Tháng 5 năm Ất Tị (545), quân Lương do tướng Trần Bá Tiên và Dương Phiêu chỉ huy lại kéo xâm lược nước Vạn Xuân, muốn tái lập ách đô hộ của chúng.
Thế giặc rất mạnh, Lý Nam Đế giao chiến bất lợi, đến giữa năm Bính Dần (546), sau trận kịch chiến ở hồ Điển Triệt (nay thuộc huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) với giặc Lương, lực lượng của Lý Nam Đế bị thiệt hại nặng, vua liền giao binh quyền lại cho Triệu Quang Phục và rút vào vùng động Khuất Lão (nay thuộc Tam Nông, Phú Thọ) rồi sau lâm bệnh mất ở đó.
Được Lý Nam Đế tin tưởng uỷ thác trọng trách chống giặc, Triệu Quang Phục đưa một bộ phận quân lính vào đóng ở đầm Dạ Trạch từ tháng giêng năm Đinh Mão (547) để cố thủ và đánh tiêu hao sinh lực địch, gây cho chúng nhiều phen khốn đốn.
Triệu Việt Vương tên thật là Triệu Quang Phục, con trai của Triệu Túc, hào trưởng huyện Chu Diên (nay là vùng tiếp giáp giữa Sơn Tây và Vĩnh Phúc).
Triệu Việt Vương tên thật là Triệu Quang Phục, con trai của Triệu Túc, hào trưởng huyện Chu Diên (nay là vùng tiếp giáp giữa Sơn Tây và Vĩnh Phúc).
Đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) gắn liền với sự tích về mối duyên kỳ ngộ giữa nàng công chúa Tiên Dung, con gái của vua Hùng thứ 18 với chàng đánh cá nghèo Chử Đồng Tử.
Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được, nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết.
Triệu Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm, dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Lương, cướp lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy đó làm kế cầm cự lâu dài.
Năm Mậu Thìn (548), khi nghe tin Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục lên làm vua xưng là Triệu Việt Vương nhưng nhân dân vẫn quen gọi ông là Dạ Trạch Vương.
Chủ tướng giặc là Trần Bá Tiên nhiều lần tấn công vào đầm nhưng đều không đánh được, không còn cách nào khác, chúng đành mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho Triệu Việt Vương lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được.
Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về dẹp loạn, ủy quyền cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Chớp cơ hội đó, Triệu Việt Vương tung quân ra đánh, giành được thắng lợi, quân Lương thua to rút chạy về nước.