Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ tới các bạn một số dạng và ví dụ của những bài tập giải thích hiện tượng hoá học.
A. Lí thuyết
1, Phân loại bài tập: gồm hai nội dung chính sau
- Cho trước hiện tượng - Chỉ yêu cầu giải thích
- Cho các chất phản ứng - Yêu cầu xác định hiện tượng và giải thích.
Để làm được bài tập thuộc dạng thứ 2 này thì trước hết dựa vào để bài phải xác định được:
+, Các chất phản ứng vừa hết (vừa đủ) với nhau, không có chất dư.
+, Trong các chất phản ứng, có một chất đã phản ứng hết, chất còn lại dư
2, Những điều cần lưu ý khi làm bài này dạng này
- Ghi nhớ được tính chất vật lí của các loại chất (đặc biệt là trạng thái và màu sắc của chất)
- Biết vận dụng tính chất của từng loại chất để giải thích
- Ngôn ngữ hoá học cần phải chính xác
- Khí đọc đề bài cần phân tích ro: chất nào cho vào trước, chất nào cho vào sau, chất nào phản ứng trước, chất nào phản ứng sau?
B, Các dạng bài tập và ví dụ minh hoạ
Dạng 1: Cho trước hiện tượng - yêu cầu giải thích
1, PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Lần lượt từ một hiện tượng đầu bài đã cho, liên hệ tìm đến những tính chất đã học (chủ yếu là tính chất hoá học) tìm ra nguyên nhân cụ thể.
- Viết phương trình phản ứng hoá học (PTHH) minh hoạ (ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng)
2, VÍ DỤ MINH HOẠ
Ví dụ 1: Trên bề mặt các hố nước vôi tôi lâu ngày, thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích?
Giải: Chất rắn xuất hiện như một lớp màng mỏng trên mặt hố nước vô là do xảy ra phản ứng:
$Ca(OH)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O$
Ví dụ 2. Cho 20 gam NaOH vào dung dịch $CuSO_4$ dư. Lọc, rửa kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Giải: Phản ứng: $2NaOH+CuSO_4\rightarrow Cu(OH)_2+Na_2SO_4$
Sau đó: $Cu(OH)_2\rightarrow CuO+H_2O$
Nung đến khối lượng không đổi tức là để cho $H_2O$ bay hơi hết, sản phẩm duy nhất chỉ còn lại là CuO (là chất rắn màu đen). Khối lượng chất rắn thu được chính là khối lượng của CuO
Dạng 2: Nếu hiện tượng và giải thích
Kiểu 1: Các chất tham gia phản ứng vừa đủ (phản ứng hoàn toàn)
1, PHƯƠNG PHÁP
- Nếu hiện tượng của các chất trước khi phản ứng (trạng thái, màu sắc, mùi vị,....(tính chất vật lí của chất))
- Hiện tượng xảy ra khi các chất bắt đầu tiếp xúc với nhau (trạng thái, màu sắc, mùi vị,...) cho tới khi phản ứng kết thúc.
- Giải thích hiện tượng xảy ra (chủ yếu viết phương trình hoá học)
2, VÍ DỤ MINH HOẠ
Ví dụ 1: Nêu hiện tượng sảy ra và viết phương trình giải thích khi thả viên natri vào dung dịch $CuSO_4$
Giải: Đầu tiên viên Na chạy tròn trên mặt dung dịch muối và tan dần có khí không màu thoát ra khỏi dung dịch, dung dịch xanh lam chuyển dần thành kết tủa xanh.
PTHH: $2Na+2H_2O\rightarrow 2NaOH+H_2\\2NaOH+CuSO_4\rightarrow Cu(OH)_2+Na_2SO_4$
Ví dụ 2: Chỉ rõ và giải thích hiện tượng trong trường hợp nấu canh cua
Giải: Khi nấu canh cua xuất hiện các mảng gạch cua nổi lên trên mặt nước. Do các phân tử protein trong nước cua bị đông tụ khi đun nóng. Chúng kết dính lại và nổi lên trên mặt nước canh cua.
Kiểu 2: Có chất dư trong quá trình phản ứng
1, PHƯƠNG PHÁP
- Chỉ ra hiện tượng khi 2 chất bắt đầu tiếp xúc
- Hiện tượng mới phát sinh khi còn chất dư. Lúc này chất vừa mới sinh ra trong dung dịch có phản ứng tiếp với chất còn dư ban đầu không? Kết thúc quá trình phản ứng có hiện tượng gì?
- Giải thích những hiện tượng vừa nêu trên
2, VÍ DỤ MINH HOẠ
Ví dụ 1: Giải thích hiện tượng sảy ra khi sục khí $CO_2$ dư vào nước vôi trong
Giải: Ban đầu dung dịch nước vôi sẽ có vẩn đục trắng do:
$CO_2+Ca(OH)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O$
Sau đó kết tủa lại tan tạo dung dịch trong suốt vì $CO_2$ dư
$CaCO_3+CO_2+H_2O\rightarrow Ca(HCO_3)_2$
Ví dụ 2: Hãy giải thích hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl, khí $CO_2$, dung dịch $AlCl_3$ vào dung dịch $NaAlO_2$ tới dư
- Khi nhỏ dung dịch HCl: đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo sau đó kết tủa lại tan ra:
PTHH: $NaAlO_2+HCl+H_2O\rightarrow Al(OH)_3+NaCl\\3HCl+Al(OH)_3\rightarrow AlCl_3+3H_2O$
- Khi sục khí $CO_2$: kết tủa càng tăng theo lượng $CO_2$ thêm vào và không tan:
PTHH: $CO_2+NaAlO_2+2H_2O\rightarrow Al(OH)_3+NaHCO_3$
- Khi nhỏ dung dịch $AlCl_3$: kết tủa xuất hiện nhiều dần và không tan
PTHH: $AlCl_3+3NaAlO_2+6H_2O\rightarrow 4Al(OH)_3+3NaCl$
Nếu các bạn cần bài tập áp dụng thì nói dưới mình sẽ thêm nha ^^
A. Lí thuyết
1, Phân loại bài tập: gồm hai nội dung chính sau
- Cho trước hiện tượng - Chỉ yêu cầu giải thích
- Cho các chất phản ứng - Yêu cầu xác định hiện tượng và giải thích.
Để làm được bài tập thuộc dạng thứ 2 này thì trước hết dựa vào để bài phải xác định được:
+, Các chất phản ứng vừa hết (vừa đủ) với nhau, không có chất dư.
+, Trong các chất phản ứng, có một chất đã phản ứng hết, chất còn lại dư
2, Những điều cần lưu ý khi làm bài này dạng này
- Ghi nhớ được tính chất vật lí của các loại chất (đặc biệt là trạng thái và màu sắc của chất)
- Biết vận dụng tính chất của từng loại chất để giải thích
- Ngôn ngữ hoá học cần phải chính xác
- Khí đọc đề bài cần phân tích ro: chất nào cho vào trước, chất nào cho vào sau, chất nào phản ứng trước, chất nào phản ứng sau?
B, Các dạng bài tập và ví dụ minh hoạ
Dạng 1: Cho trước hiện tượng - yêu cầu giải thích
1, PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Lần lượt từ một hiện tượng đầu bài đã cho, liên hệ tìm đến những tính chất đã học (chủ yếu là tính chất hoá học) tìm ra nguyên nhân cụ thể.
- Viết phương trình phản ứng hoá học (PTHH) minh hoạ (ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng)
2, VÍ DỤ MINH HOẠ
Ví dụ 1: Trên bề mặt các hố nước vôi tôi lâu ngày, thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích?
Giải: Chất rắn xuất hiện như một lớp màng mỏng trên mặt hố nước vô là do xảy ra phản ứng:
$Ca(OH)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O$
Ví dụ 2. Cho 20 gam NaOH vào dung dịch $CuSO_4$ dư. Lọc, rửa kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Giải: Phản ứng: $2NaOH+CuSO_4\rightarrow Cu(OH)_2+Na_2SO_4$
Sau đó: $Cu(OH)_2\rightarrow CuO+H_2O$
Nung đến khối lượng không đổi tức là để cho $H_2O$ bay hơi hết, sản phẩm duy nhất chỉ còn lại là CuO (là chất rắn màu đen). Khối lượng chất rắn thu được chính là khối lượng của CuO
Dạng 2: Nếu hiện tượng và giải thích
Kiểu 1: Các chất tham gia phản ứng vừa đủ (phản ứng hoàn toàn)
1, PHƯƠNG PHÁP
- Nếu hiện tượng của các chất trước khi phản ứng (trạng thái, màu sắc, mùi vị,....(tính chất vật lí của chất))
- Hiện tượng xảy ra khi các chất bắt đầu tiếp xúc với nhau (trạng thái, màu sắc, mùi vị,...) cho tới khi phản ứng kết thúc.
- Giải thích hiện tượng xảy ra (chủ yếu viết phương trình hoá học)
2, VÍ DỤ MINH HOẠ
Ví dụ 1: Nêu hiện tượng sảy ra và viết phương trình giải thích khi thả viên natri vào dung dịch $CuSO_4$
Giải: Đầu tiên viên Na chạy tròn trên mặt dung dịch muối và tan dần có khí không màu thoát ra khỏi dung dịch, dung dịch xanh lam chuyển dần thành kết tủa xanh.
PTHH: $2Na+2H_2O\rightarrow 2NaOH+H_2\\2NaOH+CuSO_4\rightarrow Cu(OH)_2+Na_2SO_4$
Ví dụ 2: Chỉ rõ và giải thích hiện tượng trong trường hợp nấu canh cua
Giải: Khi nấu canh cua xuất hiện các mảng gạch cua nổi lên trên mặt nước. Do các phân tử protein trong nước cua bị đông tụ khi đun nóng. Chúng kết dính lại và nổi lên trên mặt nước canh cua.
Kiểu 2: Có chất dư trong quá trình phản ứng
1, PHƯƠNG PHÁP
- Chỉ ra hiện tượng khi 2 chất bắt đầu tiếp xúc
- Hiện tượng mới phát sinh khi còn chất dư. Lúc này chất vừa mới sinh ra trong dung dịch có phản ứng tiếp với chất còn dư ban đầu không? Kết thúc quá trình phản ứng có hiện tượng gì?
- Giải thích những hiện tượng vừa nêu trên
2, VÍ DỤ MINH HOẠ
Ví dụ 1: Giải thích hiện tượng sảy ra khi sục khí $CO_2$ dư vào nước vôi trong
Giải: Ban đầu dung dịch nước vôi sẽ có vẩn đục trắng do:
$CO_2+Ca(OH)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O$
Sau đó kết tủa lại tan tạo dung dịch trong suốt vì $CO_2$ dư
$CaCO_3+CO_2+H_2O\rightarrow Ca(HCO_3)_2$
Ví dụ 2: Hãy giải thích hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl, khí $CO_2$, dung dịch $AlCl_3$ vào dung dịch $NaAlO_2$ tới dư
- Khi nhỏ dung dịch HCl: đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo sau đó kết tủa lại tan ra:
PTHH: $NaAlO_2+HCl+H_2O\rightarrow Al(OH)_3+NaCl\\3HCl+Al(OH)_3\rightarrow AlCl_3+3H_2O$
- Khi sục khí $CO_2$: kết tủa càng tăng theo lượng $CO_2$ thêm vào và không tan:
PTHH: $CO_2+NaAlO_2+2H_2O\rightarrow Al(OH)_3+NaHCO_3$
- Khi nhỏ dung dịch $AlCl_3$: kết tủa xuất hiện nhiều dần và không tan
PTHH: $AlCl_3+3NaAlO_2+6H_2O\rightarrow 4Al(OH)_3+3NaCl$
Nếu các bạn cần bài tập áp dụng thì nói dưới mình sẽ thêm nha ^^