Câu 3 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng " Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy chứng minh ý kiến qua việc phân tích chi tiết "Cái bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Bài làm
Để tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩmtự sự có rất nhiều yếu tố, đặc biệt là chi tiết. Một chi tiết dù nhỏ nhặt cũngcó thể tạo nên thành công, sự kịch tính của tác phẩm, từ đó làm nên tên tuổi củatác giả ấy. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhàvăn lớn.”
Chi tiết là một đơn vị ngôn ngữ tạo nên tác phẩm tự sự.Chi tiết có nhiều loại, nhiều cấp độ và vai trò khác nhau. “Chi tiết nhỏ” đượchiểu là một lời trần thuật hoặc một cử chỉ, hành động của nhân vật. nếu được sửdụng hợp lí sẽ thể hiện được sự độc đáo của tình huống và tạo được bước ngoặttrên dòng cốt truyện.
Việc khẳng định vai trò của chitiết nhỏ làm nên sự thành công của tác giả trong tác phẩm văn học là một ý kiếnhoàn toàn đúng đắn. Trong một tác phẩm có rất nhiều chi tiết, nhưng chi tiết cógiá trị mới thực sự làm nổi bật được dụng ý của nhà văn. Đó không hẳn là nhuẽngchi tiết cốt lõi, bao trùm toàn tác phẩm mà có thể chỉ là những chi tiết nhỏ, nếuchỉ đọc thoáng qua thi dễ bị bỏ mất. Nhưng chi tiết ấy lại có vai trò to lớn, tạonên sự chuyển biến, tính kịch cho các sự kiện xung quanh nhân vật, thể hiện mộtý nghĩa sâu xa, một vấn đề mà tác giả muốn gửi gắm đến ban đọc. vậy nên, nhữngchi tiết tuy nhỏ bé nhưng lại đóng góp một vai trò vô cùng to lớn với sự thànhcông của tác phẩm và tác giả.
Thật vậy, tù xưa đến nay, nhữngtác phẩm vượt qua được thử thách khắc nghiệt của thời gian và có chỗ đứng tronglòng bạn đọc là nhờ những “chi tiết nhỏ” làm nên giá trị thực tiễn. “Chuyện ngườicon gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một ví dụ.
Vũ Thị Thiết – người con gái tưdung vẹn toàn – nhân vật chính của truyện được gả cho Trương Sinh, anh chồng cótính hay ghen và đa nghi với vợ. Đến kì Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà hếtlòng chăm sóc mẹ chồng, con thơ. Khi bà mẹ mất, nàng lo ma chay chu đáo. Một ngườiphụ nữ đảm đang như vậy lẽ ra phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng chỉ vìmột lời nói thơ ngây của con trẻ “có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đảnđi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi” mà nàng bị chồng nghi oan, đến nỗi phải tự tậnđể bảo toàn danh tiết. Vũ Nương đâu ngờ cái bóng in trên vách mà nàng chỉ chobé Đản xem lại chính là nguyên nhân gây nên cái chết oan nghiệt. “Cái bóng” làmột chi tiết nghệ thuật độc đáo, nó không chỉ thúc đẩy truyện lên tới cao tràomà còn thể hiện niềm cảm thương của tác giả. Tuy “cái bóng” là nút thắt nhưngnó cũng lại chính là nút mở. “Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dướingọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng: - Cha Đản lại đến kia kìa!”. Trương Sinhbấy giờ mới tỉnh ngộ, mâu thuẫn câu chuyện đã đươc giải quyết. Có thể nói chitiết cái bóng là một hình tương nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, mang tínhhình tượng và góp phần làm nên thành công trong viêc xây dưng tình huống truyệnthể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm. Nó còn mang ý nghĩa nhân sinh về tình cảmgiữa người với người.
Chi tiết nhỏ quan trong như vậy,để có được chúng, nhà văn phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, không ngừng nângcao trình độ cũng như vốn sống thực tế của mình.
Mình chỉ mới làm được nhiêu đó, các bạn coi, sữa lại và thêm bớt nhé.
Mấy bữa nay mình bận lắm nên giờ này mới post lên đc
thông cảm nha