Sử CLB Tranh luận - Cuộc chiến tranh hạng

N

ngocsangnam12

Theo Trong quyển Việt Sử Tiêu An trang 289 cx khẳng định Lê Lai tự nguyên giả làm Bình Định Vương rồi chết

Gỉa làm Bình Định Vương là có thật nhưng việc rồi bị quân Minh giết là điều chưa biết + nhiều sách cũ còn nói là chết dưới tay của Lê Lợi nhưng mà sách cũ không viết rõ ra do sẽ làm mất uy của Lê Lợi nhưng sau này đã có người phát hiện ra...
 
C

cabua266

Cơ mà nghe nhiều ng bảo có nhiều Lê Lai
---------------------------------------------------------
 
T

trucphuong02

Nói chung là em chốt ý kiến của em đấy ạ
\Rightarrow Lê Lai chết là do Lê Lợi
 
N

ngocsangnam12

Em chốt từ đầu là thế rồi nên anh cố đọc lại từ đầu hộ em ;) Hí hí ... <đập tay nào chị Trucphuong>
 
C

cabua266

Kỷ Tín lại xuất hiện
Lê Lai nguyệt theo tr`ơi
...
-Trích bài thơ của Định Liệt , 1 vị tư´ơng sống cùng th`ơi Lê Lai -
 
T

trucphuong02

Đó có thể là vì những người đó họ đã cho giặc Minh bắt và giết Lê Lai ngay lần cứu chúa vào năm 1419. Nhưng sự thật là bị Lê Lợi giết năm 1427
 
N

ngocsangnam12

Hai ng xúm lại bắt nạn a
-----------------------------------------------
:v

Đâu có .. còn bài thơ đó em nghĩ là Lê Lai khi bị Lê Lợi giết cũng đã mãn nguyệt nên người sáng tác thơ đó mới khóc

Giết một người đã chết thay cho mình ,để mình được sống mà bảo tòan lực lực lượng,đổi nguy thành an, sau này lên ngôi Hòang Đế ; giết mà còn tịch thu gia sản sau khi đã thề thốt nặng lời " Lê Lai đem thân mà thay chúa , nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi , bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn " quả Lê Lợi đã làm một việc thật là......... Nếu các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chuyện" Lê Lai liều mình" và sau đó còn ghi việc Lê Lai bị giết thì khác nào bêu xấu Lê Lợi ,điều mà các vua Lê không lấy gì thích thú .Có thể các sử gia có chép chuyện "Lê Lai đổi áo" vì rằng đó là một sự kiện đáng tự hào, không thể không ghi, nhưng khi dâng vua xem thì e rằng vua hạ lệnh "biên tập " đi chăng !

P/s: Đọc cho hết nhé anh cá
 
C

cabua266

Trận 3 - Trận tranh ḥang
SCIENTSIT vs PHAMHUY
---------------------------
Phòng : 1vs 1
Cược: 5đ
Đề : Câu hỏi
--------------------------
Đề tài :
Xưa kia ông cha ta đã dùng rất nhiều bộ binh , thủy binh làm lực lượng then chốt khi đánh giặc
Vậy sao kỵ binh lại ít dùng vậy ????
 
P

phamhuy20011801

Theo mình nghĩ thì thời đó chúng ta không xây đựng lực lượng kỵ binh(Dùng ngựa) do xét về tính chất đối đầu ta thua kém địch về khả năng và kinh nghiệm trong lâm trận. Tuy nhiên trong cấu thành của lực lượng quân đội ta ngày xưa vẫn không thiếu thành phần này. Mặc khác, cha ông ta phần nhiều là đánh đuổi xâm lược nên việc sử dụng hoặc xây dựng lực lượng kỵ binh cũng chưa được đề cao.

ST
 
S

scientists

Trận 3 - Trận tranh ḥang
SCIENTSIT vs PHAMHUY
---------------------------
Phòng : 1vs 1
Cược: 5đ
Đề : Câu hỏi
--------------------------
Đề tài :
Xưa kia ông cha ta đã dùng rất nhiều bộ binh , thủy binh làm lực lượng then chốt khi đánh giặc
Vậy sao kỵ binh lại ít dùng vậy ????

Ít, nhưng không phải là quá ít, thử liệt kê một số nhé :
(vi.wikipedia)
- Thánh Gióng: đầu đội nón sắt, tay cầm gậy sắt, cưỡi ngựa sắt ra trận đánh giặc.
- Năm 1170, nhà vua cho xây Xạ đình (trường bắn) ở Nam Hoàng Thành. Ngoài học kinh vở, binh pháp, 1 nội dung bắt buộc trong hệ thống giáo dục cho con em quý tộc thời Lý là luyện tập cưỡi ngựa bắn cung. Tập tục này trở thành chuẩn mực cho các triều đại về sau. Trong các kỳ thi tiến sĩ võ, ban võ nghệ đầu tiên được thao diễn bao giờ cũng là cưỡi ngựa. Vệ kỵ xạ ở kinh thành bao gồm 2000 quân cưỡi ngựa bắn cung. Khi hỏa khí xuất hiện, kỵ xạ cũng dần dần mai một bởi hỏa khí dễ sử dụng, dễ chế tạo và có sức công phá vượt trội. Nhà Lê Trung Hưng từ năm 1724 trở về sau vẫn còn có môn cưỡi ngựa bắn cung trong thi Bác Cử. Nhưng trong Thượng Kinh Phong Vật Chí, ông cho biết thời đại ông người ta đã bãi bỏ cưỡi ngựa bắn cung, và thay bằng nội dung cưỡi ngựa bắn súng trong khoa cử.
- Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ tục biên ghi nhận thời Nam Bắc triều, quân Trịnh theo phò nhà Lê có lực lượng kỵ binh khá mạnh. Trịnh Tùng từng sử dụng 400 quân thiết kỵ làm trợ chiến để đẩy lùi cuộc xâm lấn của quân Bắc triều. Năm 1592 ông huy động tới 5000 kỵ binh nặng, trang bị giáp sắt cho cả ngựa để vây hãm Đông Kinh của nhà Mạc.
- Quân đội chúa Trịnh có ngựa chiến 300 con, nuôi béo khỏe. Ngựa trung bình cao 140 cm đến vai, kích cỡ tương đương các nòi ngựa để cưỡi hiện đại.
- Những ghi chép của những người phương Tây thấy được ấn tượng của những người ngoại quốc về 1 quân đội Đại Việt hùng cường toàn diện, từ thủy binh, bộ binh đến kỵ, tượng binh.
Tóm lại: ta có kỵ binh, dù nó chưa bao giờ là chủ lực. Kỵ binh VN phần lớn là do các thủ lĩnh miền núi nắm giữ và phát triển, sau đó mới tới quân triều đình.

Địa hình Việt Nam chẳng thích hợp cho ngựa vốn chỉ tung hoành nơi đồng cỏ mênh mông ngút ngàn.
Loại quân nào cũng có ưu nhược điểm hết, kỵ binh cũng không thoát khỏi quy luật này.
Có 1 quan điểm sai lầm rằng thắng lợi của người Mông Cổ giành được hoàn toàn trên lưng ngựa. Thực tế, họ còn dựa vào các kỹ thật tiếp thu được của các nước đã bị họ chinh phục, lực lượng do thám tinh nhuệ và chiến tranh tâm lý. Những thứ đó cộng với tổ chức quân sự mới là bí quyết thành công của người Mông Cổ.
Chân ngựa rất khỏe, thể lực ngựa cũng rất mạnh, hơn người nhiều lần. Kỵ binh kết hợp thể lực, tốc độ của ngựa và người nên mạnh mẽ hơn hẳn bộ binh. Vậy tại sao bộ binh vẫn có thể đốn ngã kỵ binh?
Ngồi trên ngựa rất khó cử động. Súng carbine dùng cho kỵ binh phải làm ngắn và nhẹ hơn hẳn cây súng trường của bộ binh là vì thế, cho nên kỵ binh sẽ khó khăn khi vận động ở địa hình ko bằng phẳng, vướng víu và 1 người bộ binh thì dễ vận động hơn hẳn 1 lính kỵ binh.
Khi đã xung trận, kỵ binh ko thể dừng được vì họ sẽ bị đồng đội phía sau giày xéo lên. Khi đã áp sát tuyến địch, nếu ko đột phá qua được, kỵ binh sẽ bị dồn đống lại. Vận động trên ngựa rất khó, giữa đám người ngựa hốn độn càng khó hơn và kỵ binh dễ dàng bị bộ binh chấm muối ăn thịt. :))
Người bộ binh tuy thể lực ko bằng kỵ binh nhưng nếu có giáp nặng, vũ khí tốt và biết lợi dụng địa hình để co cụm lại thì có thể đứng vững trước đợt xung kích của kỵ binh (dù là kỵ binh hay bộ binh thì cũng chẳng dám xông vào đội hình gươm giáo, lưỡi lê tua tủa). Họ chỉ cần có thêm tinh thần, kỹ thuật và kỷ luật để chờ kỵ binh bị dồn lại và đánh chén.
Nếu kỵ binh phải đương đầu trực diện với 1 đội hình bộ binh vững chắc, đó là 1 nhiệm vụ bất khả thi, do vậy, kỵ binh chỉ dùng để tập hậu hay tạt sườn, nơi bộ binh sơ hở nhất.
Cộng với điều kiện về địa hình, chính vì thế ở VN bộ binh luôn là ưu thế.

 
S

scientists

VietCavalry.jpg

Phục dựng thiết kỵ binh Đại Việt dựa trên mũ sắt và khiên thời Trần.

Tiger_hunt.jpg

Chạm gỗ đình Hạ Hiệp thế kỷ 17. Xạ thủ hỏa mai chiến đấu song song với kỵ xạ.

800px-VN_lancer.jpg


Khắc gỗ thời Trần tk 13: tập võ, bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Kỵ binh đâm thương bằng cả hai tay thay vì kẹp thương dưới nách như kỵ sĩ châu Âu.​
 
C

cabua266

Trận tranh hạng :D
MANH vs TRUCPHUONG vs NGOCSANGNAM vs SCIENTIST
------------------------------------------------------------
Phòng : 1 vs 1 vs 1 vs 1
Gói cược : 5đ
Đề tài : Câu hỏi
---------------------------------------------------------------
Đề tài trực tiếp :
Theo các bạn tả quân Lê Văn Duyệt -Công hay Tội ???
P/s:Vì vội quá ko post đc đề gián tiếp mong mn thông cảm
-----------------------------------------------------------------
Time thi : Đến 8h30' tối nay kết thúc
Bù time: Tùy
 
Last edited by a moderator:
T

trucphuong02

Kế về công của ông trước đi!! Rồi tội sau :):)

Lê Văn Duyệt được nhân dân tôn thờ,sùng kính!! Ông làm tổng trấn Gia Định,cai quản cả miền Nam rộng lớn ông đã có công tạo dựng sự yên ổn cho đời sống nhân dân. Cai trị khoan dung nhưng nghiêm khắc công bằng, tiêu biểu là vịệc chém đầu cha vợ Minh Mạng chẳng hạn; bọn cướp bóc sợ ông 1 vành, đâu có dám hoành hành, các nước lân bang nghe danh ông mà khiếp vía, họ gọi ông là "cọp gấm Gia Định", người Tây đến đều được đối đãi tử tế, ....
GG

250px-T%C6%B0%E1%BB%A3ng_L%C3%AA_V%C4%83n_Duy%E1%BB%87t.jpg
 
S

scientists

Có công chứ. Mình sẽ là "luật sư" bào chữa cho ông này. =))
320px-100South_Vietmanese_%C4%91%E1%BB%93ng1966f.jpg

vi-wikipedia Bởi tài năng quân sự của mình, Lê Văn Duyệt nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của quân Nguyễn tới chức chỉ huy Tả quân vào thời điểm cuộc chiến kết thúc. Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình; nhiều lần công cán ở cả phía Bắc Thành và hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định.
Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam Bộ Việt Nam, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có. Thêm vào đó, Lê Văn Duyệt phản đối việc nối ngôi của vua Minh Mạng và bảo vệ các tín đồ Công giáo Việt Nam khỏi chính sách bế quan tỏa cảng và trọng Nho giáo của nhà vua.
Không chỉ có tài quân sự, Lê Văn Duyệt còn là một nhà chính trị. Làm Tổng trấn Gia Định Thành hai lần (lần 1: 1812-1816, lần 2: 1820 -1832), ông đã thực hiện chính sách trị an tốt, và có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở. Ông cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" và Giáo dưỡng...Đồng thời ông cũng có cách ứng xử khéo léo, rộng rãi đối với những người phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Bấy giờ, nhiều người kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng", hay " Đức Thượng Công"... Một vài nước lân cận cũng tỏ ra kiêng nể ông.
 
C

cabua266

Mọi ng biết Tây Sơn ko ? ý là khởi nghĩa Tây Sơn đó :3
Thế có ai biết chính Lê Văn Duyệt đi theo Nguyễn Ánh làm quân Tây Sơn phải khó khăn đó :D
 
N

ngocsangnam12

Trong mỗi con người luôn luôn có cái công cái tội. Thứ nhất cái công của ông là: Ông đã làm cho dân tình yên bình trong cuộc sống. Cai quản đất nước rất khoan dung không khác gì một người cha vậy . Nhưng tội của ông được nhận từ người con của ông-Lê Văn Khôi vì quá bức xúc với triều đình đã cùng với 27 người trong đạo lính chiếm thành Thiên An.
1.jpg

<Tượng ông Lê Văn Duyệt>​
 
Top Bottom