Hệ thông kiến thức lớp 6
Câu 1: Những vùng đất nào của nước ta hiện nay là đất của ba quận: Giao Chỉ, Cửu Nhân, Nhật Nam trước đây?
a> Bao gồm vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình.
b> Bao gồm vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam.
c> Bao gồm vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Trị.
d> Bao gồm vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Ngãi.
Câu 2: Nhà Hán khi gộp Âu Lạc với 6 quận ở Trung Quốc có âm mưu gì?
a> Muốn xâm chiếm nước ta dài lâu.
b> Muốn xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới.
c> Muốn biến nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.
d> Cả ba câu trên đúng.
Câu 3: Chính quyền đô hộ sáp nhật đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc, làm như vậy là để:
a> Người Trung Quốc có thêm đất đai để ở.
b> Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.
c> Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền.
d> Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán.
Câu 4: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
a> Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.
b> Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.
c> Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng.
d> Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.
Câu 5:Nhà Triệu chia nước Âu Lạc thành hai quận và sáp nhập vào quốc gia nào?
a> Trung Quốc.
b> Văn Lang.
c> Nam Việt.
d> An Nam.
Câu 6: Nhà Hán bắt nhân dân ta phải cống nộp những sản vật quý hiếm gì?
a> Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi….
b> Tôm, cá.
c> Trâu, bò.
d> Quả vải.
Câu 7: Mục đích thâm hiểm của nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta?
a> Chiếm đất của dân ta.
b> Bắt dân ta phải hầu hạ, phục vụ cho người Hán.
c> Đồng hóa dân tộc ta.
d> Vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
Câu 8: Dưới sự cai trị của của chính quyền nhà Hán, chúng đã đưa các tầng lớp nào vào Âu Lạc cũ, cho ở lẫn với người Việt?
a> Quý tộc.
b> Nông dân.
c> Dân nghèo, tội nhân.
d> Tất cả các tầng lớp trên.
Câu 9: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?
a> Phật giáo.
b> Đại giáo.
c> Thiên chúa giáo.
d> Nho giáo.
Câu 10: Các triều đại phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt dân ta phải đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
a> Mở rộng quan hệ giao lưu với Trung Quốc.
b> Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc ta.
c> Khai phá văn minh cho dân tộc ta.
d> Tất cả đều sai.
Câu 11: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa thời nào?
a> Thời nhà Triệu.
b> Thời nhà Hán.
c> Thời nhà Hán – Đường.
d> Thời nhà Tống – Đường.
Câu 12: Quan hệ bao trùm trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc là quan hệ gì?
a> Quan hệ giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
b> Quan hệ giữa nhân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
c> Quan hệ giữa quý tộc, phong kiến Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc.
d> Tất cả các quan hệ trên.
Câu 13: Ở nước ta thời Bắc thuộc, đâu là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phương Bắc để dành độc lập dân tộc?
a> Thành thị.
b> Rừng núi.
c> Làng xóm ở nông thôn.
d> Cả nông thôn và thành thị.
Câu 14: Từ việc sắp xếp quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút ra việc nhận xét gì?
a> Nhà Hán muốn người Hán cùng ngưới Việt cai quản đất nước.
b> Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.
c> Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện, xã chúng chưa vươn tới được phải giao cho người Việt.
d> Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng. Xã.
Câu 15: Thời nhà Hán cai trị nước ta, đứng đầu châu và quận lúc bấy giờ là ai?
a> Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú đều là người Hán.
b> Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú đều là người Việt.
c> Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú cả người Hán và người Việt.
d> Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú có nới là người Việt, có nơi là người Hán.
Câu 16: Nhà Hán đã bóc lột, đối xử như thế nào đối với nhân dân châu Giao?
a> Bị đối xử hết sức tàn tệ.
b> Phải nộp nhiều loại thuế và cống nạp nặng nề.
c> Phải theo phong tục của người Hán.
d> Tất cả các câu trên đúng.
Câu 17: Âm mưu thâm độc nhất trong chính sách cai trị của nhà Hán là gì?
a> Bắt nhân dân ta cống nộp sừng tê giác, ngà voi, những của ngon, vật lạ.
b> Bắt nhân dân ta đi lao dịch, xây dựng đường xá, cung điện….
c> Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô cùng tàn bạo.
d> Đưa người Hán sang ở với người Việt.
Câu 18: Nguyên nhân cơ bản nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?
a> Trả thù cho chồng Thi Sách bị giết hại.
b> Khởi phục sự nghiệp của các vua Hùng.
c> Đánh đuổi quân xâm lược Hán, giành lại độc lập.
d> Cả ba lý do trên đều đúng.
Câu 19: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?
a> Ba Vì ( Hà Tây).
b> Tam Đảo ( Vĩnh Phúc).
c> Hát Môn ( Hà Tây).
d> Đan Phượng ( Hà Tây).
Câu 20: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào?
a> Vào mùa Đông năm 40.
b> Vào mùa Xuân năm 40.
c> Vào mùa Hè năm 40.
d> Vào mùa Thu năm 40.
Câu 21: Việc nhân dân ta khắp nơi kéo quân về Mê Linh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì?
a> Ách thống trị của nhà Hán tàn bạo, khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại.
b> Mâu thuẫn giữa nhân dân ta và chính quyền đô hộ đã sâu sắc.
c> Chính sách đô hộ của nhà Hán đã làm nhân dân ta căm giận.
d> Nhà Hán suy yếu.
Câu 22: Sau Khi đánh chiếm Mê Linh ( Vĩnh Phúc), nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh chiếm vùng nào?
a> Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội).
b> Luy Lâu ( Thuận Thành – Bắc Ninh).
c> Hát Môn ( Phú Thọ, Hà Tây).
d> Câu a và b đúng.
Câu 23: Tên tướng nào của quân nhà Hán nếm lấy thất bại trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, phải chạy trốn về nước?
a> Tích Quang.
b> Tô Định.
c> Thoát Hoan.
d> Lưu Hoằng Tháo.
Câu 24: Em hãy sắp xếp thứ tự nơi nào đã diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
a> Mê Linh – Long Biên - Cổ Loa, Luy Lâu.
b> Mê Linh – Hát Môn – Luy Lân, Cổ Loa.
c> Mê Linh – Hát Môn – Cổ Loa – Luy Lâu.
d> Hát Môn – Mê Linh – Cổ Loa – Luy Lâu.
Câu 25: Vì sao cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giành được thắng lợi nhanh chóng?
a> Được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
b> Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân.
c> Tài chỉ huy của Hai Bà Trưng.
d> Cả ba câu trên đúng.
Câu 26:Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi báo hiệu điều gì?
a> Nhà Hán không thể xâm lược nước ta.
b> Thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị nước ta vĩnh viễn.
c> Kẻ nào xâm lược Âu Lạc sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
d> Âm mưu đồng hóa dân tộc ta của nhà Hán bị thất bại nặng nề.
Câu 27: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh quân xâm lược Hán vào năm 40:
a> Triệu Thị Trinh.
b> An Dương Vương.
c> Lý Thường Kiệt.
d> Trưng Trắc – Trưng Nhị.
Câu 28: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại xâm lược nào?
a> Quân nhà Hán.
b> Quân nhà Tùy.
c> Quân nhà Ngô.
d> Quân nhà Lương.
Câu 29: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận….(a)….và ……(b)…….
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ….(c)….Giao Chỉ, Cửu Chân và…..(d)…… ( bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp lại 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
Câu 30: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:
Bấy giờ ở huyện Mê Linh ( từ đất Ba Vì đến Tam Đảo, nay thuộc Hà Tây, Vĩnh Phúc), có hai chị em…..(a)…….(b)…….là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là……(c)…….con trai Lạc tướng huyện…….(d)……( vùng Đan Phượng – Hà Tây và Từ Liêm – ngoại thành Hà Nội).