân, Quách Quỳ cho quân vượt sông tấn công nhưng bị đẩy lùi, tổn thất nặng nề.
+ Tiến thoái lưỡng nan, hàng đêm lại nghe bài Sông núi nước nam mà Lí Thường Kiệt sai người đọc trong đền Trương Hống, Trương Hác, quân Tống chán nản. Quách Quỳ hạ lệnh chém ai bàn việc đánh. Cộng thêm bệnh tật khiến sức chiến đấu của quân Tống không còn.
+ Vào 1 đêm cuối xuân 1077, Lí Thường Kiệt bất ngờ tấn công tiêu diệt 5,6 phần quân địch.
+ Lí Thường Kiệt chủ động giảng hòa, Quách Quỳ đồng ý và rút quân về nước.
Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
 
K

kute2linh

Ok! bạn thannonggirl rất bá đạo! câu tiếp theo

1. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến thời Lý - Trần.



* Nguyên nhân
- Sức mạnh đoàn kết toàn dân
- ý thức chủ quyền của nhân dân
- Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh và vua tôi 2 triều Lí - Trần.
* Ý Nghĩa:
-Đập tan ý chí xâm lược của quân thù , bảo vệ độc lập , chủ quyến thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
-Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
-Xây dựng tốt khối đoàn kết toàn dân.
- Phá tan các âm mưu xâm lược và bành trướng của kẻ thù.
 
K

kute2linh


4. Suy nghĩ về chính sách ngoại giao và cách lập lại chế độ phong kiến tập quyền của nhà Nguyễn?




Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
- Năm 1802, nguyễn ánh đạt niên hiệu là gia long, chọn phú xuân làm kinh đô
- Năm 1806, nguyễn ánh lên ngôi
- Năm 1815, nhà nguyễn ban hành Hoàng triều luật lệ
- Năm 1831-1832, nhà nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh
- nhà nguyễn cho xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ nam quan đến cà mau để củng cố quân đội
- ngoại giao: nhà nguyễn thần phục nhà thanh 1 cách mù quáng
khước từ mọi tiếp xúc của các nc pương tây
 
K

kute2linh



3. nêu nguyên nhân - diễn biến - kết quả của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên


LẦN I
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ:

- Đầu thế kỷ XIII ,đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải , rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung . Chúng xâm lược Đại Việt để chiếm đóng , cai trị , làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á .

-Vua Trần cho bắt giam sứ giả , ra lệnh chuẩn bị kháng chiến .
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ (kháng chiến chống quân Nguyện lần I (1258).

-Tháng 1-1258 Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy ba vạn quân Mông Cổ theo sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự của Vua Trần Thái Tông.

-Trước thế giặc mạnh, quân ta rút về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng .

-Giặc tiến vào Thăng Long , ta thực hiện “vườn không nhà trống”, chúng tàn phá Thăng Long và cướp bóc ở các làng chung quanh.

-Lúc này vua Trần hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ, Ông đã khẳng khái trả lời :“Đầu tôi chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo”.

-Ở Thăng Long 1 tháng , chúng hết lương thực ,nắm thời cơ đó , quân ta đã đã phản công ở Đông Bộ Đầu , địch bị đánh bật khỏi Thăng Long chạy đến Quy Hóa bị Hà Bổng đánh tan, quân Mông Cổ chạy thẳng về nước. Kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi trong vòng nửa tháng, âm mưu xâm lược Đại Việt của kẻ thù bị chận lại.

* Chủ trương đánh giặc của nhà Trần :thực hiện “vườn không nhà trống”; tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng ;đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch , phản công lớn truy kích địch .
LẦN II
1.Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên :

- Ý đồ của nhà Nguyên:

+Rửa nhục do thất bại lần thứ nhất .

+Quyết tâm chiếm bằng được Đại Việt.

+Làm cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc .

-Năm 1279 vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt xâm chiếm Nam Tống lập ra nhà Nguyên, mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam.

-Năm 1283 Toa Đô chỉ huy đường biển tấn công Champa để làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt , sau đó phối hợp với Thoát Hoan đánh vào phía Bắc.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:

-Năm 1282 hội nghị các vương hầu, quý tộc,quan lại ở Bình Than – Hải Dương bàn kế đánh giặc và chia quân đóng giữ ở các nơi hiểm yếu.Trần Quốc Toản “Phá giặc mạnh, báo ơn vua”.

-Cử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy toàn quân, ông viết “Hịch Tướng Sĩ”, khơi dậy lòng yêu nuớc của nhân dân ta và khích lệ binh sĩ xông lên giết giặc, cứu nước bảo vệ quê hương.

-Đầu năm 1285, đại biểu phụ lão họp ở Điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.

-Vua Trần chỉ huy tập trận , duyệt binh ở Đông bộ Đầu.

-Các chiến sĩ thích 2 chữ “Sát Thát”.

-Thể hiện quyết tâm cao độ chống giặc cứu nước, thà chết chứ không chịu đầu hàng.
3.Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:

-Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

-Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh , Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh

-Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.
-Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

-Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

-Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .

-Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.

-Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

-Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..

-Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi
LẦN III
* Hai lần bị thất bại, Hốt Tất Liệt xâm lược nước ta lần thứ ba để trả thù, chứng tỏ uy thế của nước lớn, gồm 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy; 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ , lần này lương thực đầy đủ hơn , quân đội nhiều và mạnh , nhiều tướng giỏi , chú trọng đến thủy binh.

*Trần Hưng Đạo làm Tiết chế , chỉ huy kháng chiến.

*Tháng 12/1287 nửa triệu quân xâm lược tràn vào nước ta:

+Thoát Hoan chỉ huy quân bộ đánh vào Lạng Sơn, Vạn Kiếp và xây dựng căn cứ vững chắc để đánh lâu dài với ta .

+600 chiến thuyền lớn do Ô Mã Nhi theo đường biển hộ tống đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ và hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp .
2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đòan thuyền lương của Trương văn Hổ :

- Ô Mã Nhi vào sông Bạch Đằng và hội quân ở Vạn Kiếp, bỏ lại đoàn thuyền lương, liền bị quân Trần Khánh Dư tiêu diệt.

-Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương, 1-1288 Thoát Hoan tiến xuống Thăng Long... nhưng bị động, hết lương thực, tinh thần binh lính hoang mang tuyệt vọng

* Ý nghĩa trận Vân Đồn :tạo thời cơ để nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân Nguyên .
2. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288:

-Vua TrầnvàTrần Hưng Đạo,dự đoán quân giặc sẽ rút quân quacửa sông Bạch Đằng .

-Đầu tháng 4 /1288 Ô Mã Nhi có kỵ binh rút về nước theo hướng sông Bạch Đằng.

-Khi nước triều lên ta cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rội vờ thua chạy, dụ địch vào trận địa mai phục của ta.

-Khi nước rút, từ 2 bờ sông thuyền nhỏ của ta đổ ra đánh , bị đánh bất ngờ, giặc rút nhanh ra cửa biển, thuyền giặc đâm vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và đắm.Hoảng sợ, địch bỏ chạy lên bờ bị quân ta tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt.

-Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi. Cùng lúc này Thoát Hoan phải liều mạng rút chạy về nước.

*Ý nghĩa: tiêu diệt ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên ,quân Nguyên từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .
 
L

leemin_28

1)Lập niên biểu về phong trào Tây Sơn từ 1771-1789
2)Vì sao chua Trịnh và chúa Nguyễn ngăn cấm việc truyền đạo Thiên chúa
3)Vì sao Quang TRung đề cao chữ Nôm?Chữ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với văn hóa dân tộc?
 
T

thannonggirl

nguyên nhân:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

Ý nghĩa:
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê

Lợi, Nguyễn Trãi.

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.
 
T

thoiminh

1.lập niên biểu của phong trào tây sơn

Niên đại Sự kiện
Năm 1771 Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
Năm 1773 Hạ thành Quy Nhơn
Năm 1777 Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn
Năm 1785 Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (đánh tan quân xâm lược Xiêm)
Năm 1786 Tiến vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh
Năm 1788 Tiến ra Bắc, lật đổ chính quyền phong kiến nhà Lê.
Năm 1789 Đại phá Quân Thanh
 
T

thoiminh

*Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ có ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột và tinh thần yêu nước, hy sinh cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tản cho sự thống nhất quốc gia.
- Thắng lợi trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa to lớn: Giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng và âm mưu xâm lược của các đế chế quân chủ phương Bắc.
 
G

giapvinh

câu 1

1771 : Khời nghĩa Tây Sơn bùng nổ
9 - 1773 : Chiếm phủ thành Quy Nhơn
1774 : Mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát từ Quảng Nam " Bình Thuận
1776 - 1783 : Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định
1777 : Lật đổ được chính quyền phong kiến họ Nguyễn
1785 : Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược
1786 - 1788 : Lật đổ được phong kiến Trịnh – Lê
1789 : Đại phá 29 vạn quân Thanh Xâm lược
 
G

giapvinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúa Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, nhưng chủ yếu vẫn là việc đạo Thiên Chúa có 1 số điểm không phù hợp với phong tục của nước ta.
Đạo Thiên Chúa cho rằng con người là do Chúa chứ không phải do cha mẹ sinh ra, đồng thời cũng không đề cao việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ.
Người theo đạo Thiên Chúa luôn coi Chúa là đấng chí tôn, là người có quyền lực cao nhất mà đại diện là nhà thờ, cha xứ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cai trị của giai cấp thống trị nói chung và nhà vua nói riêng.
Hơn thế nữa, vào thời nhà Nguyễn thì nhân dân vùng Đông Nam Á coi người Pháp là bọn man di, xâm lược, cho nên việc để một tôn giáo của người Pháp xâm nhập vào hệ thống tư tưởng của nhân dân là điều không thể.
Cũng có thể chúa Nguyễn đã thấy được nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc đến nước ta cho nên ngăn chặn các giáo sĩ vào nước ta, đề phòng việc các giáo sĩ đó là nội gián, tìm hiểu tình hình nước ta để làm cơ sở tấn công sau này.
 
G

giapvinh

- nguyên nhân thắng lợi :
+ tinh thần đoàn kết
+ có người lãnh đạo tài tình, nhìn xa trông rộng, bik tập hợp đc sức mạnh của tâp thể ( lê lợi đó)
+chủ trươgn kháng chiến, chiến lược, đườnng lối đug' đắn.
- ý nghĩa:đưa đn thoát khỏi ách nô lệ, mở ra thời kì thịnh vượng mới, đem đến 1 cuọcc sống mới....
 
F

flytoyourdream99

1)Lập niên biểu về phong trào Tây Sơn từ 1771-1789

thời gian.................sự kiện

Năm 1771: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
Năm 1773: Hạ thành Quy Nhơn
Năm 1777: Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn
Năm 1785: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (đánh tan quân xâm lược Xiêm)
Năm 1786 : Tiến vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh
Năm 1788 Tiến ra Bắc, lật đổ chính quyền phong kiến nhà Lê.
Năm 1789: Đại phá Quân Thanh
 
F

flytoyourdream99

2)Vì sao chua Trịnh và chúa Nguyễn ngăn cấm việc truyền đạo Thiên chúa

vì đạo thiên chúc giáo không phù hợp với cách cai trị dân của các chúa
.
 
F

flytoyourdream99

3)Vì sao Quang TRung đề cao chữ Nôm?Chữ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với văn hóa dân tộc?

- vì: mong muốn của vua quang trung là nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc

-Chữ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa:
+ khẳng định đây là chữ viết của dân tộc VN
+nền văn học bằng chữ nôm không thua kém bất cứ một nền văn học nào khác
+ thể hiện ý chí độc lập tự cường của dân tộc ta
 
F

flytoyourdream99

4. nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuả khởi nghĩa lam sơn ?

Nguyên nhân:
Đầu tiên là nhờ lòng đoàn kết của quân và dân, việc khởi nghĩa là theo ý trời, hợp lòng dân.
Thứ 2 là nhờ những chiến lược đúng đắn và táo bạo của Bộ Chỉ huy Lam Sơn, đã biết chớp lấy thời cơ.
Thứ 3 là có nhiều vị tướng giỏi.

Ý nghĩa: Giành lại độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước, làm nên một trang sử hào hùng của nhân dân ta.
 
S

sieutrom1412

Các bạn trả lời thứ 3,5,7 sẽ do leemin_28 cộng điểm nhé;
*TL (khó):
Câu 1: Tại sao nói: '' Dòng sông Bạch Đằng đã ba lần nổi sóng ''

Câu 2: Ngọc Hân công chúa đã ca ngợi sự nghiệp của vua Quang Trung qua 2 câu thơ :

'' Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình''

Lấy dẫn chứng, chứng minh công lao to lớn của vua Quang Trung đối với dân tộc
 
T

thaonguyen25

Câu 1: Tại sao nói: '' Dòng sông Bạch Đằng đã ba lần nổi sóng ''
Sông Bạch Đằng ba lần nổi sóng bởi vì con sông này gắn với với 3 chiến công huy hoàng của dân tộc Việt Nam:

Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán,
Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành đập tan quân Tống xâm lược
Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).
 
K

kute2linh

Các bạn trả lời thứ 3,5,7 sẽ do leemin_28 cộng điểm nhé;
*TL (khó):
Câu 1: Tại sao nói: '' Dòng sông Bạch Đằng đã ba lần nổi sóng ''

Câu 2: Ngọc Hân công chúa đã ca ngợi sự nghiệp của vua Quang Trung qua 2 câu thơ :

'' Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình''

Lấy dẫn chứng, chứng minh công lao to lớn của vua Quang Trung đối với dân tộc
Câu 2
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom