Sử 6 $\color{blue}{\fbox{Sử 6}\bigstar\text{▂ ▄ ▆ ▇ █♫Hệ thống kiến thức sử 6 ♫ █ ▇ ▆ ▄ ▂}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
W

woonopro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau đây mình xin được lập topic này để hệ thống lại kiến thức cơ bản của lịch sử 6. Phần trả lời là do các mod sử đóng góp.
Câu 1: Trình bày sơ lực về sự xuất hiện loài người, người tối cổ, người tinh khôn
 
W

woonopro

Câu 2 : cuộc Cách mạng đá mới: trình bày sơ lược về vấn đề trên
 
Q

quynh2002ht

loài người
- Loài vượn cổ là tổ tiên của loài người xuất hiện vào khoảng 6 triệu năm trước và xương hóa thạch được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á, Việt Nam. Đặc điểm của loài vượn cổ: có thể đi và đứng bằng 2 chân,hai chi trước có thể cầm nắm, ăn hoa quả và động vật nhỏ.
người tối cổ
Người tối cổ xuất hiện vào khoảng 4 triệu năm trước đây do loài vượn cổ chuyển biến thành sau một quá trình lao động lâu dài và gian khổ. Người tối cổ đã hoàn toàn có thể đi, đứng bằng hai chân và đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động, kiếm thức ăn. Cơ thể đã có nhiều biến đổi: trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
người tinh khôn
- Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng 4 vạn năm trước đây và có hình dáng, cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người hiện đại ngày nay. Cấu tạo cơ thể như người ngày nay: xương cố nhỏ nhắn, bàn tay nhỏ và khéo léo, các ngon tay linh hoạt. Hộp sọ và thể tích não phát triển, mặt phẳng, trao cao, hình dáng gọn và linh hoạt hơn trước thích hợp cho các hoạt động phức tạp và lao động. Lớp lông mỏng không còn nữa và xuất hiện những màu da khác nhau do thích ứng với điều kiện tự nhiên khác nhau.
 
Q

quynh2002ht

Cuộc cách mạng đá mới là sự phát triển của đồ gốm và nhiều nơi định cư phức tạp . Những văn hóa thời kỳ đồ đá mới đầu tiên bắt đầu vào khoảng năm 8000TCN ở Nông nghiệp và văn hóa dẫn tới đã mở rộng tới Địa Trung Hải, lưu vực sông Ấn Độ, Trung Quốc, và Đông Nam Á. Vì nhu cầu thu hoạch và chăm sóc cây cối, các dụng cụ đá để làm đất và các dụng cụ đá được chế tạo kỹ lưỡng khác trở nên phong phú hơn, gồm cả công cụ nghiền, cắt, thái và rìu. Những công trình to lớn lần đầu tiên được xây dựng, gồm cả các tháp để ở và những bức tường và các địa điểm nghi lễ . Những điều này cho thấy đã có những nguồn lực và sự cộng tác đầy đủ cho phép các nhóm người cùng thực hiện các dự án đó. Sự mở rộng thêm về sự phát triển của tầng lớp trên và hệ thống cấp bậc vẫn còn đang được bàn cãi. Bằng chứng sớm nhất về thương mại đã xuất hiện ở thời kỳ đồ đá mới với việc những người mới định cư nhập khẩu những hàng hóa từ bên ngoài với khoảng cách hàng trăm dặm.
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của quốc gia cổ đại phương Đông
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Nguyên nhân hình thành quốc gia cổ đại phương Đông
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Văn hoá quốc gia cổ đại phương Đông ( Lịch, chữ viết, toán học, kiến trúc )
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Trình bày về Thiên nhiên, đời sống của con người các quốc gia cổ đại phương Tây
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Trình bày thị quốc địa Trung Hải ( Nguyên nhân ra đời, tổ chức, thể chế, bản chất )
 
P

pro3182001

a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Do thủy lợi,… người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành nhu cầu sản xuất và trị thủy.
b. Sự phát triển của các ngành kinh tế
- Nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa, trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
 
P

pro3182001

do các quốc gia cổ đai phương đông được hình thành trên lưu vực các dong sông lớn [sông nin-ai cap, sông ơ-phơ-rat,ti-gơ-rơ ở lương hà, sông hoàng hà trường giang ở trung quốc...] với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi như đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới lương mưa dồi dào và phân bố theo mùa
 
P

pro3182001

*Sáng tạo chữ viết:
Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.

Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu.

Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người.

Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung.

Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.

*Thiên Văn:
Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.

*Toán Học:
Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.

*Kiến Trúc:
Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng); còn các tháp hình núi nhọn, cao nhiều tầng ở Ấn Độ lại làm cho người ta phải kinh ngạc bởi nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ trên các bức phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo.
*Văn học:
Sử thi, thần thoại, kịch thơ độc đáo
 
P

pro3182001

Thể chế chính trị

- Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500,… mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.

- Khái niệm "dân chủ chủ nô Aten" : biểu hiện là không có vua, Đại hội công dân có quyền tối cao, bầu ra Hội đồng 500 người để điều hành đất nước...

- "Cộng hoà quý tộc Rô-ma" : biểu hiện là không có vua, Đại hội công dân bầu ra 2 Chấp chính quan để điều hành đất nước, nhưng Viện Nguyên lão của các đại quý tộc vẫn có quyền lực tối cao.

- Bản chất : dù là dân chủ hay cộng hoà vẫn là một bước tiến lớn so với chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông. Nhưng bản chất vẫn là nền dân chủ của chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ.

- Khái niệm "chế độ chiếm hữu nô lệ": hình thái xã hội - kinh tế xuất hiện sau chế độ cộng sản nguyên thuỷ, trong đó chủ nô không những chiếm hữu mọi tư liệu sản xuất mà còn chiếm hữu cả bản thân người lao động sản xuất (giai cấp nô lệ), xã hội lần đầu tiên phân hoá thành các giai cấp, có bóc lột, có nhà nước.
 
P

pro3182001

[Sử 6] Câu hỏi lịch sử

Trong các chính sách của triều đại phong kiến của Trung Quốc đối với nhân dân ta thì phương pháp nào là thâm hiểm nhất? Tại sao?
 
T

thaonguyen25

Đó chính là chính sách đồng hóa.Khi bị đồng hóa thì nhân dân ta sẽ mất đi bản sắc dân tộc,tình yêu quê hương,đất nước .Đây chính là chính sách nhằm diệt tận gốc ý chí muốn chiến đấu dành lại độc lập,chủ quyền đất nước của nhân dân ta,muốn ép nước ta cam chịu phận bị cai trị bởi bọn ngoại xâm.Vì vậy có thể nói rằng,đây là một chính sách thâm hiểm nhất của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân đất Việt.
 
P

pro3182001

Những nét cơ bản về thành tựu văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma
a/ Lịch và chữ viết
+/ Về lịch :
- Cách tính lịch chính xác hơn và rất gần với những hiểu biết ngày nay. Ở phương Đông, quan niệm và cơ sở tính lịch; còn ở phương Tây quan niệm và cơ sở tính lịch và dương lịch.
- Quan niệm Trái Đất như quả cầu tròn.
- Người Rô-ma đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày, nên họ định một tháng lần lượt có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, còn người phương Đông tính một năm chỉ có 360 ngày đêm.
- Hiểu biết về lịch của người Hy Lạp và Rô-ma là cơ sở để tính lịch ngày nay.
+/ Về chữ viết :
Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b/ Sự ra đời của khoa học
+/ Toán học : Với người Hy Lạp, toán học đã vượt lên trên sự ghi chép và giải các bài toán riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến nay đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát cao: Định lí nổi tiếng về hình học của Ta-lét; những cống hiến của trường phái Pitago về bảng nhân, hệ thống số thập phân và định lí về các cạnh của hình tam giác vuông cùng với các định đề bất hủ về đường song song của Ơclit…nhiều thế kỉ sau vẫn là thành phần căn bản của toán học.
+/ Về Toán và Vật lí học : Nhà Toán và Vật lí học nổi tiếng là Ácimet với công thức tính diện tích và thể tích của hình trụ và hình cầu, nguyên lí về vật nổi và hàng loạt phát minh khoa học của ông.
+/ Về Sử học : Sử học cũng vượt giới hạn của sự ghi chép tản mạn, thuần thuý “biên niên” của thời trước. Các sử gia cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã biết tập hợp các tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh. Hêrôđôt viết ‘Lịch sử”, Tusidi viết “Cuộc chiến tranh Pêlêpôn”, Tasit viết “Lịch sử Rô-ma”, phong tục người Giécman…
+/ Về địa lí : Strabôn của Hy Lạp cổ đại cũng đã đi và khảo sát rất nhiều vùng quanh Địa Trung Hải, để lại nhiều tài liệu ghi chép và khảo cứu về địa lí cũng có rất giá trị.
+/ Về văn chương : Vượt qua văn học dân gian thời cổ đại phương Đông, người hy Lạp sau các anh hùng ca nổi tiếng của Hômermơ đã có những nhà biên kịch tài danh như : Etsin, Sôphốclơ, Ởipit. Người Rô-ma cũng có những nhà văn hoá lớn như : Lucrexơ, Viếcgin… Các tác phẩm này đã đạt tới trinh độ hoàn thiện của ngôn ngữ cổ đại, mang tính nhân đạo sâu sắc, đề cao cái đẹp, cái thiện, vì lợi ích con người.
+/ Về nghệ thuật : Có nhiều tượng, đền đài như ; tượng Ngưofi lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ Milô – đẹp, hiện thực, sinh động, thanh khiết. Các công trình kiến trúc cũng đạt tơi trình độ tuyệt mĩ. Đền Pac-tê-nông tươi mát, thanh thoát làm say mê lòng người.
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Trình bày các thành tưu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp rô ma
 
Q

quynh2002ht

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY- HI LẠP VÀ RÔMA
1. Thiên nhiên và đời sống con người.
Điều kiện tự nhiên
Kinh tế.
- Đồ sắt xuất hiện vào thiên niên kỉ I T.CN làm cho sản xuất phát triển hơn, nhà nước ra đời.
Nông nghiệp hạn chế: đất khô cằn chỉ thích hợp trồng cây lưu niên (nho, cam, ô liu), phải nhập lương thực.
Thủ công nghiệp phát triển.
+ Nhiều ngành nghề (làm đồ mĩ nghệ, làm gốm, dầu ô liu, rượu nho…)
+ Xưởng có quy mô lớn, nhiều thợ giỏi.
Thương nghiệp phát triển.
+ Hình thành nhiều hải cảng sầm uất (Đê-lốt, Pi-rê)
+ Xuất khẩu rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm… Nhập khẩu lương thực, tơ lụa, gia súc…
+ Nô lệ là hàng hóa quan trọng nhất.
+ Tiền tệ xuất hiện
 
Q

quynh2002ht

1. Chữ viết
Những thành tựu huy hoàng của văn minh Hi Lạp đã trở thành mẫu mực và đỉnh cao cuả nhiều thời đại. Đó là kết quả của một nền kinh tế phát triển cao, một thể chế dân chủ không bị chi phối bởi tôn giáo và sự tiếp thu một cách tinh tế những thành tựu của văn hóa phương Đông.
Chữ viết của Hi Lạp đã xuất hiện từ thời Crete – Mycenae. Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người ta đã tìm thấy hàng nghìn tấm đất sét được khắc chữ cổ được xác định là của thời kì này.
Sau khi bị người Dorien thống trị, loại chữ trên đã bị mai một. Đến cuối thế kỉ VII TCN, người Hi Lạp khôi phục lại chữ viết của mình trên cơ sở văn tự của người Phoenicia. Đến năm 403 TCN, nhà nước Athens đã thống nhất quy định thể thức viết từ trái sang phải và giảm từ 40 chữ cái xuống còn 27 chữ 9sau này rút lại còn 24 chữ). Loại chữ này được sử dụng rộng rãi và được coi là thứ chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối, hài hòa, thanh nhã và tiện dụng.
So với hệ thống chữ tượng hình của người phương Đông, hệ thống chữ cái Hi Lạp đã đạt đến trình độ khái quát hóa rất cao. Với khoảng hơn 20 chữ cái người ta có thể diễn đạt mọi ý tưởng trừu tượng nhất bằng cách ghép chữ dựa theo âm tiết. Đây là một trong những cống hiến lớn lao của Hi Lạp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill (của các ngôn ngữ gốc Slav). Đó là các cơ sở chữ cái mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.2. Văn học
Văn học Hi Lạp gồm 3 bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau: thần thoại, thơ, kịch. Theo tiếng Hi Lạp thần thoại có nghĩa là một tập hợp, tổng thể những câu chuyện dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, kì ảo gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng, dũng sĩ Hi Lạp... Điểm nổi bật trong thần thoại Hi Lạp chính là hình ảnh các vị thần. Hệ thống các vị thần trong thần thoại Hi Lạp đa dạng và phong phú, được miêu tả rất gần với cuộc sống đời thường của con người, khác với các vị thần của phương Đông. Sau này người La Mã đã tiếp thu các vị thần của Hi Lạp và cải biên đi thành các vị thần của mình:
- Thần Zeus – thần Jupiter: thần sấm sét tối cao trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus
- Nữ thần Aphrodite – nữ thần Venus: thần tình yêu và sắc đẹp
- Nữ thần Demeter – nữ thần Cerès: nữ thần nông nghiệp
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom