[Sách] Tuổi thơ dữ dội
Nơi Xuất Bản : Nxb văn học
Tác Giả : Phùng Quán
Ngày xuất bản : 2009
Số trang : 700
Kích thước : 14x20 cm
Trọng lượng : 800(gr)
Hình thức bìa : Bìa Mềm
Số lần xem : 967
Giá bìa : 87 000 VNĐ
Giá bán: 87 000 VNĐ
http://www.saharavn.com/resources/uploads/sp17522_80_1257060983_3454033_58191-84_90x160_small.jpg
Giới thiệu về nội dung:
... Mừng vùng đứng ngay dậy. Tất cả vẻ ủ rũ, đau đớn, tuyệt vọng trên toàn bộ con người em, thoắt biến mất. Em lúc này đã trở lại tư thế quyết liệt của người chiến sĩ quyết tử lúc nghe vang lên tiếng kèn xung phong trận.
Tiếng máy bay gầm rú trên ngọn cây. Đạn đại bác và các loại súng cầu vồng nổ chát chúa quanh chân đài quan sát. Súng bắn thẳng bẻ, xé các cành cây trên đỉnh đài, tuốt lá tươi ném tới tấp xuống đầu cổ em, xuống xác các đồng đội đang nằm ngổn ngang quanh em. Mảnh đạn, đạn cháy, đạn đum đum, mảnh bom, bay rít quanh em như ong vỡ tổ. Và nổi bật lên tất cả là tiếng chuông điện thoại từ trên đỉnh đài quan sát đổ hồi leng keng không ngớt.
Tất cả những cái đó, cùng một lúc đã làm cho khí phách chiến sĩ lúc xung trận trong em bừng sống dậy, với tất cả sức mạnh tinh thần của nó: Nó chiếm lĩnh toàn bộ con người em, từ mỗi thớ thịt, mỗi nhịp tim đập.
Em thoăn thoắt trèo ngược các bậc thang tre cao ngất nghểu, cố chiếm lấy đỉnh đài quan sát trước khi bị địch bắn hạ. Khi chỉ còn cách chỗ cành cây đặt máy điện thoại mấy nấc thang cuối cùng, em bỗng lạng người, suýt ngã lộn nhào xuống đất. Một bên hông em buốt nhói ghê gớm. Em cúi nhìn thấy vạt áo bên hông trái đầm đìa máu. Nhưng em gắng hết sức để không ngã. Trèo nốt những nấc thang cuối cùng lên đến chạc ba cây, và chụp lấy cái ống nghe điện thoại...
Trích trong tiểu thuyết Tuổi Thơ Dữ Dội.
“Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi…” Mỗi lần nghe lời bài hát này không ai không cảm thấy nao nao, không hẳn vì nhớ lại thời khói lửa hào hùng năm nào mà bởi lời ca nhắc nhớ tới tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán.
Tiếng hát đó, lời ca đó khiến ta luôn mường tượng cảnh của những cậu bé thiếu niên can trường yêu nước. Những Mừng, Lượm, Quỳnh… đều khiến ta thấp thỏm, âu lo cũng như hồi hộp theo dõi những bước đi của họ. Những cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, lòng căm thù giặc khôn cùng, mong muốn đánh đuổi quân giặc khiến họ hiện lên như những người anh hùng. Vẫn còn đó những tính cách trẻ con: rửa chân “khô”, tị nạnh nhau trước khi đi ngủ... nhưng khi vào nhiệm vụ ai cũng quả quyết, dũng cảm trước sự tra tấn dã man của kẻ thù “Sau mỗi câu hỏi là tiéng những cú đấm, cú đá, tiếng thân người ngã vật xuống nền xi măng… Vẫn không nghe thấy tiếng thằng bé đáp lại hoặc kêu khóc. Mọi người đoán chừng, tụi chúng chỉ quát tháo doạ nạt vậy thôi, có đánh cũng đánh dăm tát tai, chứ tay chân nào mà nỡ tra khảo con nít…”. Không còn là những nhân vật trong trang sách, họ đã bước ra và trở thành những nhân vật khiến cho bao thế hệ độc giả nhớ mãi.
Đúng như cái tên của nó “Tuổi thơ dữ dội” khiến người đọc cũng cảm thấy thật dữ dội, dữ dội với những chi tiết, dữ dội với cuộc chiến cam go nhưng trên hết là tình bạn, tình đồng chí, tình người, thứ ánh sáng lấp lánh soi rọi và xuyên suốt tác phẩm.
Gấp sách lại, người đọc vẫn trào dâng xúc cảm bởi những nhân vật, tính cách thông minh, sự can trường dũng cảm của họ.