[Chuyên mục] Hỏi - đáp các vấn đề về ngữ văn 9

T

thuyhoa17

Hiện nay có 1 số hs học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lỗi học đối phó để nêu lên nhứng tác hại của nó

- Giải thích khái niệm của: học qua loa, đối phó, ko học thật sự.
+ Học qua loa: học cho có, sơ sài, keién thức ko vững.
+ Học đối phó: học vẹt, học chay để đối phó với các kì thi, sau các kì thi thì kiến thức đó cũng mất.
+ Không học thật sự: học nhưng chẳng có kiến thức gì trong đầu, đến thi cử thì lại "mượn kiến thức" của người khác.
- Phân tích bản chất của lối học đối phó (nếu như chỉ là phân tích bản chất của lối học đối phó thôi thì những ý khác nêu lên để bổ sung thêm??? ).
+ Từ bản thân mỗi học sinh: sự trông chờ, ỷ lại, cậy nhờ đã tồn tại trg bản thân mỗi học sinh. Và cũng chính những điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
Tự mỗi học sinh ko có ý thức trg việc tự mình làm, tự mình học và tự mình phấn đấu.
Tư tưởng ỷ lại hình thành sẵn từ nhỏ.
Phương pháp dạy con và dạy học sinh ko đúng của gia đình và nhà trường.
Ảnh hưởng từ sự ỷ lại với bạn bè trên lớp.
+ Không có ý thức trong việc tiếp thu kiến thức và những điều khác từ mỗi học sinh.
+ Và quan trọng nữa là bệnh thành tích, gánh nặng về điểm cũng tác động một phần vào lối học và thi đối phó.
- Tác hại của nó:
+ Làm nên một lỗ hổng nặng về kiến thức.
+ "Thoát nạn" bây giờ như về sau thì sẽ nhận ra được nhiều điều ko tốt khác từ việc học đối phó đó.
+ Ko có kiến thức nền tảng để ra đời sau này.
+ Hình thành 1 thói quen xấu trg mỗi học sinh.
...
- Nói thêm về ý kiến. suy nghĩ của bản thân nữa ^^

p/s: còn cái bài "tiếng nói của văn nghệ" đó huynh học ko có kĩ nên giờ bay đâu hết hiến thức về nó roài :D
 
N

nhungpro_196

phân tích thơ thì phân tích từng câu chữ, nhưng phân tích truyện thì phải phân tích theo nhân vật, tình tiết phải không ạ?

Nhưng mình thấy đâu phải bài thơ nào cũng phân tích từng câu chữ đâu bạn. Phải chọn ra những "từ thần", những câu thơ, ý thơ quan trọng của bài để xoáy sâu, tùy thuộc vào đề bài.

Phân tích truyện thì có nhiều kiểu đề, nhưng tuyệt đối không bao giờ có phân tích cả tác phẩm truyện. Mà chỉ thuộc một số dạng như:

- Phân tích một hay nhiều nhân vật của tác phẩm truyện ( cái này tùy thuộc vào mỗi truyện, ví dụ : phân tích nhân vật ông Hai thì phân tích lần lượt tâm trạng của ông trong từng tình huống còn anh thanh niên lại phân tích theo từng khía cạnh: hoàn cảnh sống và làm việc, suy nghĩ và phong cách làm việc, cuộc sống thường ngày, trong thái độ với những người xung quanh...). Quá trình ấy thường thì ở trên lớp thầy cô đều giảng rồi, chỉ nhớ ý chính là được.

- Phân tích một vấn đề về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện: Ví dụ : phân tích tình cha con trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng ( nội dung), phân tích nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần trong truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri( nghệ thuật)... Tuy nhiên, thường thì nghệ thuật làm toát lên nội dung, không nhất thiết phải tách bạch riêng, song cần phải biết cái nào nên xoáy sâu.
...........

Cần phải lập dàn ý bạn à, chỉ cần sơ lược thôi cũng được, nhưng cốt là biết bài văn phân tích ấy, phần TB gồm bao nhiêu luận điểm lớn, nhỏ, để giải quyết hết được yêu cầu của đề bài. Không nên phân tích lan man, mà như cô giáo mình nói là "Chỉ cần nhớ một chứ "xoáy" ". Học thuộc một số chi tiết quan trọng, để lấy nó làm dẫn chứng khi cần thiết.


Còn bài "Tiếng nói của văn nghệ" ý, thì mình nghĩ tùy thuộc vào mỗi địa phương, cứ học cho chắc ăn. Mình cũng không được học bài này nên chưa hiểu thấu đáo lắm .
Bài "Tiếng nói của văn nghệ" gồm những luận điểm chính này:

- Luận điểm 1: Nội dung phản ánh của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm lớn làm thay đổi cách sống của tâm hồn từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

- Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến.

- Luận điểm 3: Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
 
T

thptlequydon

Phần tiếng việt em chưa hiểu kĩ chỗ khởi ngữ mong mọi người giảng lại cho
 
B

bengoc5

Phần tiếng việt em chưa hiểu kĩ chỗ khởi ngữ mong mọi người giảng lại cho

định nghĩa thì xem sgk nhé
chỉ nhớ mang máng vài cái dấu hiệu nhận biệt KN

Về/đối vs/còn + danh từ , chủ ngữ + vị ngữ
thường thì nó đi kèm vs các từ như về..., đối với..., còn...,điều này..., ...thì, trước dấu phẩy
Chú ý: khi xác định gạch luôn cả từ nhận biết, ngoại trừ từ "thì"
VD:
Vui thì tôi vui lắm, nhưng tôi lại rất lo lắng
Đối với Nhĩ, hàng cây bằng lăng bên ngoài cửa sổ dường như xa lắm
 
T

thjenthantrongdem_bg

thực ra là

em chả pít thế nào là ẨN DỤ vs HOÁN DỤ

2 cái đấy giống nhau wa'

chả pít phân biệt ra sao

Thỉnh Thoảng lại còn bị lẫn vs NHÂN HÓA NỮA

Mong mọi người giảng lại cho em hiểu cái =((
 
B

bengoc5

thực ra là

em chả pít thế nào là ẨN DỤ vs HOÁN DỤ

2 cái đấy giống nhau wa'

chả pít phân biệt ra sao

Thỉnh Thoảng lại còn bị lẫn vs NHÂN HÓA NỮA

Mong mọi người giảng lại cho em hiểu cái =((

thấy có nhiều bạn cũng thắc mắc, vào đi xem thử có giúp ích dc gì ko
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=105599
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=52156
 
T

tan431

cho em hỏi chút về truyện Bến Quể của Nguyễn Minh Châu

anh nhĩ đã nói là anh nhĩ chưa 1 lần đặt chân wa bên kia sông
mà sao trong bài văn lại có 1 đoạn anh kể lại : nhĩ chợ nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn đang mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ . So với ngày ấy bây giờ liên đã trở thành một người đàn bà thị thành . Tuy Vậy cũng như cánh bãi bồi nằm phơi mình bên kia ,tâm hồn liên vẫn giữ nguyên vẹn .........
Chẳng lẽ lúc anh nhĩ cưới chị liên không qua bên đó rước dâu về à
Em cần câu trả lời nhanh
 
T

thuyhoa17

cho em hỏi chút về truyện Bến Quể của Nguyễn Minh Châu

anh nhĩ đã nói là anh nhĩ chưa 1 lần đặt chân wa bên kia sông
mà sao trong bài văn lại có 1 đoạn anh kể lại : nhĩ chợ nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn đang mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ . So với ngày ấy bây giờ liên đã trở thành một người đàn bà thị thành . Tuy Vậy cũng như cánh bãi bồi nằm phơi mình bên kia ,tâm hồn liên vẫn giữ nguyên vẹn .........
Chẳng lẽ lúc anh nhĩ cưới chị liên không qua bên đó rước dâu về à
Em cần câu trả lời nhanh

Thiếu 1 từ quan trọng :D

"Nhĩ chưa một lần được đặt chân sang
bãi bồi bên kia sông".

Liên ở trong làng ở bên kia sông, chứ ko ở bãi bồi bên kia sông ^^
 
T

tan431

thì em nói 1 làng bên kia sông chứ đâu phải bãi bồi bên kia sông
em chép trong SGK 9 nó ghi vậy mà
em cần câu trả lời chứ em đâu cần anh sửa lỗi chính tả cho em đâu
 
T

thuyhoa17

thì em nói 1 làng bên kia sông chứ đâu phải bãi bồi bên kia sông
em chép trong SGK 9 nó ghi vậy mà
em cần câu trả lời chứ em đâu cần anh sửa lỗi chính tả cho em đâu

:-j .

[FONT=&quot] Mặc dù Nhĩ đã được đi tất cả mọi xó xỉnh trên trái đất nhưng lại chưa bao giờ đặt chân lên gò đất bên kia sông.


Sgk nó ghi là làng bên kia sông như thế này à?
[/FONT]

Sáng nay mới điện lên hỏi con bạn, giở sách lớp 9 tìm chính xác câu này nó nằm ở trang 100 sách Ngữ văn tập 2 lớp 9. (chưa lận ;)) )


Em nói về 1 chi tiết, 1 nơi ko chính xác trg tác phẩm và bắt nó phải là chân lý sao! :-j


Câu trả lời vẫn như cũ: Nhĩ có thể đã sang bên kia sông nhưng chắc chắn là anh chưa đặt chân sang gò đất (hoặc là bãi bồi) phía bên kia sông.


p/s: Sao lại ko để dành cái sự tò mò, khó hiểu đó mà tìm hiểu tại sao tác giả lại lấy hình ảnh gò đất đó mà ko phải là hình ảnh khác, tại sao lại lấy hình tượng nhân vật là 1 người đã từng đi nhiều nơi mà lại ko phải là những hình tượng khác, giá trị nhân văn mà tác phẩm đó thể hiện là gì, có điều gì mình chưa hiểu về giá trị nhân văn của nó…. Thắc mắc về những điều đó có phải là cần thiết hơn ko? :-??
 
S

sanglk2204

Chao` chj, em muốn hỏi có những tác phẩm trọng tâm, cần thiết và dễ thi vào đề tuyển sinh THPT và những bài khó vào, ít thi hay không cần thiết để có thể thu hẹp phạm vi học . Thank!!
 
M

maunguyet.hilton

haizzz 10 ''đúi''

Chao` chj, em muốn hỏi có những tác phẩm trọng tâm, cần thiết và dễ thi vào đề tuyển sinh THPT và những bài khó vào, ít thi hay không cần thiết để có thể thu hẹp phạm vi học . Thank!!
Mình góp ý giúp cậu câu này nhé!Thứ nhất là mỗi ''trạng nguyên 10'' thuộc mỗi tỉnh ,tp # nhau.Thứ 2 là vấn đề tăng hay giảm lượng bài học mà phải gọi là học ngay ''tủ''thế mới oack keke|-).Ở đây ý tớ muốn nói là cậu nên đi ôn hè để thi.Bởi đề thi là của sở GD ra nên cũng chính mấy chú ý sẽ cho đề cương và gữi về từng trường(tương tự giữa thầy cô và trò ở trường ý)rồi sau đó thầy cô sẽ ôn theo đề cương đó cho các bạn(chứ bạn tính ở nhà ôm vở học ôn kiến thức từ 6 đến 9 nê??@-))Cách đó là tốt nhất đấy.Mà trong quá trình đi học ôn thầy cô sẽ là nguời hướng dẫn chỉ 'tủ' cho các trò đi thi(đã thế thì an tâm quá chứ gì nè:rolleyes:!)Ở trường tớ á còn đi đăng kí 1 môn 2,3 thầy cô dạy(tại tụi này nó cứ chọn thầy cô giỏi mà thấy đứa kia học người # k biết có mánh khoé gì k thế là xúm nhau đi đăng kí hết,như thế cho an toàn.Cũng đang lo k biết tụi nó và kể cả mình quơ đũa cả năm thế kia liệu có 'gắp' dồn vô đầu nỗi k nữa ;huh:-SS)Nếu có hỏi trao đổi ý kiến gì thêm cậu có thể 'ghé nhà' to nhỏ tớ sẽ tận tuỳnh giúp đỡ nhé!
 
B

bengoc5

Chao` chj, em muốn hỏi có những tác phẩm trọng tâm, cần thiết và dễ thi vào đề tuyển sinh THPT và những bài khó vào, ít thi hay không cần thiết để có thể thu hẹp phạm vi học . Thank!!

Mình xin trả lời trọng tâm nằm trong sgk 9 :D
nếu bạn muốn biết những tác phẩm trọng tâm, cần thiết và dễ thi vào đề tuyển sinh THPT và những bài khó vào thì mình có cách đấy nhưng cũng không được đảm bảo
Bạn quen biết nhiều bạn hoặc thầy cô ở nhiều trường khác nhau khi thi thử xong hãy nhanh chóng phone mà hỏi đề thi đó ra sao để ôn. Thường thì đề thi thử là "tủ" của các trường. Nhưng thi thiệt thì có thể tủ đè
 
S

sanglk2204


Mình góp ý giúp cậu câu này nhé!Thứ nhất là mỗi ''trạng nguyên 10'' thuộc mỗi tỉnh ,tp # nhau.Thứ 2 là vấn đề tăng hay giảm lượng bài học mà phải gọi là học ngay ''tủ''thế mới oack keke|-).Ở đây ý tớ muốn nói là cậu nên đi ôn hè để thi.Bởi đề thi là của sở GD ra nên cũng chính mấy chú ý sẽ cho đề cương và gữi về từng trường(tương tự giữa thầy cô và trò ở trường ý)rồi sau đó thầy cô sẽ ôn theo đề cương đó cho các bạn(chứ bạn tính ở nhà ôm vở học ôn kiến thức từ 6 đến 9 nê??@-))Cách đó là tốt nhất đấy.Mà trong quá trình đi học ôn thầy cô sẽ là nguời hướng dẫn chỉ 'tủ' cho các trò đi thi(đã thế thì an tâm quá chứ gì nè:rolleyes:!)Ở trường tớ á còn đi đăng kí 1 môn 2,3 thầy cô dạy(tại tụi này nó cứ chọn thầy cô giỏi mà thấy đứa kia học người # k biết có mánh khoé gì k thế là xúm nhau đi đăng kí hết,như thế cho an toàn.Cũng đang lo k biết tụi nó và kể cả mình quơ đũa cả năm thế kia liệu có 'gắp' dồn vô đầu nỗi k nữa ;huh:-SS)Nếu có hỏi trao đổi ý kiến gì thêm cậu có thể 'ghé nhà' to nhỏ tớ sẽ tận tuỳnh giúp đỡ nhé!
Cám ơn vì bài viết của bạn @-), bài viết khá là nhiệt tình nhưng hình như nó có 1 số câu hơi "thừa" thì phải@-) đọc hoa cả mắt để tìm xem bạn muốn nói gì mà sao khó quá@-)
PS: Chị cho em hỏi ý nghĩa nhan đề Sang Thu và " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được không ạ :). Thank!
 
S

s0cbay_kut3

Nhan đề Sang thu:

Sang thu:
Nhan đề bài thơ thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắt cầu giữa cái ko và cái có. chính cảm giác mơ hồ tinh tế, chuyên chở cho hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. Không chỉ sang thu là của đất trời mà còn có nhiều tầng nghĩa mới là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải , vững vàng trước những biến động thất thường.

Nhan đề: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính".

Bài thơ có một tiêu đề khá dài, tưởng như có những chỗ thừa. Nhưng chính cái nhan đề ấy lại thu hút người đọc bởi cái vẻ kì lạ và đọc đáo của nó. "Bài thơ" tưởng như là một cụm từ không cần thiết nhưng nó lại thật đặc biệt khi là một bài thơ về "tiểu đội xe không kính". Phạm Tiến Duật không viết về hiện thực chiến tranh tàn khốc, đau thương mà viết về chất thơ, về cái đẹp của hiện thực ấy. "Hình ảnh"những chiếc xe không kính" thực sự là một phát hiện vô cùng thú vị của tác giả thể hiện sự am hiểu và gắn bó keo sơn với những "chiếc xe không kính".
 
N

neverquit

Ở một bài văn thì phải làm phần kết bài như thế nào mới đạt yêu cầu hả bạn ? Đa phần mình toàn nói hết ở Mở bài và Thân bài kết bài chả biết nói gì nữa, sợ lặp ý
 
O

ooookuroba

Ở một bài văn thì phải làm phần kết bài như thế nào mới đạt yêu cầu hả bạn ? Đa phần mình toàn nói hết ở Mở bài và Thân bài kết bài chả biết nói gì nữa, sợ lặp ý

Kết bài bạn chốt lại vấn đề. Giống như là đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó. Sau đó liên hệ, mở rộng vấn đề.
 
T

thuyhoa17

Ở một bài văn thì phải làm phần kết bài như thế nào mới đạt yêu cầu hả bạn ? Đa phần mình toàn nói hết ở Mở bài và Thân bài kết bài chả biết nói gì nữa, sợ lặp ý
- Mở bài là phần mở.

- Kết bài vừa mở vừa đóng.
+ Đóng: kết luận lại, đánh giá lại vấn đề vừa phân tích.
+ Mở: mở nó ra, định hướng nó, liên hệ với thực tiễn lúc bấy giờ và bây giờ.

- cả 2 phần đều nên đảm bào yêu cầu là: đủ, rõ, chính xác rồi mới đến hay.
 
Top Bottom