Sử 12 Chuyên đề 5: Quan hệ quốc tế sau CTTG II

I

ilovemyfriendforever

Mình cũng có một số ý về Liên Hợp Quốc như:
Về hoàn cảnh:đầu năm 45-CTTG thứ 2 đang đi vào gđ kết,nhiều vấn đề trong nội bộ fe đồng minh nổ ra gay gắt.Trong bối cảnh đó,2/45 hội nghị Ianta giữa LX-Mĩ-Anh đc tổ chức.Hội nghĩ đã thoả thuận thành lập một tổ chức QTế để giữ gìn hoà bình-an ninh thế giới và trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
Theo quyết định của hội nghị Ianta,từ 25/4-26/6,.........(mình ko có ý kiến gì thêm).
Còn về vai trò của LHQ:
Liên hợp quốc là tổ chức QT lớn nhất,giữ vai trò quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế từ sau CTTG 2 đến nay.
Liên hợp quốc jữ bai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình,an ninh thế giới,giải quyết các tranh chẫpmung đột bằng biện pháp hoà bình ở nhiều khu vực như:thúc đẩy việc xoá bỏ chế độ A-pác-thai.
Liên hợp Quốc góp fần quan trọng giúp đỡ các nước trong việc phát triển KTế-VH-XH của các quốc gia,các khu vự trên TG.
Hiện nay tình hình TG có nhiều biến đổi khác trước,việc cải tổ LHQ là vấn đề bức thiết,nhằm xây dựng một tổ chức LHQ jữ vai trò quan trọng trong quan hệ QT.
 
B

bookho

cô giáo ra đề mở về vai trò của liên hợp quốc thì phải trả lời như thế nào ví dụ như: đánh giá vai trò của liên hợp quốc

đánh giá vai trò của LHQ theo tớ phải đánh giá cả 2 mặt tích cực và hạn chế.
Tích cực như ilove đã nói tớ ko có ý kiến gì thêm, còn có một số mặt hạn chế như sau:
-LHQ cũng thất bại trong một số vụ giải quyết các tranh chấp ví dụ ở Li-băng, vụ bê bối đổi dầu lấy lương thực
-Vấn đề môi trường cũng đang là vấn đề nan giải LHQ chưa thể giải quyết được

hết ý kiến :D
 
Last edited by a moderator:
N

ngoc_anh19

mình cũng đồng ý với ilove nhưng mà về ý kiến của boo thì mình ko đồng ý. vì ở đay ta đang nói đến vai trò của LHQ chú ko phải nói đến các việc làm dc và chuă làm dc của LHQ
 
H

haduyen9x

Câu này các bạn cùng làm nhé!
Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ 2 mang tên ''trật tự 2 cực ianta'' ? Phân tích những hệ quả của những quyết định quan trọng tại hội nghị ? So sánh những điểm giống và khác nhau về trật tự thế giới 2 thời kì theo ''hệ thống Vecxai-Oasinhton '' và '' Trật tư 2 cực Ianta'' ? Hay lắm đó? m thích nhất câu này của Thế giới?
 
H

hocmai.lichsu

1. Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai lại được gọi là Trật tự hai cực Ian-ta, em chỉ cần lưu ý như sau:
+ Tại hội nghị tam cường giữa các nước đồng minh 1945 ở Ian-ta (Liên Xô) các nước đã bàn đến sự phân chia quyền lợi giữa các nước tham chiến, vấn đề giải quyết phát xít và hòa bình thế giới sau chiến tranh.
Lịch sử thế giới những năm sau chiến tranh được tuân theo chủ yếu những quy định này.
+ Hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập trên thế giới sau chiến tranh: trật tự hai cực.

2. Hệ quả của những quyết định quan trọng ở Hội nghị Ian-ta
- Làm khuôn khổ cho sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh: trật tự hai cực Ian-ta.
- Giải quyết được những vấn đề quan trọng của thế giới sau chiến tranh: giải quyết phát xít chiến bại, phân chia phạm vi thế lực, phạm vi đóng quân.
- Đưa đến sự thành lập Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới sau chiến tranh
- Tuy nhiên, những quy định của Hội nghị Ian-ta cũng gây ra nhiều bất lợi cho các nước thuộc địa, vô tình tiếp tay cho sự quay trở lại chiếm đóng, xâm lược các nước này của chủ nghĩa thực dân.

3. So sánh trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn và trật tự hai cực Ian-ta
Giống nhau:
- Đều diễn ra sau hai cuộc đại chiến thế giới.
- Đều đem lại quyền lợi cho các nước thắng trận và xử phạt các nước bại trận.
- Đều đưa đến sự hình thành một TTTG sau chiến tranh.
- Đều góp phần thành lập một tổ chức quốc tế để giải quyết vấn đề hòa bình, an ninh thế giới sau Chiến tranh.
Khác nhau
- Hội nghị Véc-xai Oa-sinh tơn không giải quyết thoả đáng vấn đề các nước bại trận, hội nghị Ianta đã giải quyết thoả đáng hơn vấn đề này.
- Sự phân chia phạm vi thế lực sau hội nghị V - O hoàn toàn thuộc về các cường quốc tư bản Anh, Pháp, Mĩ thì sau hội nghị Ianta sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giớ thuộc về hai quốc gia đại diện cho hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập: Liên Xô với phe XHCN và Mĩ đại diện cho phe Tư bản chủ nghĩa. Do đó, các nước đế quốc không còn có thế độc quyền trong việc thao túng các quan hệ quốc tế , quyết định số phận của các dân tộc như trong trật tự V - O.
- THời gian tồn tại: Trật tự TG sau Hội nghị Ianta tồn tại lâu hơn TTTG sau trật tự V-O.
- Sau HN Véc - Oa còn diễn ra chiến tranh TG nhung sau hội nghị Ianta không xảy ra cuộc chiến tranh thế giới.
- Thời gian diễn ra: Hội nghị Véc- oa diễn ra khi CTTG1 đã kết thúc, số phận các nước bại trận đã được định đoạt trên chiến trường nên họ phải chịu những bất công thua thiệt nặng nề nhất. Trong khi đó, hội nghị Ianta diễn ra khi CTG2 mớ sắp bước vào giai đoạn kết thúc do đó nó mang tính thỏa đáng hơn, không quá khắt khe và áp đặt như hội nghị Véc-oa.
 
H

haduyen9x

Hệ quả,theo em còn ý sau- Quan hệ thù địch giưã Mĩ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng trở nên căng thẳng.Từ liên minh cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và dần dần dẫn đến ''chiến tranh lạnh''
- Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và LX những nam 1989-1991 đã dẫn tới việc chấm dứt ''Trật tự Thế Giới hai cực IANTA '' và 1 trật tự thế giới mới đang hình thành .

câu này nữa nhé! từ tháng 2-1945 đến tháng 2-1947 phe đồng minh đã giải quyết những vấn đề gì để thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh!?
Câu 2 nè: hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa .Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời có vị trí.ý nghĩa như thế nào trong sựu phát triển của quan hệ quốc tế?

ơ hơ ko ai làm được ak,chán nhể? cần gấp rồi nè! hjxx hjxx

nhầm rùi bạn ơi,cái đó là hệ thống đối lập sau chiến tranh thế giới thứ 2 mà,!

sao chả có ai trả lời thế này hjxxx sôi nổi nên chút nào các bạn ơi?
 
Last edited by a moderator:
T

taianhpro000

uh
nhưng trước đó mình đã nêu cơ sở hình thành hệ thống xhcn rùi ma
 
H

hoivo007


- Sau HN Véc - Oa còn diễn ra chiến tranh TG nhung sau hội nghị Ianta không xảy ra cuộc chiến tranh thế giới.
Chị ơi, em nên hiểu từ "sau" như thế nào đây?"Sau" là từ ngày 11/2/1945 đến khi trật tự này tan rã hay "sau" là từ 11/2/1945 đến vĩnh viễn về sau, đến tận mấy năm 3000, 4000 j đó đây chị?
/:)/:)/:)/:)/:)
 
H

haduyen9x

oh bạn này! sau ở đây theo m hiểu thì là sau hội nghị IANTA còn có ai đoán được mãi mãi về sau đâu! cũng như hội nghị Ves sai thì có ai đoán trước được sẽ xảy ra cuộc chiến tranh thế giới đâu,chỉ khi đên những năm 1929-1933 sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra làm ảnh hưởng tai hại đến nhiều nước,1 số nước đã ráo riết chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho 1 cuộc chiến tranh tổng lực(vì ở chiến tranh 1 các nước này lại ko được phân chia thành quả gì: ví dụ: Nhật là 1 tên đế quốc ở Châu Á .N nghĩ rằng m cũng là 1 nước mạnh trên thế giới vậy tại sao lại ko được gì....nên N cùng Ý ,Đức ......đã ráo riết chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho 1 cuộc chiến tổng lực nhằm dành giật thuộc địa chia lại thị trường............

Nên sau chỉ là sau khi hội nghị IANTA còn đến bao h thì ng ta chưa biết.Mà đến khi kết thúc chiến tranh lạnh ,nghĩa là chấm dứt thế 1 cực,1 phe ( mà sự sụp đổ chủ nghĩa xh ở LX và Đ âu 25-12-1991) đã chuẩn bị hình thành 1 trật tự thế giới mới.....các nước đều muốn m là 1 trong thế đa cực dó.Nhất là Nhật Đức........ và sau chiến tranh lạnh nhân loại TG đang đứng trước xu thế toàn cầu hóa,thay đổi chiến lược phát triển kinh tế lấy kinh tế làm trọng điểm..........
Còn bây h nếu chiến tranh thì nhân loại sẽ chứng kiến 1 cuộc chiến tranh kinh tế giữa các nước(đó là do nhiều ng dự đoán...)

Mà ở hocmai.lich su nói cũng ko đúng,ko thể nói rằng là hội nghị V xảy ra chiến tranh còn HN I lại ko xảy ra chiến tranh được ( Thế vụ khủng bố vào nước mĩ 11-09-2001 là gì? và còn bao cuộc chiến tranh diễn ra tại Li băng ,Iran.....và bây h là chiến sự lại Lybia .........tuy nó ko mở rộng ra toàn cầu nhưng nó cũng là chiến tranh mà,ảnh hưởng đến hòa bình an ninh khu vực và còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác...........


hocmai,lich su nên viết rằng.: Hệ thống V sụp đổ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2 còn tt 2 cực I sụp đổ dẫn tới xu thế hình thành trật tự thế giới mới.......
 
Last edited by a moderator:
H

hoivo007

hocmai,lich su nên viết rằng.: Hệ thống V sụp đổ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2 còn tt 2 cực I sụp đổ dẫn tới sự sụp đổ của lIên xô và kết thúc chiến tranh lạnh..............

Nguy hiểm quá!Trật tự 2 cực Yalta sụp đổ dẫn đến sự sự đổ của Liên Xô!
Phân tích nhá: "TRật tự 2 cực Yalta sụp đổ" mới kéo theo "sự sụp đổ của LIên Xô ah"????@-)@-)@-)@-)@-)@-):)|:)|:)|:)|:)|:)|
 
Last edited by a moderator:
I

ilovemyfriendforever

hocmai,lich su nên viết rằng.: Hệ thống V sụp đổ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2 còn tt 2 cực I sụp đổ dẫn tới sự sụp đổ của lIên xô và kết thúc chiến tranh lạnh..............
Khâm phục câu này!
Bạn có thể lấy ra dẫn chứng chứng minh câu nói của mình!Đây là một ý kiến mới lạ cần được bàn luận!
 
H

haduyen9x

cái này m nói ngược, liên xô tan rã ,hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ko còn nữa dẫn tới sự sụp đổ của trật tự 2 cực IANTA
còn trật tự 2 cực I sụp đổ dẫn tới những xu thế hình thành thế giới mới
 
M

minhtuan_94

Các bạn hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh, nội dung, diễn biến của hội nghị Ianta? Ý nghĩa của nó? Sự thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc, nguyên tắc hoạt động?
@all: Các bạn tham gia thảo luận sôi nổi lên chứ!

a)Hòan cảnh
-Đầu năm 1945,chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đọan kết thúc,nhiùe vấn đề lớn đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là đánh bại hòan tòa các nước phát xít,tổ chức lại thế giơi sau chiến tranh,phân chia thành quả chiến thấng giữa các nước thắng trận.
-Hội nghị Ianta được triệu tập(2-1945),với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là Liên Xô-Anh-Mĩ.
b)Nội dung
-Thống nhất mục tiêu chung tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản kết thúc chiên tranh.Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
-Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằn duy trì hòa bình,an ninh thế giới.
.Thỏa thuận về việc đóng quân tậi các nuớc nhằm giải giáp quân đội phát xít,phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
c)Diễn biến
Hội nghị họp từ 4 - 11/2/1945 ( sách cũ là 4- 12/2/1945) Tham dự có chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô Xtalin,tổng thống Mĩ Rudơven và thủ tướng Anh Sớcsin.Hội nghị đã diễn ra gay go và quyết liệt vì thực chất nội dung của hội nghị là cuộc tranh giành phân chia thành quả thằng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến ,có liên quan mật thiết đến hoà bình,an ninh và trật tự thế giới sau này mà trực tiếp là lợi ích của mỗi nc tham chiến.Cuối cùng hội nghị đã đưa đến những quyết định sau:
- Thoả thuận việc đong quân tại các nước nhằm giải giáp quân dội phát xít và chia phạm vi ảnh hưởg ở CÂ và C Á
+ Ở CÂ quân đội LX sẽ chiếm đóng miền Đông Đức,Đông Béc Lin và các nc ĐÂ do LX giải phóng.Quân đội Mĩ,ANh,Pháp sẽ chiếm đóng Tây đức,Tây béc lin,Italia và một số nc tây Âu khác.Vùng đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô,TÂ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.Trong đó Áo và Phần Lan là 2 nước trung lập.
+ Ở CÁ thì trả lại cho LX nguyên trạng quyền lợi của đế quốc Nga trc chiến tranh Nga-Nhật ( 1904).LX chiến đóng Bắc Triều Tiên,Mĩ chiếm đóng nam Triều Tiên,LX và Mĩ cùng có quyền lợi ở Trung Quốc.Các vùng còn lại ở Châu Á: ĐNÁ, Nam Á,Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương tây.
Những thoả thuận trên đã tạo ra 1 khuôn khổ để phân chia lại phạm vi ảnh hưởng và thiết lập 1 trật tự mới sau chiến tranh gọi là trật tự 2 cực Ianta ( thực chất 2 cực ở đây là chỉ Mĩ và Liễnô phân chia phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thuận Ianta )
D)ý nghĩa
Tòan bộ các quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới,gọi là trật tự hai cực Ianta.

**Sự thành lập của tổ chức liên hợp quốc.
Từ ngày 25-4 đến 26-06-1945,đại biểu 50 nước họp tại XanPhranxicô,để thông qua bản hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chứ Liên Họp quốc.Híên chương nêu rõ mục đích cao nhất của Liên Hợp Quốc là duy trì nề hòa bình và an ninh thế giới,phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và hợp tác quốc tê giữa các dân tộc và hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
*Nguyyên tắc họat động.
-Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.\
-Tôn trọng tòan vẹn lãnh thổ và đọc lập giữa các nước.
-Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
-Giải quyết các tranh chấp quốc tế bàng biện pháp hòa bình.
-Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn:liên xô,Anh,Pháp,Mĩ và trung quốc
 
M

maihuyenmin

tớ phát hiện ra bị thiếu:))
+ Ở CÁ thì trả lại cho LX nguyên trạng quyền lợi của đế quốc Nga trc chiến tranh Nga-Nhật ( 1904).LX chiến đóng Bắc Triều Tiên,Mĩ chiếm đóng nam Triều Tiên,LX và Mĩ cùng có quyền lợi ở Trung Quốc.Các vùng còn lại ở Châu Á: ĐNÁ, Nam Á,Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương tây.
bị thiếu chỗ LX tham chiến với 1 số ĐK:
1- giữ nguyên trạng Mông Cổ
2-trả lại cho LX 1 số quyền lợi trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật (cái nài cóa rùi:) )
cái thứ 3 ko nhớ:)
 
M

mamimamima

các bạn cho mình hỏi
1 liên hợp quốc có những thành tựu và khó khăn nào? và hướng giải quyết ra sao?
2 hội nghị quốc tế dc triệu tập tại Ianta ( liên xô) từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945. tại sao lại họp ở Liên Xô?
3.sau hội nghị Ianta ko lâu, 1 hội nghị diễn ra ở Xan Phranxixco ( Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước ? tại sao chỉ có 50 nc trên tổng số hơn 100 nc thời điểm đó.
cảm ơn trước
 
Top Bottom