C
congchuatuyet_lc
Tớ xjn viết lại cái mở bài như sau:
Có thể nói rằng,văn học là một chiếc gương phản ánh rõ nét về cuộc sống.Nó phản chiếu tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý,nó nói lên cái tàn ác đến vô tình của " trái tim đen" hay nó vẽ lên viễn cảnh đáng thương cho thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.Văn học đến với con người và cũng tạo nên trong trái tim người đọc sự cảm thông,đồng cảm hay đôi khi là sự thành công trong việc thể hiện chi tiết đặc sắc của tác phẩm.
Những chi tiết đó đã góp phần ánh lên cuộc sống nội tâm nhân vật hay chỉ đơn giản là thể hiện cái tài của người viết.Bởi vậy,có người đã nói rằng:
"Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn".Liệu ý kiến này có bị coi là sai lầm không với một chi tiết nhỏ và một nhà văn lớn như vậy?
Quả không ngoa mà nói rằng,chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.Cái chi tiết ấy đã vô hình vẽ nên trái tim ấm áp,nồng đượm tình yêu thương của tác giả và nó cũng là thành phần quan trọng trong việc thể hiện vẻ đẹp của văn bản tự sự. Trong một tác phẩm có nhiều chi tiết song để thể hiện thành công ý đồ của tác giả thì chắc hẳn đó là chi tiết đặc sắc và có tính nghệ thuật cao.Phải chăng những chi tiết đó nhất thiết phải bao trùm lên cả tác phẩm và phải mang tính cốt lõi cao? Xin thưa là không phải vậy.Bởi lẽ những chi tiết ấy chỉ là những chi tiết nhỏ,giúp xoáy sâu vào tâm trạng nhân vật trong từng thời điểm nhưng chỉ cần đọc một lần là cả đời không quên được.Có lẽ bạn không tin vào chi tiết nhỏ ấy có thể xoay chuyển và làm nên một nhà văn của công chúng,tôi xin đưa một ví dụ tiêu biểu trong tác phẩm truyền kỳ "Chuyện người con gái Nam Xương". Đó là chi tiết "cái bóng"
Có thể khẳng định rằng,chi tiết "cái bóng" là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện. "Cái bóng" ấy đã tô vẽ nhân vật người vợ hiền thục Vũ Nương qua hai thời điểm: 'Thắt nút' và 'Mở nút'.
"Cái bóng" đã vô tình 'thắt' câu chuyện vào làm một mối khó gỡ bỏ được. Sở dĩ,chi tiết cái bóng đã là đầu mối trực tiếp dẫn đến sự nghi ngờ của Trương Sinh. Người con gái họ Vũ vừa thuỳ mị,nết na lại có tư dung tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn lứa đôi,phải được sống trong gia đình yên ấm nhưng cũng vì "cái bóng" đã khiến nàng phải xa lìa gia đình,gieo mình xuống lòng sông thăm thẳm.Âu cũng là do cái tính đa nghi thái quá của Trương Sinh. Bởi "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình" nhưng đây lại là thái quá,tức chẳng phải nỗi thường tình ấy nữa.Ngay lúc đầu,ngòi bút Nguyễn Dữ đã khiến người đọc ái ngại cho hạnh phúc người con gái hoàn mỹ Vũ Nương rằng cuộc hôn nhân này chỉ mang tính trao đổi,hoàn toàn không mang chút hương vị của tình yêu,hôn nhân mà đây lại là một cuộc sống,một cuộc trao đổi giữa đồng tiền,của kẻ giàu - người nghèo, của phe lắm của nhiều tiền với phe nghèo khó.Cái ái ngại của người đọc dường như đã thành hiện thực khi Trương Sinh trở về,bé Đản nói :"Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư..." Thành ra cái tính đa nghi,hay ghen của Truơng Sinh được lúc bột phát khiến Vũ Nương ra đi,người con mất mẹ,người chồng vắng vợ.Thật là đau đớn biết chừng nào!
Đồng thời,chi tiết "cái bóng" cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh về người vợ sau khi nàng mất.Vũ Nương - một người vợ ngoan hiền,một người con dâu hiếu thảo,một người mẹ thương con mất đi đâu cũng là nỗi thương tiếc lớn. Với Trương Sinh, chàng chẳng nát lòng đi tìm xác vợ đó sao? Chàng chẳng nhớ nhung vợ đến khi ngồi dưới ánh đèn hiu hắt rợn ngợp gian phòng thì mới nhận ra sự thật đó sao? Đó là chi tiết "mở" nút, thắt vào lại mở ra sự ân hận tột độ của người chồng song sự ân hận ấy chẳng thể khiến Vũ Nương quay về dẫu Trưong Sinh có ân hận và lập đàn giải oan cho nàng.Nhưng thế đời vẫn thế và xã hội phong kiến là phải thế!
Chi tiết "cái bóng" cũng vẽ nên khái quát nỗi lòng người vợ xa chồng.Nàng nhớ chồng đến khi "nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".Dường như nỗi nhớ ấy đã thể hiện tình cảm của nàng với chồng,đó là sự đồng nhất trong quan hệ vợ chồng,là nỗi an ủi khi nỗi nhớ dâng trào và cũng vì tình thương con,sợ con vắng cha mà đâm buồn tủi. Đâu chỉ có vậy,cái bóng còn gắn liền với sự ngây ngô của con trẻ,là sự hiểu lầm của người chồng đa nghi,là niềm vui là nỗi buồn là nỗi đau khôn tả xiết.Cái bóng ấy vừa thực vừa ảo như xoáy sâu vào trái tim người đọc với nỗi đồng cảm,sự vị tha.
Tóm lại,với chi tiết cái bóng đã hoàn toàn chứng minh được cho ý kiến : "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Nó đã thể hiện tấn bi kịch của trò đời và vòng xoáy xã hội mà chỉ có văn học mới thể hiện được.Chắc chắn rằng,trong những tác phẩm của những nhà văn lớn,những chi tiết nhỏ ấy mãi đồng hành cùng thời gian và in sâu vào tâm trí người đọc.
_______________ hết __________________
thanhs tớ nhá........đánh đau hết cả tay......à sửa hộ tớ nữa.........
Có thể nói rằng,văn học là một chiếc gương phản ánh rõ nét về cuộc sống.Nó phản chiếu tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý,nó nói lên cái tàn ác đến vô tình của " trái tim đen" hay nó vẽ lên viễn cảnh đáng thương cho thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.Văn học đến với con người và cũng tạo nên trong trái tim người đọc sự cảm thông,đồng cảm hay đôi khi là sự thành công trong việc thể hiện chi tiết đặc sắc của tác phẩm.
Những chi tiết đó đã góp phần ánh lên cuộc sống nội tâm nhân vật hay chỉ đơn giản là thể hiện cái tài của người viết.Bởi vậy,có người đã nói rằng:
"Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn".Liệu ý kiến này có bị coi là sai lầm không với một chi tiết nhỏ và một nhà văn lớn như vậy?
Quả không ngoa mà nói rằng,chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.Cái chi tiết ấy đã vô hình vẽ nên trái tim ấm áp,nồng đượm tình yêu thương của tác giả và nó cũng là thành phần quan trọng trong việc thể hiện vẻ đẹp của văn bản tự sự. Trong một tác phẩm có nhiều chi tiết song để thể hiện thành công ý đồ của tác giả thì chắc hẳn đó là chi tiết đặc sắc và có tính nghệ thuật cao.Phải chăng những chi tiết đó nhất thiết phải bao trùm lên cả tác phẩm và phải mang tính cốt lõi cao? Xin thưa là không phải vậy.Bởi lẽ những chi tiết ấy chỉ là những chi tiết nhỏ,giúp xoáy sâu vào tâm trạng nhân vật trong từng thời điểm nhưng chỉ cần đọc một lần là cả đời không quên được.Có lẽ bạn không tin vào chi tiết nhỏ ấy có thể xoay chuyển và làm nên một nhà văn của công chúng,tôi xin đưa một ví dụ tiêu biểu trong tác phẩm truyền kỳ "Chuyện người con gái Nam Xương". Đó là chi tiết "cái bóng"
Có thể khẳng định rằng,chi tiết "cái bóng" là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện. "Cái bóng" ấy đã tô vẽ nhân vật người vợ hiền thục Vũ Nương qua hai thời điểm: 'Thắt nút' và 'Mở nút'.
"Cái bóng" đã vô tình 'thắt' câu chuyện vào làm một mối khó gỡ bỏ được. Sở dĩ,chi tiết cái bóng đã là đầu mối trực tiếp dẫn đến sự nghi ngờ của Trương Sinh. Người con gái họ Vũ vừa thuỳ mị,nết na lại có tư dung tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn lứa đôi,phải được sống trong gia đình yên ấm nhưng cũng vì "cái bóng" đã khiến nàng phải xa lìa gia đình,gieo mình xuống lòng sông thăm thẳm.Âu cũng là do cái tính đa nghi thái quá của Trương Sinh. Bởi "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình" nhưng đây lại là thái quá,tức chẳng phải nỗi thường tình ấy nữa.Ngay lúc đầu,ngòi bút Nguyễn Dữ đã khiến người đọc ái ngại cho hạnh phúc người con gái hoàn mỹ Vũ Nương rằng cuộc hôn nhân này chỉ mang tính trao đổi,hoàn toàn không mang chút hương vị của tình yêu,hôn nhân mà đây lại là một cuộc sống,một cuộc trao đổi giữa đồng tiền,của kẻ giàu - người nghèo, của phe lắm của nhiều tiền với phe nghèo khó.Cái ái ngại của người đọc dường như đã thành hiện thực khi Trương Sinh trở về,bé Đản nói :"Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư..." Thành ra cái tính đa nghi,hay ghen của Truơng Sinh được lúc bột phát khiến Vũ Nương ra đi,người con mất mẹ,người chồng vắng vợ.Thật là đau đớn biết chừng nào!
Đồng thời,chi tiết "cái bóng" cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh về người vợ sau khi nàng mất.Vũ Nương - một người vợ ngoan hiền,một người con dâu hiếu thảo,một người mẹ thương con mất đi đâu cũng là nỗi thương tiếc lớn. Với Trương Sinh, chàng chẳng nát lòng đi tìm xác vợ đó sao? Chàng chẳng nhớ nhung vợ đến khi ngồi dưới ánh đèn hiu hắt rợn ngợp gian phòng thì mới nhận ra sự thật đó sao? Đó là chi tiết "mở" nút, thắt vào lại mở ra sự ân hận tột độ của người chồng song sự ân hận ấy chẳng thể khiến Vũ Nương quay về dẫu Trưong Sinh có ân hận và lập đàn giải oan cho nàng.Nhưng thế đời vẫn thế và xã hội phong kiến là phải thế!
Chi tiết "cái bóng" cũng vẽ nên khái quát nỗi lòng người vợ xa chồng.Nàng nhớ chồng đến khi "nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".Dường như nỗi nhớ ấy đã thể hiện tình cảm của nàng với chồng,đó là sự đồng nhất trong quan hệ vợ chồng,là nỗi an ủi khi nỗi nhớ dâng trào và cũng vì tình thương con,sợ con vắng cha mà đâm buồn tủi. Đâu chỉ có vậy,cái bóng còn gắn liền với sự ngây ngô của con trẻ,là sự hiểu lầm của người chồng đa nghi,là niềm vui là nỗi buồn là nỗi đau khôn tả xiết.Cái bóng ấy vừa thực vừa ảo như xoáy sâu vào trái tim người đọc với nỗi đồng cảm,sự vị tha.
Tóm lại,với chi tiết cái bóng đã hoàn toàn chứng minh được cho ý kiến : "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Nó đã thể hiện tấn bi kịch của trò đời và vòng xoáy xã hội mà chỉ có văn học mới thể hiện được.Chắc chắn rằng,trong những tác phẩm của những nhà văn lớn,những chi tiết nhỏ ấy mãi đồng hành cùng thời gian và in sâu vào tâm trí người đọc.
_______________ hết __________________
thanhs tớ nhá........đánh đau hết cả tay......à sửa hộ tớ nữa.........