Sử 12 Chuyên đề 5: Quan hệ quốc tế sau CTTG II

P

prjnc3_uno

Về thắc mắc của bạn theo những gì mình được học thì trong hiến chương của liên hợp quốc ko có phương án B
Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.B
 
H

haiquynh.710

Nhiệm vụ nào sau đây không được ghi trong Hiến chương Liên Hợp quốc?
  • Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.A
    [*]Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.B
  • Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.C
  • Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.


    >>>>>>>>>>>>>>Trong hiến chương LHQ chỉ có ghi 3 điều A, C, D còn B ko là nội dung được ghi trong hiến chương ngày 20/10/1945 cuả LHQ
    >>>>>>>>>>>>>>Sao chị Mai lại để đáp án C được ạ!^^
 
M

mat452

Mục đích của Liên Hợp Quốc là:

1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, tiến hành những biện pháp tập thể có hiệu quả nhằm ngăn ngừa và loại trừ các mối đe doạ hoà bình, trừng trị mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các tranh chấp quốc tế hoặc những tình huống có thể dẫn đến sự phá hoại hoà bình, bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với các nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;

2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và tiến hành những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;

3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi ngưòi không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;

4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.

( Trích hiến chương LHQ - Nguồn:Wikisource)
_____________________
Như vậy theo mình nghĩ thì cả 4 đáp án trên đều sai vì đều được ghi trong phần mục đích LHQ của bản hiến chương.
 
H

haiquynh.710

Mục đích của Liên Hợp Quốc là:

1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, tiến hành những biện pháp tập thể có hiệu quả nhằm ngăn ngừa và loại trừ các mối đe doạ hoà bình, trừng trị mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các tranh chấp quốc tế hoặc những tình huống có thể dẫn đến sự phá hoại hoà bình, bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với các nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;

2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và tiến hành những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;

3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi ngưòi không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;

4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.

( Trích hiến chương LHQ - Nguồn:Wikisource)
_____________________
Như vậy theo mình nghĩ thì cả 4 đáp án trên đều sai vì đều được ghi trong phần mục đích LHQ của bản hiến chương.


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>ông nhìn lại phần "Sự thành lập LHQ" (SGK/6) Nâng cao )lại

xem. Chứ thực tình tôi vẫn cho rằng B là đáp án đúng ^^
 
S

saclove

Hãy giúp tớ 1 cái về Liên Hiệp Quốc nhá

có ai cho mình hỏi
làm ơn vẽ cho mình sơ đồ các cơ quan Liên Hiệp Quốc nha
ngay bây giờ luôn nha
mình đang rất cần:(:(

thêm 1 câu nữa
sơ đồ bộ máy LHQ như thế nào zậy
có tất cả bao nhiêu cơ quan LHQ
 
Last edited by a moderator:
S

saclove

hai.quynh710 tốt thật
sẵn giúp mình trả lời câu hỏi này nhá
những mặt tích cực & hạn chế của LHq nhá
 
H

haiquynh.710

thêm 1 câu nữa
sơ đồ bộ máy LHQ như thế nào zậy
có tất cả bao nhiêu cơ quan LHQ



>>>>>>>>>>>>>>>>>>Khó có thể liệt kê tất cả các cơ qua nchuyên môn của LHQ^^
Nếu cần bn có thể nêu 1 số cơ quan tiêu biểu, hoạt động tích cực ở VN
Cái này chị Mai, mình và 1 số mem đã liệt kê, bn vào tham khảo nhé !

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=27383&page=2

>>>>>>>>>>>>>>>>>>Sơ đồ (Cái này vẽ ra thì trông dễ hiểu hơn nhưng có thể hiểu ntnày:


(*)Tổ chức LHQ bao gồm 3 cơ quan chính :

1) Các cơ quan chủ yếu gồm:
a)Đại Hội Đồng LHQ
b)Hội Đồng bảo an LHQ
c)Hội Đồng KT- XH
d)toà án quốc tế
e)Ban Thư kí LHQ


2)Các cơ quan chuyên môn
a)Hàng không
b)hàng hải
c)Hội đồng tài chính
d)lao động quốc tế...........
..............

3) Các cơ quan khác

Sơ đồ budchau cũng post lên 4r rồi, bn tham khảo nhá !
..........
 
Last edited by a moderator:
H

haiquynh.710

hai.quynh710 tốt thật
sẵn giúp mình trả lời câu hỏi này nhá
những mặt tích cực & hạn chế của LHq nhá



>>>>>>>>>>>>>>>Những mặt tích cực cũng như hạn chế bn cóthể trong SGK bài về

Liên Hợp Quốc, phần chữ in nhỏ, Ok?
hoặc tham khảo bài này nhé !

Liên Hợp Quốc ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai với những tham khảo kinh nghiệm của Hội Quốc Liên trước kia đã tở thành một diễn đàn thế giới vừa đấu tranh vừa hợp tác, chính nguyên tắc nhất trsi giữa 5 cường quốc lớn trong Hội đồng Bảo an đã trở thành nguyên tắc thực tiễn rất lớn đảm bảo cho sự chung sống hòa bình, vừa đấu tranh lại vừa hợp tác đó. Nguyên tắc nhất trí ấy còn nhằm ngăn chặn không để cho một cường quốc nào khống chế được LHQ vào mục đích bá quyền nước lớn. Tuy có lúc bị tê liệt, nhưng trong 60 năm qua Liên Hợp Quốc không rơi vào tình trạng khống chế của một nước lớn. Đó là một thành công đáng ghi nhận


Chúc bn học tốt !
 
Last edited by a moderator:
H

haidang2309

[Sử 12] Ý nghĩa biểu tượng lá cờ của LHQ

Bạn nào có hình lá cờ của Liên hợp quốc cho mình xin,ai cho mình biết ý nghĩa của nó luôn nhé.
lúc sáng đi học cô giáo bảo về tìm hiều sáng mai kiểm tra 15' câu này :D:D:D
 
T

thanhthuytu

Bạn nào có hình lá cờ của Liên hợp quốc cho mình xin,ai cho mình biết ý nghĩa của nó luôn nhé.
lúc sáng đi học cô giáo bảo về tìm hiều sáng mai kiểm tra 15' câu này :D:D:D

250px-Flag_of_the_United_Nations.svg.png


Ý nghĩa:
- Liên Hiệp Quốc ra đời và họ chọn biểu tượng tượng trưng cho tổ chức.
- Tượng trưng cho sự hợp tác giữa các Châu Lục và ước mơ chung sống hòa bình của nhân loại.
- Có biểu tượng cành Oliu tượng trưng cho ước muốn của nhân loại là chung sống hòa bình. Bởi những gì họ phải gánh chịu qua 2 cuộc chiến tranh thế giới là quá đủ đau thương.
 
Last edited by a moderator:
T

tienamlinh_9x

TỚ SẼ TRẢ LỜI CHO BẠN PHẦN NHỮNG HOẠT ĐỘNG CUẢ LIÊN HỢP QUỐC NHA


để tiến hành những hoạt động của mình ,trước hết liên hợp quốc phỉa thành lập các cơ quan liên hợp quốc
_đại hội đồng: bao gồm tất cả các nước thành viên ,có quyềnh hành rộng rãi.mỗi năm đại hội đồng họp 1 kỳ để thảo luận tất cả các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi hiến chương quy định
_hội đồng bảo an: là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hành đầu trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới
_hội đồng kinh tế và xã hội: là 1 cơ quan gồm 54 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm ,có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo...nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc.
_hội đồng quản thác: là cơ quan giúp đại hội đồng kiểm soát việc thi hành chế độ quản thác ở các lãng thổ mà liên hợp quốc uỷ quyền cho 1 số nước quản lý.
_toà án quốc tế: là cơ quan tư pháp chính của liên hợp quốc có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp giữa các nước trên cơ sở pháp luật quốc tế.toà án quốc tế gồm 15 thẩm phán có 15 quốc tịch khác nhau , nhiệm kỳ 9 năm.
_ban thư ký: cơ quan hành chính- tổ chức của liên hợp quốc, đứng đầu là tổng thư ký với nhiệm kỳ 5 năm .đến năm 2003 ,liên hợp quốc có 191 quốc gia thành viên
từ tháng 9/1997, việt nam trở thành thành viên thứ 149 của liên hợp quốc. có thể nêu 1 số tổ chức của lieen hợp quốc đang hoạt động tại việt nam: chương trình phát triển kinh tế(UNDP) ,quỹ nhi đồng(UNICEF) , quỹ hoạt động dân số (UNFPA) , tổ chưc lương thực nông nghiệp (FAO), tổ chức văn hoá,khoa học và giáo dục (UNESCO) ,tổ chức y tế thế giới (MHO)...
 
M

maiphutho

HÔI NGHỊ IANTA
1.1. Hoàn cảnh
- Vào đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp bước vào giai đoạn kết thúc, có rất nhiều vấn đề nổi lên cần phải giải quyết như:
Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương
Tổ chức lại trật tự thế giới mới sau Chiến tranh và việc phân chia lại khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi thế lực giữa các nước tham gia chiến tranh chống phát xít.
- Đứng trước tình hình đó, từ ngày 4 – 12 /2/1945 tại Ianta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị bao gồm đại diện của 3 nước Liên Xô (Stalin), Mĩ (Ru-dơ-ven) và Anh (Sớc-xin) để thảo luận và bàn bạc những vấn đề nói trên.
1.2. Nội dung
- Hội nghị đã diễn ra vô cùng gay go và quyết liệt bởi nó có liên quan trực tiếp đến quyền lợi cũng như hòa bình an ninh thế giới những năm sau Chiến tranh. Cuối cùng các nước cũng nhất trí những quyết định quan trọng.
+ Về vấn đề kết thúc chiến tranh:
* Các nước tham dự hội nghị nhất trí phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á và Thái Bình Dương và Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á – Thái Bình Dương khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
* Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức quốc tế là Liên Hợp Quốc trên nền tảng là nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc nhằm mục tiêu đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh.
* Hội nghị đi đến thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng tại châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương.
Ở châu Âu:
Về phía Liên Xô: Liên Xô sẽ chiếm đóng Đông Đức, Đông Ber-lin và các nước Đông Âu sẽ do hồng quân Liên Xô giải phóng.
Anh, Pháp, Mĩ sẽ chiếm đóng Tây Đức, Tây Ber-lin, các nước Tây Âu…vùng ảnh hưởng của Liên Xô là Đông Âu, Tây Âu thuộc Mĩ, Áo và Phần Lan là hai nước trung lập.
Ở châu Á:
Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật như:
Trả lại nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ.
Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông trước chiến tranh Nga – Nhật (1904 - 1905) như: Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xa-kha-lin và tất cả các đảo nhỏ thuộc đảo này; quốc tế hóa thương cảng Đại Liên của Trung Quốc; khôi phục lại việc cho Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân; trả lại cho Liên Xô đường sắt Xi-bia – Trường Xuân; Liên Xô chiếm 4 đảo Cu-rin.
Quân đội Liên Xô sẽ tham gia chiếm đóng Bắc Triều Tiên.
Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiên và lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự chia đôi hai miền Nam – Bắc Triều Tiên, Trung Quốc sẽ tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp và Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc.
Vùng còn lại của châu Á như: Đông Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây.
Ý nghĩa:
Những quy định của Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ cho một trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai mà lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta.

NỘI DUNG 2: SỰ THÀNH LẬP TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC.
Từ ngày 24 – 4 đến ngày 26 – 6 – 1945, đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan-phơ-ran-xix-cô (Mĩ) để thông qua Bản Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập Liên Hợp Quốc.
Bản Hiến chương gồm 19 chương, 111 điều (24 – 10 - 1945) trong đó nội dung bao gồm những quy định sau:
Mục đích ra đời của Liên Hợp Quốc là để nhằm duy trì nền hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước thành viên trên cơ sở việc tôn trọng quyền bình đẳng quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Quy định 5 nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc:
Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia và các dân tộc.
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của tất cả các nước.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng con đường hòa bình.
Nhất trí giữa 5 cường quốc lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Em phân tích trên cơ sở các nội dung trên nhé!
Chúc thành công!
 
N

nuloptruong_tinhnghich

Mình thấy phần câu hỏi và trả lời của ''kiemtrakienthuc'' chưa hợp lí. Theo mình nếu có hỏi thì câu hỏi phải là "Nêu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ?".
thêm nữa câu trả lời này của bạn không sai nhưng thiếu chính xác.
bạn có thể dành thời gian 1 chút đọc câu trả lời của mình không?
1.Do đường lối lãnh đạo mang tính chất chủ quan duy ý chí, cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp khiến sản xuất trì trệ, đời ssống khó khăn, xã hội lại thiếu công bằng, dân chủ làm cho quần chúng thêm bất mãn.
2. Không theo kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế và xã hội.
3.Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải nhiều sai lầm khiến cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
4.Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước ( các thế lực đế quốc bên ngoài ủng hộ về tinh thần, cung cấp tài chính cho các thế lực trong nước chống phá ).
 
Last edited by a moderator:
N

nuloptruong_tinhnghich

Mình thấy phần câu hỏi và trả lời của ''kiemtrakienthuc'' chưa hợp lí. Theo mình nếu có hỏi thì câu hỏi phải là "Nêu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ?".
thêm nữa câu trả lời này của bạn không sai nhưng thiếu chính xác.
bạn có thể dành thời gian 1 chút đọc câu trả lời của mình không?
1.Do đường lối lãnh đạo mang tính chất chủ quan duy ý chí, cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp khiến sản xuất trì trệ, đời ssống khó khăn, xã hội lại thiếu công bằng, dân chủ làm cho quần chúng thêm bất mãn.
2. Không theo kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế và xã hội.
3.Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải nhiều sai lầm khiến cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
4.Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước ( các thế lực đế quốc bên ngoài ủng hộ về tinh thần, cung cấp tài chính cho các thế lực trong nước chống phá ).
 
T

thanhthuytu

Cái nguyên nhân của sự khủng hoảng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thì xét theo nhiều mặc
1- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nó cũng tác động mạnh đến nền kinh tế, chính trị, tài chính của nhiều nước trên thế giới. Liên Xô đã chậm đưa ra những biện pháp sửa đội để thích ứng dần dần nền kinh tế có những dấu hiện suy thoái
2- Công cuộc cải tổ đất nước đã phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện mấy, đất nước Liên Xô đã khủng hoảng toàn diện.
3- Sự lật đổ Goóc-ba-chốp của Đảng và Nhà nước thất bại vào tháng 8 năm 1991. Mãi đến cuối năm 1991 nhà nước Liên bang Xô viết tan rã, tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Krem-li cũng bị hạ xuống và đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
 
B

baohoavi

[Lịch sử 12] Sự thành lập Liên hợp quốc

SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC.

1:hoàn cảnh lịch sử.26/6/1945,đại biểu 50 nước họp tại San Francisco-Mĩ thông qua Hiến chương thành lsspj tổ chức Liên hợp quốc.
Mục đích:
Duy trì hoà bình,an ninh thế giới.
phát triển mối quan hệ hữu nghị,hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng,tự quyết của các dân tộc.
Nguyên tắc hoạt động:Bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
Giải quyết các tranh chấp,xung đột quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
Chunh sống hoà bình và nhất trí giữa năm cường quốc(Liên Xô,Mĩ,Anh,Pháp,TQ)
Vai trò:Là diễn đàn hợp tác quốc tế ,vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình-an ninh thế giới,giữ vai trò quan trọg trong việc giải quyết các tranh chấp-xung đột khu vực.
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế,văn hoá,giáo dục,y tế...giữa các quốc gia thành viên.
Hiện nay Liên Hợp quốc có 192 thành viên,Vn tham gia LHQ vào 9/1977.
Lần sau bạn chú ý hơn trong cách post bài nha!
 
Last edited by a moderator:
C

caheosua

SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
1/ Hoàn cảnh lịch sử:
Từ 25/4 đến 26/6 đại biểu của 50 nước họp tại San- phrancisco (Hoa Kì) quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc và thông qua bản hiến chương của liên hợp quốc.
Ngày 24/10/1945 bản hiến chương liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
2/ Mục đích:
-Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
-Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
3/ Nguyên tắc hoạt động:
-Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
-Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
-Không can thiệp và công việc nội bộ của bất kì nước nào.
-Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
-Chung sống hoà bình với sự nhất trí của 5 nước lớn ( Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp).
4/Vai trò:
-Trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, đấu tranh , duy trì an ninh thế giới.
-Giải quyết vụ tranh chấp xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới .
-Giúp đỡ các thành viên trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục …
Đến năm 2006 tổ chức Liên hợp quốc gồm 192 thành viên, Việt Nam là thành viên thứ 149 vào tháng 9/1977.
5/Liên hợp quốc có các cơ quan chính:
Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí

tớ đã sửa lại font và bài viết để các bạn dễ tìm hiểu hơn^^
chúc các bạn thi tốt nhá^^
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.lichsu

Hội nghị Ian-ta tháng 2 - 1945.

Hội nghị Ianta.
a. Hoàn cảnh

Vào đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp bước vào giai đoạn kết thúc, có rất nhiều vấn đề nổi lên cần phải giải quyết như:
• Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương
• Tổ chức lại trật tự thế giới mới sau Chiến tranh và việc phân chia lại khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi thế lực giữa các nước tham gia chiến tranh chống phát xít.

Đứng trước tình hình đó, từ ngày 4 – 12 /2/1945 tại Ianta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị bao gồm đại diện của 3 nước Liên Xô (Stalin), Mĩ (Ru-dơ-ven) và Anh (Sớc-xin) để thảo luận và bàn bạc những vấn đề nói trên.

b. Nội dung

Hội nghị đã diễn ra vô cùng gay go và quyết liệt bởi nó có liên quan trực tiếp đến quyền lợi cũng như hòa bình an ninh thế giới những năm sau Chiến tranh. Cuối cùng các nước cũng nhất trí những quyết định quan trọng.

* Về vấn đề kết thúc chiến tranh:
• Các nước tham dự hội nghị nhất trí phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á và Thái Bình Dương và Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á – Thái Bình Dương khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
• Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức quốc tế là Liên Hợp Quốc trên nền tảng là nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc nhằm mục tiêu đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh.
• Hội nghị đi đến thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng tại châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương.
Ở châu Âu:
+ Về phía Liên Xô: Liên Xô sẽ chiếm đóng Đông Đức, Đông Ber-lin và các nước Đông Âu sẽ do hồng quân Liên Xô giải phóng.
+ Anh, Pháp, Mĩ sẽ chiếm đóng Tây Đức, Tây Ber-lin, các nước Tây Âu…vùng ảnh hưởng của Liên Xô là Đông Âu, Tây Âu thuộc Mĩ, Áo và Phần Lan là hai nước trung lập.
Ở châu Á:
Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật như:
- Trả lại nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ.
- Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông trước chiến tranh Nga – Nhật (1904 - 1905) như: Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xa-kha-lin và tất cả các đảo nhỏ thuộc đảo này; quốc tế hóa thương cảng Đại Liên của Trung Quốc; khôi phục lại việc cho Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân; trả lại cho Liên Xô đường sắt Xi-bia – Trường Xuân; Liên Xô chiếm 4 đảo Cu-rin.
- Quân đội Liên Xô sẽ tham gia chiếm đóng Bắc Triều Tiên.
- Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiên và lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự chia đôi hai miền Nam – Bắc Triều Tiên, Trung Quốc sẽ tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp và Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc.

Vùng còn lại của châu Á như: Đông Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây.

Những quy định của Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ cho một trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai mà lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta.

 
Y

yukiko195247

cô giáo ra đề mở về vai trò của liên hợp quốc thì phải trả lời như thế nào ví dụ như: đánh giá vai trò của liên hợp quốc
 
Top Bottom