Ngoại ngữ KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SERI: KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH
#1. PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
#2. PHẦN HAI: NÊN HAY KHÔNG NÊN THI VÀO LỚP CHUYÊN ANH?
#3. CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ
#4. KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG KÌ THI HSG CÁC CẤP
#5. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 1 - Viết)
#6. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 2 - Từ vựng & Ngữ pháp))
#7. HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
#8. NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI ÔN THI (KHÔNG CHỈ TIẾNG ANH)
________________________________________________________________________________
Chào mọi người, đây sẽ là topic mình chia sẻ với tất cả mọi người những kinh nghiệm, những sai lầm của chính mình và hi vọng tất cả mọi người sẽ đón nhận và chia sẻ với nhau để chúng ta cùng cố gắng nhé ^^ Và bật mí là sắp tới box Anh sẽ có chuyên mục trực tiếp liên quan đến 2 kì thi này và những kì thi khác, các bạn hãy đón chờ nhé.

upload_2021-8-5_21-38-12.png
Chuyên Anh và HSG tiếng Anh cấp tỉnh là giấc mơ của rất nhiều người, trong đó có mình. Nhắc đến chuyên Anh, người ta sẽ nghĩ đến các bạn học sinh năng động, hoạt bát, giỏi kiến thức và cũng rất năng nổ trong hoạt động ngoại khóa. Vậy làm thế nào để đạt được giấc mơ đó? Series này sẽ không giúp bạn có một tấm vé vào thẳng chuyên Anh, hay một tấm giấy chứng nhận HSG tiếng Anh, nhưng sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn hiện thực hóa giấc mơ này.

PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
I. CÁCH CHỌN TÀI LIỆU

Một trong những sai lầm lớn nhất mà chính mình đã từng mắc phải là không tìm hiểu format đề, lên mạng hỏi xem người khác ôn gì thì mình ôn theo. Điều này dẫn đến việc mình ôn lan man, thiếu trọng tâm, thành ra dù mình học chăm đến bao nhiêu, học nhiều như nào, áp dụng bao nhiêu phương pháp thì kết quả mình vẫn không đạt được mục tiêu. Nên ở đây, trước hết mình muốn nhấn mạnh 2 bước vô cùng quan trọng là TÌM HIỂU ĐỀTÌM HIỂU MÌNH.

Các bạn hãy trả lời 3 câu hỏi sau để nắm được mấu chốt của 2 vấn đề trên: Mình đang ở trình độ nào? Đề ở mức độ nào? Nguồn đề thường ở đâu?

- Đối với câu hỏi 1: Các bạn có thể làm thật nghiêm túc một đề thi chính thức của 2 năm gần nhất, xem thử mình được bao nhiêu điểm, từ đó có cơ sở để lên plan để học tập.

- Đối với câu hỏi 2 và 3: Các bạn có 2 cách để tìm câu trả lời: Hỏi giáo viên có kinh nghiệm ôn thi hoặc đem đề chính thức search trên mạng, thường sẽ ra nguồn câu hỏi của bài đó trong một quyển sách luyện thi. Tuy nhiên mình khuyến khích cách 1 nếu các bạn có điều kiện, hoặc các bạn cũng có thể hỏi anh chị khóa trên để tìm hiểu.

*** Riêng câu hỏi số 3: Nguồn đề ở đây tức là từ format kì thi nào? CEFR, IELTS hay TOEFL? Chứ không phải nguồn đề làm để trúng tủ đâu nhé ^^

Các bạn cũng cần phân bố hợp lý mức độ đầu tư của bản thân vào từng kĩ năng. Ví dụ kĩ năng nghe chiếm 25% số điểm, còn Lexico & Grammar chiếm 5 % số điểm ⇒ Đầu tư học Listening nhiều hơn.
Thêm nữa, các bạn cần biết mình đang yếu cái gì nhất, cái gì cần cải thiện, cái gì cần thay đổi, thay đổi như nào cho hiệu quả, từ đó chọn được nguồn tài liệu sát nhất có thể.

Thiết kế không tên (3).png
II. TÀI LIỆU MÀ MÌNH ĐÃ HỌC
Xuyên suốt từ khi ôn thi HSG tỉnh lớp 9, ôn chuyên và giờ ôn thi HSG tỉnh lớp 12, mình đã làm qua một số tài liệu sau, đây đều là những tài liệu chính thống, được thầy cô và các anh chị gợi ý:
  • Luyện nghe: FCE, CAE, BBC, IELTS, TOEFL
  • Luyện đọc hiểu: FCE, CAE, IELTS, TOEFL
  • Luyện Use of English: FCE, CAE, CPE, sách thầy Vĩnh Bá, tài liệu 9+ ôn thi ĐH
  • Luyện từ vựng: Destination B2 (Mình không học C1&C2 vì thấy hơi chán)
  • Luyện viết: Mình chỉ nắm cách làm cơ bản của IELTS Writing (Ngoài ra ở Nghệ An còn có bài letter nữa, các bạn có thể luyện qua IELTS Writing của kì thi IELTS General Training)
  • Đề thi HSG tỉnh + Đề chuyên của các tỉnh với cấu trúc tương đương (VD năm cấp 2 mình ôn thi HSG tỉnh Hà Tĩnh sẽ chọn tài liệu của các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bắc Ninh, ...)
Nhìn thì nhiều nhưng mỗi loại mình chỉ học 1-2 quyển cho mỗi đầu sách ôn thi thôi ^^

Các bạn nên chọn lựa sách kĩ một chút để tránh mất thời gian và tiền bạc vào những cuốn sách mà mình không thực sự quá cần. Cách mình chọn sách để có được quyển sách phù hợp nhất là liệt kê tất cả những kĩ năng mình còn kém, sau đó sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống theo 2 yếu tố song song là năng lực và phần trăm số điểm của phần bài đó trong đề, sau đó những kĩ năng phía trên mình sẽ ưu tiên học nhiều sách hơn, tìm nhiều tài liệu hơn để nghiên cứu. Tiếp theo là tìm hiểu một số cuốn sách liên quan, khoanh vùng, sau đó có thể hỏi thầy cô, bạn bè, anh chị khóa trên xem quyển nào okie, lựa chọn 1-2 quyển cảm thấy ưng ý nhất để làm.

Ví dụ: Mình thấy mình kém Nghe và kém phần Sửa lỗi sai => Mình thấy mình làm bài Nghe tốt hơn, nhưng phần sửa lỗi sai lại khó nâng điểm hơn => Mình ưu tiên Nghe nhiều hơn => Vì mình đã biết đề như nào nên không mất quá nhiều thời gian để chọn lựa => Mình chọn ra những sách để luyện nghe như mình viết ở trên.

Theo mình thì nên kết hợp song song nhiều dạng bài để luyện tập, vì cả ngày học mỗi phần nào đó rất chán và mệt ^^

III. NGUỒN TẢI TÀI LIỆU
Sau đây là một số nguồn mình thường xuyên dùng để tìm đề thi và tài liệu học tập:
- Xin thầy cô, anh chị khóa trên, bạn bè, ...
- Google: Các bạn chỉ cần gõ tên sách/ tài liệu/ đề muốn tìm thì sẽ ra rất nhiều link tải
- Group ôn thi HSG và ôn thi chuyên trên Facebook

Sắp tới nếu các bạn có nhu cầu và mong muốn thì mình sẽ triển khai topic liên quan đến tìm tài liệu ^^ Các bạn có kinh nghiệm ôn thi nào hiệu quả không? Hay các bạn có những nguồn tài liệu nào có thể chia sẻ? Hãy để lại kinh nghiệm của bản thân bên dưới nhé.

Đừng quên là sắp tới bọn mình sẽ triển khai rất nhiều nội dung bổ ích liên quan đến các kì thi và việc học tiếng Anh, đặc biệt là nội dung liên quan đến 2 kì thi này nhé ^^
______________________________________________________________________________________

Bản quyền bài viết và hình ảnh thuộc về Nguyễn Võ Hà Trang.
Mọi thông tin liên hệ: @Nguyễn Võ Hà Trang | BQT box Tiếng Anh
 
Last edited:

An.hana07

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng sáu 2021
72
327
51
Hà Tĩnh
THCS Cẩm Trung
Chào mọi người, đây sẽ là topic mình chia sẻ với tất cả mọi người những kinh nghiệm, những sai lầm của chính mình và hi vọng tất cả mọi người sẽ đón nhận và chia sẻ với nhau để chúng ta cùng cố gắng nhé ^^ Và bật mí là sắp tới box Anh sẽ có chuyên mục trực tiếp liên quan đến 2 kì thi này và những kì thi khác, các bạn hãy đón chờ nhé.

Chuyên Anh và HSG tiếng Anh cấp tỉnh là giấc mơ của rất nhiều người, trong đó có mình. Nhắc đến chuyên Anh, người ta sẽ nghĩ đến các bạn học sinh năng động, hoạt bát, giỏi kiến thức và cũng rất năng nổ trong hoạt động ngoại khóa. Vậy làm thế nào để đạt được giấc mơ đó? Series này sẽ không giúp bạn có một tấm vé vào thẳng chuyên Anh, hay một tấm giấy chứng nhận HSG tiếng Anh, nhưng sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn hiện thực hóa giấc mơ này.

PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
I. CÁCH CHỌN TÀI LIỆU

Một trong những sai lầm lớn nhất mà chính mình đã từng mắc phải là không tìm hiểu format đề, lên mạng hỏi xem người khác ôn gì thì mình ôn theo. Điều này dẫn đến việc mình ôn lan man, thiếu trọng tâm, thành ra dù mình học chăm đến bao nhiêu, học nhiều như nào, áp dụng bao nhiêu phương pháp thì kết quả mình vẫn không đạt được mục tiêu. Nên ở đây, trước hết mình muốn nhấn mạnh 2 bước vô cùng quan trọng là TÌM HIỂU ĐỀTÌM HIỂU MÌNH.

Các bạn hãy trả lời 3 câu hỏi sau để nắm được mấu chốt của 2 vấn đề trên: Mình đang ở trình độ nào? Đề ở mức độ nào? Nguồn đề thường ở đâu?

- Đối với câu hỏi 1: Các bạn có thể làm thật nghiêm túc một đề thi chính thức của 2 năm gần nhất, xem thử mình được bao nhiêu điểm, từ đó có cơ sở để lên plan để học tập.

- Đối với câu hỏi 2 và 3: Các bạn có 2 cách để tìm câu trả lời: Hỏi giáo viên có kinh nghiệm ôn thi hoặc đem đề chính thức search trên mạng, thường sẽ ra nguồn câu hỏi của bài đó trong một quyển sách luyện thi. Tuy nhiên mình khuyến khích cách 1 nếu các bạn có điều kiện, hoặc các bạn cũng có thể hỏi anh chị khóa trên để tìm hiểu.

*** Riêng câu hỏi số 3: Nguồn đề ở đây tức là từ format kì thi nào? CEFR, IELTS hay TOEFL? Chứ không phải nguồn đề làm để trúng tủ đâu nhé ^^

Các bạn cũng cần phân bố hợp lý mức độ đầu tư của bản thân vào từng kĩ năng. Ví dụ kĩ năng nghe chiếm 25% số điểm, còn Lexico & Grammar chiếm 5 % số điểm ⇒ Đầu tư học Listening nhiều hơn.
Thêm nữa, các bạn cần biết mình đang yếu cái gì nhất, cái gì cần cải thiện, cái gì cần thay đổi, thay đổi như nào cho hiệu quả, từ đó chọn được nguồn tài liệu sát nhất có thể.

II. TÀI LIỆU MÀ MÌNH ĐÃ HỌC
Xuyên suốt từ khi ôn thi HSG tỉnh lớp 9, ôn chuyên và giờ ôn thi HSG tỉnh lớp 12, mình đã làm qua một số tài liệu sau, đây đều là những tài liệu chính thống, được thầy cô và các anh chị gợi ý:
  • Luyện nghe: FCE, CAE, BBC, IELTS, TOEFL
  • Luyện đọc hiểu: FCE, CAE, IELTS, TOEFL
  • Luyện Use of English: FCE, CAE, CPE, sách thầy Vĩnh Bá, tài liệu 9+ ôn thi ĐH
  • Luyện từ vựng: Destination B2 (Mình không học C1&C2 vì thấy hơi chán)
  • Luyện viết: Mình chỉ nắm cách làm cơ bản của IELTS Writing (Ngoài ra ở Nghệ An còn có bài letter nữa, các bạn có thể luyện qua IELTS Writing của kì thi IELTS General Training)
  • Đề thi HSG tỉnh + Đề chuyên của các tỉnh với cấu trúc tương đương (VD năm cấp 2 mình ôn thi HSG tỉnh Hà Tĩnh sẽ chọn tài liệu của các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bắc Ninh, ...)
Nhìn thì nhiều nhưng mỗi loại mình chỉ học 1-2 quyển cho mỗi đầu sách ôn thi thôi ^^

Các bạn nên chọn lựa sách kĩ một chút để tránh mất thời gian và tiền bạc vào những cuốn sách mà mình không thực sự quá cần. Cách mình chọn sách để có được quyển sách phù hợp nhất là liệt kê tất cả những kĩ năng mình còn kém, sau đó sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống theo 2 yếu tố song song là năng lực và phần trăm số điểm của phần bài đó trong đề, sau đó những kĩ năng phía trên mình sẽ ưu tiên học nhiều sách hơn, tìm nhiều tài liệu hơn để nghiên cứu. Tiếp theo là tìm hiểu một số cuốn sách liên quan, khoanh vùng, sau đó có thể hỏi thầy cô, bạn bè, anh chị khóa trên xem quyển nào okie, lựa chọn 1-2 quyển cảm thấy ưng ý nhất để làm.

Ví dụ: Mình thấy mình kém Nghe và kém phần Sửa lỗi sai => Mình thấy mình làm bài Nghe tốt hơn, nhưng phần sửa lỗi sai lại khó nâng điểm hơn => Mình ưu tiên Nghe nhiều hơn => Vì mình đã biết đề như nào nên không mất quá nhiều thời gian để chọn lựa => Mình chọn ra những sách để luyện nghe như mình viết ở trên.

Theo mình thì nên kết hợp song song nhiều dạng bài để luyện tập, vì cả ngày học mỗi phần nào đó rất chán và mệt ^^

III. NGUỒN TẢI TÀI LIỆU
Sau đây là một số nguồn mình thường xuyên dùng để tìm đề thi và tài liệu học tập:
- Xin thầy cô, anh chị khóa trên, bạn bè, ...
- Google: Các bạn chỉ cần gõ tên sách/ tài liệu/ đề muốn tìm thì sẽ ra rất nhiều link tải
- Group ôn thi HSG và ôn thi chuyên trên Facebook

Sắp tới nếu các bạn có nhu cầu và mong muốn thì mình sẽ triển khai topic liên quan đến tìm tài liệu ^^ Các bạn có kinh nghiệm ôn thi nào hiệu quả không? Hay các bạn có những nguồn tài liệu nào có thể chia sẻ? Hãy để lại kinh nghiệm của bản thân bên dưới nhé.

Đừng quên là sắp tới bọn mình sẽ triển khai rất nhiều nội dung bổ ích liên quan đến các kì thi và việc học tiếng Anh, đặc biệt là nội dung liên quan đến 2 kì thi này nhé ^^
______________________________________________________________________________________

Bản quyền bài viết và hình ảnh thuộc về Nguyễn Võ Hà Trang.
Mọi thông tin liên hệ: @Nguyễn Võ Hà Trang | BQT box Tiếng Anh
Chào chị ạ. Cho em hỏi về vấn đề luyện nghe một xíu ạ. Bây giờ em đang ôn thi hsg tỉnh nhưng phần nghe của em hơi yếu, em có tìm hiểu một số trang web để luyện nghe nhưng cứ mỗi lần nghe thì em cảm thấy hơi chán nên dẫn đến việc nghe ko tập trung, hiệu quả cho lắm. Em cũng có đi học trung tâm nhưng mà em chỉ cải thiện được mỗi phần nói và từ vựng. Chị có bí quyết gì để luyện về phần nghe hoặc có sách nào luyện về nghe tiếng anh thì tư vấn giúp em với ạ.
P/s: Giờ em luyện nghe ở cuốn ielts cơ bản thì có ổn không chị.
Một vấn đề khác nữa là về phần viết luận thì em thường viết sai ngữ pháp ( kiểu như là adj, adv, n,... sắp xếp lộn xộn,..) hoặc có thể nói là em nghĩ tiếng việt ra sao em viết bằng tiếng anh ra như thế luôn, không biết phải làm thế nào cho đúng. Mong chị tư vấn giúp em với ạ.
Cũng tiện đây cho em hỏi cách học thuộc từ vựng với ạ. Em thường nhìn từ tiếng anh thì biết nghĩa chính xác của nó, nhưng khi dịch tiếng việt sang anh thì em ko nhớ đc ạ.
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Chị có bí quyết gì để luyện về phần nghe hoặc có sách nào luyện về nghe tiếng anh thì tư vấn giúp em với ạ.
Nguồn luyện nghe của chị có trên bài viết em nhé ^^
Luyện nghe: FCE, CAE, BBC, IELTS, TOEFL
Giờ em luyện nghe ở cuốn ielts cơ bản thì có ổn không chị.
Đọc lại phần I nhe em ^^
Một trong những sai lầm lớn nhất mà chính mình đã từng mắc phải là không tìm hiểu format đề, lên mạng hỏi xem người khác ôn gì thì mình ôn theo. Điều này dẫn đến việc mình ôn lan man, thiếu trọng tâm, thành ra dù mình học chăm đến bao nhiêu, học nhiều như nào, áp dụng bao nhiêu phương pháp thì kết quả mình vẫn không đạt được mục tiêu. Nên ở đây, trước hết mình muốn nhấn mạnh 2 bước vô cùng quan trọng là TÌM HIỂU ĐỀTÌM HIỂU MÌNH.

Các bạn hãy trả lời 3 câu hỏi sau để nắm được mấu chốt của 2 vấn đề trên: Mình đang ở trình độ nào? Đề ở mức độ nào? Nguồn đề thường ở đâu?

- Đối với câu hỏi 1: Các bạn có thể làm thật nghiêm túc một đề thi chính thức của 2 năm gần nhất, xem thử mình được bao nhiêu điểm, từ đó có cơ sở để lên plan để học tập.

- Đối với câu hỏi 2 và 3: Các bạn có 2 cách để tìm câu trả lời: Hỏi giáo viên có kinh nghiệm ôn thi hoặc đem đề chính thức search trên mạng, thường sẽ ra nguồn câu hỏi của bài đó trong một quyển sách luyện thi. Tuy nhiên mình khuyến khích cách 1 nếu các bạn có điều kiện, hoặc các bạn cũng có thể hỏi anh chị khóa trên để tìm hiểu.

*** Riêng câu hỏi số 3: Nguồn đề ở đây tức là từ format kì thi nào? CEFR, IELTS hay TOEFL? Chứ không phải nguồn đề làm để trúng tủ đâu nhé ^^

Các bạn cũng cần phân bố hợp lý mức độ đầu tư của bản thân vào từng kĩ năng. Ví dụ kĩ năng nghe chiếm 25% số điểm, còn Lexico & Grammar chiếm 5 % số điểm ⇒ Đầu tư học Listening nhiều hơn.
Thêm nữa, các bạn cần biết mình đang yếu cái gì nhất, cái gì cần cải thiện, cái gì cần thay đổi, thay đổi như nào cho hiệu quả, từ đó chọn được nguồn tài liệu sát nhất có thể.
Một vấn đề khác nữa là về phần viết luận thì em thường viết sai ngữ pháp ( kiểu như là adj, adv, n,... sắp xếp lộn xộn,..) hoặc có thể nói là em nghĩ tiếng việt ra sao em viết bằng tiếng anh ra như thế luôn, không biết phải làm thế nào cho đúng. Mong chị tư vấn giúp em với ạ.
1. Em sử dụng Grammarly để check lỗi ngữ pháp nhé
2. Em có thể nhờ thầy cô, bạn bè check lỗi diễn đạt
3. Chị nghĩ em nên đọc lại thật kĩ tất cả mảng ngữ pháp cơ bản đã, cuốn "Giải thích ngữ pháp tiếng Anh" của cô Mai Lan Hương là best choice với chị :>
4. Em luyện tập tư duy bằng tiếng Anh, dùng từ điển Anh Anh, suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Anh, ví dụ em nghĩ đến "dog", thì đừng nghĩ thành "con chó", mà hãy tưởng tượng ra HÌNH ẢNH nó trong đầu luôn, cố gắng giải thích mọi thứ bằng tiếng Anh hoặc hình ảnh, âm thanh, ... không phải tiếng Việt là okie.
5. Em luyện tập viết câu thường xuyên nhé, khoan viết cả bài, viết từng câu một sau đó tập viết bài sau. Hầu hết các bạn sẽ bỏ qua bước viết câu này, nhưng nó vô cùng quan trọng nhé.
Cũng tiện đây cho em hỏi cách học thuộc từ vựng với ạ. Em thường nhìn từ tiếng anh thì biết nghĩa chính xác của nó, nhưng khi dịch tiếng việt sang anh thì em ko nhớ đc ạ.
Một số bài viết sắp tới chị sẽ nói về việc chị học như nào. Nhưng tuyệt đối nhé, đã đi thi tỉnh thì ĐỪNG DỊCH TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT và ngược lại. Hãy tập tư duy bằng tiếng Anh nhé ^^

Còn thắc mắc gì thì cứ thoải mái hỏi ha :>
 

S I M O

Cựu Phụ trách nhóm Anh
Thành viên
19 Tháng tư 2017
3,385
9
4,341
649
Nam Định
Trái tim của Riky-Kun
Các bạn có kinh nghiệm ôn thi nào hiệu quả không?
Mình có một tip phụ trợ tăng tỉ lệ đỗ vào chuyên anh mà mình đã áp dụng như sau. Một người đều biết điểm đỗ là điểm hệ số hai của môn chuyên + điểm toán + điểm văn + điểm anh chung, rồi lấy tổng chia cho 4 (hiện tại thì ở tỉnh mình còn áp dụng thi nói nhưng năm nay vì dịch nên đã bỏ). Vậy trong thời kỳ nước rút, bạn cố mãi mà không nâng được điểm môn chuyên, hay ngay từ đầu xác định chuyên mình chỉ được bằng này điểm do nhiều hạn chế thì nên làm như thế nào? Các giải quyết chính là tập trung vào đề chung. Vì văn rất khó kéo điểm (ít nhất là với mình) nên mình quyết định nâng điểm toán và anh chung.
- Đề toán không hẳn quá khó, chỉ khó ở câu bđt/pt và câu cuối bài hình thôi nên các bạn hoàn toàn có thể đạt mức từ 7.5 đến 9 có thể là 10 nếu thông minh đột xuất.
- Còn đề anh chung thì sẽ chủ yếu là ngữ pháp và những câu gây khó khăn sẽ nằm ở phần đục lỗ, cố gắng nắm chắc ngữ pháp và học nhiều từ vựng là sẽ ok.
Nếu bạn chắc chắn đề anh chung từ 9.2 trở lên và toán từ 8.5 trở lên, văn trên 6 thì xin chúc mừng bạn có rất nhiều khả năng đỗ dù chuyên của bạn dưới 7 điểm.

Edit: Nhưng mà còn thở là còn gỡ nhe, học chăm từ trước sẽ khiến bạn dễ dàng hơn khi đã đỗ vào chuyên anh. Ngần ngại gì mà không đăng ký những topic ôn luyện sắp tới của Hà Trang nhỉ?
 
Last edited:

Hazu No No Money

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng mười 2018
542
802
146
17
Hà Nội
THCS yên thường
Luyện viết: Mình chỉ nắm cách làm cơ bản của IELTS Writing (Ngoài ra ở Nghệ An còn có bài letter nữa, các bạn có thể luyện qua IELTS Writing của kì thi IELTS General Training)
Em có chút đóng góp ^^
Em đã thi HSG anh 9 cấp Tp thì về IELTS Writing,mình nên luyện part 2 thôi, part 1 không có đâu.

Một vấn đề khác nữa là về phần viết luận thì em thường viết sai ngữ pháp ( kiểu như là adj, adv, n,... sắp xếp lộn xộn,..) hoặc có thể nói là em nghĩ tiếng việt ra sao em viết bằng tiếng anh ra như thế luôn, không biết phải làm thế nào cho đúng

Mình thấy bạn nên luyện tập để bỏ cái cách "nghĩ tiếng việt ra sao em viết bằng tiếng anh ra",bởi cách đó mình thấy rất mất thời gian nếu như bạn đang làm bài thi.Thứ hai,như bạn đã thấy,tiếng anh có chút "ngược" so với tiếng việt.Đúng vậy,việc nghĩ rồi viết từ tiếng việt sang anh cũng sẽ khiến bài viết của bạn nghe nó bị "ngược" với người đọc tiếng anh.(Mình xin lỗi mình không có lời khuyên để bỏ cách suy nghĩ đó )

Còn để khắc phục viết sai ngữ pháp và sắp xếp loại từ,cách của mình là đọc nhiều.Mình đọc nhiều nên giờ chỉ đọc lướt qua bài viết của mình,có thể tự tìm thấy lỗi và sửa.(vì chỗ nào sai nghe nó cấn cực kỳ).Cũng nhờ đọc nhiều nên việc xđ loại từ của mình nó thành phản xạ luôn.

Đọc nhiều cũng giúp bạn quen và nhớ thông tin trong bài đọc tốt hơn,giúp ích cho bạn khi làm bài đọc.(tip của mình khi làm reading là đọc câu hỏi trước rồi gạch keywords nha )
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Mình có một tip phụ trợ tăng tỉ lệ đỗ vào chuyên anh mà mình đã áp dụng như sau. Một người đều biết điểm đỗ là điểm hệ số hai của môn chuyên + điểm toán + điểm văn + điểm anh chung, rồi lấy tổng chia cho 4 (hiện tại thì ở tỉnh mình còn áp dụng thi nói nhưng năm nay vì dịch nên đã bỏ). Vậy trong thời kỳ nước rút, bạn cố mãi mà không nâng được điểm môn chuyên, hay ngay từ đầu xác định chuyên mình chỉ được bằng này điểm do nhiều hạn chế thì nên làm như thế nào? Các giải quyết chính là tập trung vào đề chung. Vì văn rất khó kéo điểm (ít nhất là với mình) nên mình quyết định nâng điểm toán và anh chung.
- Đề toán không hẳn quá khó, chỉ khó ở câu bđt/pt và câu cuối bài hình thôi nên các bạn hoàn toàn có thể đạt mức từ 7.5 đến 9 có thể là 10 nếu thông minh đột xuất.
- Còn đề anh chung thì sẽ chủ yếu là ngữ pháp và những câu gây khó khăn sẽ nằm ở phần đục lỗ, cố gắng nắm chắc ngữ pháp và học nhiều từ vựng là sẽ ok.
Nếu bạn chắc chắn đề anh chung từ 9.2 trở lên và toán từ 8.5 trở lên, văn trên 6 thì xin chúc mừng bạn có rất nhiều khả năng đỗ dù chuyên của bạn dưới 7 điểm.

Edit: Nhưng mà còn thở là còn gỡ nhe, học chăm từ trước sẽ khiến bạn dễ dàng hơn khi đã đỗ vào chuyên anh. Ngần ngại gì mà không đăng ký những topic ôn luyện sắp tới của Hà Trang nhỉ?
Yeah, t cũng đồng ý là nên học đều ~~ Môn chuyên cao mà môn nền thấp cũng khó, với cả t thấy sau này vào chuyên rồi cũng khó á, vì chuyên Anh toàn những đứa chuyên thêm ít nhất 1 môn nữa =))

Em có chút đóng góp ^^
Em đã thi HSG anh 9 cấp Tp thì về IELTS Writing,mình nên luyện part 2 thôi, part 1 không có đâu.



Mình thấy bạn nên luyện tập để bỏ cái cách "nghĩ tiếng việt ra sao em viết bằng tiếng anh ra",bởi cách đó mình thấy rất mất thời gian nếu như bạn đang làm bài thi.Thứ hai,như bạn đã thấy,tiếng anh có chút "ngược" so với tiếng việt.Đúng vậy,việc nghĩ rồi viết từ tiếng việt sang anh cũng sẽ khiến bài viết của bạn nghe nó bị "ngược" với người đọc tiếng anh.(Mình xin lỗi mình không có lời khuyên để bỏ cách suy nghĩ đó )

Còn để khắc phục viết sai ngữ pháp và sắp xếp loại từ,cách của mình là đọc nhiều.Mình đọc nhiều nên giờ chỉ đọc lướt qua bài viết của mình,có thể tự tìm thấy lỗi và sửa.(vì chỗ nào sai nghe nó cấn cực kỳ).Cũng nhờ đọc nhiều nên việc xđ loại từ của mình nó thành phản xạ luôn.

Đọc nhiều cũng giúp bạn quen và nhớ thông tin trong bài đọc tốt hơn,giúp ích cho bạn khi làm bài đọc.(tip của mình khi làm reading là đọc câu hỏi trước rồi gạch keywords nha )
Chị cũng đồng ý với em nè, chị quên note mất là IELTS writing task 2 ~~

Ngoài ra việc đọc nhiều cũng giúp mình luyện tập từ vựng nữa á. Một từ gặp nhiều lần thì rất dễ nhớ và áp dụng. Khi đọc nhiều thì dần dần tư duy tiếng Anh cũng được cải thiện.
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
SERI: KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH
#1. PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
#2. PHẦN HAI: NÊN HAY KHÔNG NÊN THI VÀO LỚP CHUYÊN ANH?
#3. CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ
#4. KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG KÌ THI HSG CÁC CẤP
#5. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 1 - Viết)
#6. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 2 - Từ vựng & Ngữ pháp))
#7. HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
#8. NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI ÔN THI (KHÔNG CHỈ TIẾNG ANH)

Khi post bài trước, có rất nhiều bạn hỏi mình "Chị thấy em có nên thi chuyên Anh không?", hay "Em thi chuyên Anh còn kịp không?". Trong bài viết này, mình sẽ trả lời cho câu hỏi trên.
upload_2021-8-5_21-38-12-png.178950
Chuyên Anh và HSG tiếng Anh cấp tỉnh là giấc mơ của rất nhiều người, trong đó có mình. Nhắc đến chuyên Anh, người ta sẽ nghĩ đến các bạn học sinh năng động, hoạt bát, giỏi kiến thức và cũng rất năng nổ trong hoạt động ngoại khóa. Vậy làm thế nào để đạt được giấc mơ đó? Series này sẽ không giúp bạn có một tấm vé vào thẳng chuyên Anh, hay một tấm giấy chứng nhận HSG tiếng Anh, nhưng sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn hiện thực hóa giấc mơ này.

PHẦN HAI: NÊN HAY KHÔNG NÊN THI VÀO LỚP CHUYÊN ANH?
upload_2021-8-7_12-27-8.png


I. HÃY LÀ CHÍNH MÌNH
Quyết định thi chuyên, học chuyên Anh hay không, đó là quyết định cho bạn, của bạn, thế nên ý kiến bên ngoài chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé ^^.Học ở trường chuyên, có cơ hội chơi với nhiều bạn học sinh trường chuyên khác, mình chứng kiến không ít bạn bỏ trường chuyên về trường không chuyên vì hai chữ "KHÔNG HỢP", không phải do bạn, càng không phải do trường chuyên không tốt, cả hai đều tốt, chỉ là không thuộc về nhau. Thế nên, hãy hỏi bản thân xem mình có muốn theo đuổi trường chuyên không? Mình có gì hợp với chuyên Anh? Mình học chuyên hay không chuyên thì sẽ tốt hơn? ... Đừng chỉ vì bố mẹ nói trường chuyên rất tốt mà đi thi, đừng chỉ vì thấy mác áo chuyên ngầu nên đi thi, đừng chỉ vì "peer pressure" mà đi thi, đừng vì xung quanh ai cũng đi thi mà mình cũng đi theo, ... Hãy luôn là chính mình, thực sự là chính mình trong quyết định này. 15 tuổi, đây sẽ là quyết định quan trọng gần như là đầu tiên của các bạn, nên hãy làm cho nó đúng đắn nhất có thể nhé ^^

Vì sao mình lại thi chuyên Anh? Một chút câu chuyện cá nhân của mình, thì hồi ấy mình thực sự rất thích và rất ấn tượng với hoạt động ngoại khóa của các anh chị ở trường THPT chuyên ĐH Vinh, dù hồi ấy mục tiêu của mình là chuyên Hà Tĩnh =)) Mình xem EC của trường qua livestream, đọc bài giới thiệu BTC EC (Một event nhạc kịch rất xịn của trường mình), thế là mình cũng mang theo mơ ước một ngày mình sẽ trở thành 1 trong số thành viên coreteam EC được giới thiệu trên fanpage, được đứng trên sân khấu xịn xò ấy ~~ Cuối cùng thì mình đã thi đỗ vào trường, và giấc mơ tổ chức EC cũng hiện thực hóa được một nửa khi mình trở thành trưởng ban Đối ngoại nhưng lại bị hủy do COVID =))) Dù vậy, mình thấy rất vui và tự hào về quyết định ngày ấy của mình. Nếu các bạn thích thì những bài viết sau mình sẽ viết về cuộc sống chuyên Anh hehe ^^

II. BẠN LÀ AI?
Trước khi làm bất kì điều gì, hãy tự hỏi bản thân là ai, bạn có gì, bạn yếu ở đâu, mạnh ở đâu để đưa ra quyết định. Mình đưa ra bảng sau và sẽ phân tích dưới 2 góc độ là ĐAM MÊ và NĂNG LỰC.
upload_2021-8-7_12-53-24.png
1. Bạn có đam mê lớn, có năng lực ổn?
Hãy học đi và đừng đọc thêm nữa ^^ À nhớ tham gia topic về ôn chuyên sắp tới của mình hehe. Vì bạn là nhóm 25% có khả năng đỗ cao nhất, nên khả năng để bạn đỗ chuyên là đâu đó 75%. Duy trì đam mê, tích cực nâng cao năng lực, chỉ cần vậy thôi ^^

2. Bạn có đam mê lớn, có năng lực còn chưa vững?
Bạn vẫn thuộc nhóm nên đi thi ^^ Việc của bạn là cố gắng 200% để nâng cao trình độ của bản thân, nỗ lực hết sức hết lòng, cố gắng điên cuồng, không bao giờ bỏ cuộc. Kể cả khi không đỗ, nó vẫn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ, là niềm tự hào lớn khi đã dám mơ ước, dám làm. Và có một điều, tin mình đi, miễn là bạn cố gắng hết sức, bạn sẽ có một cơ hội tốt nhất cho bạn, cho chính bạn.

Năm xưa mình cũng thuộc nhóm này ^^ Mình cũng cố gắng đến điên cuồng, cuối cùng mình trượt chuyên Hà Tĩnh, và may mắn đậu vào chuyên ĐH Vinh, đến bây giờ, mình cảm thấy mình quá may mắn khi đã không đậu chuyên Hà Tĩnh, vì suốt 2 năm qua ở chuyên ĐH Vinh, mình có quá nhiều cơ hội tốt đẹp, có quá nhiều sự tuyệt vời trong cuộc sống. Thế đó, miễn là mình cố gắng, cuộc sống vẫn sẽ tốt với mình.

3. Bạn có năng lực ổn, nhưng bạn không đam mê với việc học chuyên Anh?
Mình khuyên là không nên đi thi, bạn nên tập trung vào ôn thi môn thi tuyển sinh để vào được trường mà bạn muốn học nhất. Miễn là bạn có năng lực thì dù ở đâu bạn cũng sẽ tỏa sáng.

Tuy nhiên, nếu bạn thích kiểm tra năng lực của bản thân thì cũng có thể thi, học hay không vẫn là quyết định ở bạn.

4. Bạn có năng lực chưa vững vàng, và cũng không đam mê với việc học chuyên Anh?
Lời khuyên của mình là không nên đi thi và tiếp tục ôn thi tuyển sinh để vào được trường và lớp mà bạn thích nhất, sau đó có thể trau dồi thêm năng lực ở trường THPT và tham gia các kì thi HSG tỉnh, hoặc tập trung ôn thi ĐH, điều gì cũng được, miễn là do bạn chọn.

III. LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH LÀ AI?
1. Năng lực

Bạn hãy thử làm 2 đề thi tuyển sinh vào 10 THPT chuyên môn Anh của 2 năm gần nhất, xem thử có thể đạt bao nhiêu điểm, kết hợp cả năng lực môn nền được bao nhiêu nữa thì sẽ dự đoán được. Nếu bạn dự đoán mình được Toán 8, Anh 9+, Văn 8+ và điểm môn chuyên lúc ấy là 4+/10 thì bạn có thể coi là có năng lực để thi chuyên, điểm nền thấp thì hãy cố vào điểm chuyên, còn nếu môn nền cao hơn nữa thì cơ hội của bạn còn cao hơn.
2. Đam mê
Hãy tự hỏi vì sao mình thi chuyên? Đỗ chuyên thì mình làm gì? Ở chuyên có cái gì hay? Bất lợi và khó khăn của học chuyên là gì và mình có thể vượt qua hay không?

Ngoài ra các bạn có thể bồi dưỡng đam mê bằng cách nhắn tin với các anh chị ở chuyên ^^ Các anh chị chuyên thường rất yêu trường nên sẽ là nguồn động lực to đùng đó.


Cuối cùng, nếu các bạn thích, đừng vì ai mà từ bỏ ước mơ, nếu bạn không thích, đừng đi thi vì bất kì ai ^^.

@lebaoan.ht246@gmail.com ^^ Chị tag em vào đọc thử he

Tối mai mình sẽ lên bài đầu tiên trong topic về luyện từ vựng ôn chuyên của mình, các bạn có thể tham gia nhé ^^ Đề rất xịn, đáp án siêu chi tiết, tham gia chăm chỉ còn có quà to nữa ~~
_____________________________________________________________________________________
Bản quyền bài viết và hình ảnh thuộc về Nguyễn Võ Hà Trang.
Mọi thông tin liên hệ: @Nguyễn Võ Hà Trang | BQT box Tiếng Anh
 

Attachments

  • upload_2021-8-7_12-52-9.png
    upload_2021-8-7_12-52-9.png
    374.2 KB · Đọc: 98
  • upload_2021-8-7_12-52-58.png
    upload_2021-8-7_12-52-58.png
    33.8 KB · Đọc: 88
Last edited:

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Chị ơi em đang muốn vào Chuyên PBC ý ạ không biết chị có thể rcm cho em một số tài liệu hay hoặc nguồn học nào tốt ko ạ? em cảm ơn ạ
Hello em :> Chị học KC nè, Phan với Bộ thi chung một đề nên chị có một số gợi ý cho em như sau nhé:
- Tập trung học Nghe, Đọc => Tài liệu có ở post trên
- Nên học Destination B2 để nâng cao vốn từ
- Học thêm phần writing letter nhé, em có tham khảo tài liệu ôn thi IELTS General Training Task 1.

Em có thể tham gia các lớp học của thầy cô trường Phan là okie nhất, đợt chị có cơ hội gặp cô Lân Chủ nhiệm C5K49 và khá ấn tượng về cô, em tham khảo thử hee, Phan cũng nhiều thầy cô giỏi, em có thể cân nhắc
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
SERI: KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH
#1. PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
#2. PHẦN HAI: NÊN HAY KHÔNG NÊN THI VÀO LỚP CHUYÊN ANH?
#3. CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ
#4. KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG KÌ THI HSG CÁC CẤP
#5. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 1 - Viết)
#6. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 2 - Từ vựng & Ngữ pháp))
#7. HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
#8. NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI ÔN THI (KHÔNG CHỈ TIẾNG ANH)

Có rất nhiều bạn hỏi mình cách học từ mới để thi chuyên, thi HSG hay đơn giản là học để nâng cao trình độ, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu 3 phương pháp mà mình thấy cực kỳ hữu ích nhé ^^
upload_2021-8-5_21-38-12-png.178950
Chuyên Anh và HSG tiếng Anh cấp tỉnh là giấc mơ của rất nhiều người, trong đó có mình. Nhắc đến chuyên Anh, người ta sẽ nghĩ đến các bạn học sinh năng động, hoạt bát, giỏi kiến thức và cũng rất năng nổ trong hoạt động ngoại khóa. Vậy làm thế nào để đạt được giấc mơ đó? Series này sẽ không giúp bạn có một tấm vé vào thẳng chuyên Anh, hay một tấm giấy chứng nhận HSG tiếng Anh, nhưng sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn hiện thực hóa giấc mơ này.
PHẦN III. CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ
I. PHƯƠNG PHÁP SPACED REPETITION
“Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition) của Hermann Ebbinghaus là kỹ thuật gia tăng thời gian giữa những lần ôn tập để khai thác hiệu ứng tâm lý ngắt quãng (spacing effect), giúp cải thiện khả năng ghi nhớ cùng một khối lượng nội dung trong một khoảng thời gian trải dài.” Mặc dù kỹ thuật này hữu dụng trong nhiều trường hợp nhưng nó thường được áp dụng khi muốn ghi nhớ một lượng lớn kiến thức. Vậy nên Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng thích hợp trong việc học ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là từ vựng. (Theo Wikipedia)

VIFNiBI.jpg

Theo nghiên cứu, chúng ta sẽ quên 80% kiến thức mới sau khi tiếp nhận 1 ngày, tuy nhiên nếu ôn tập lại chúng sau một khoảng thời gian thì chúng ta có thể ghi nhớ được 80% kiến thức. Điều này cũng áp dụng tương tự với việc ôn thi, tuy nhiên vì ôn HSG, ôn chuyên thì các bạn không chỉ học 1 từ, 1 collocation mà còn phải học luôn cả cái đề bài, không phải học thuộc, mà là để hiểu ngữ cảnh, để phân tích kĩ sự khác biệt giữa các sự lựa chọn, mình lấy một ví dụ nhé:


Charles Babbage’s “different engine” is widely regarded as the ________ of modern computers.
A. precedent
B. precursor
C. ancestor
D. antecedent
4 từ trên nó đề có nghĩa na ná nhau, vậy nếu như chỉ học 4 từ này thì rất khó để đưa ra đáp án chính xác. Vậy các học mà mình luôn áp dụng là mình ôn luôn cả đề =)) Ôn như nào sẽ có ở phần sau. Mình ôn lại theo một lịch trình riêng của mình: 1-4-7-21, tức là mình sẽ ôn nguyên cái đề sau khi làm 1 ngày, 4 ngày, 7 ngày và 21 ngày. Khi mình ôn kĩ cả ngữ cảnh của câu, mình sẽ nắm rõ hơn nghĩa của từ, do đó nên khi làm các dạng bài khác với bài đã ôn thì mình vẫn hiểu và làm được. Sau khoảng 1 tháng các bạn có thể làm lại test lần nữa để xem mình nhớ được bao nhiêu nhé ^^
*** Lưu ý: Ở đây mình không bảo là nên học vẹt, mà nó là học bản chất và nhớ cái bản chất ấy dựa trên cả ngữ cảnh, cách dùng và phân biệt được sự khác nhau của những từ cùng trường nghĩa.

II. PRACTICE MAKES PERFECT
Để có thể nhớ được nhiều, đồng thời học thêm kiến thức mới nữa thì làm bài thật nhiều là cách vô cùng hiệu quả. Cùng một câu các bạn có thể thấy ở đề A, sau này lại thấy ở đề B, đi thi lại gặp tiếp cũng nên =)) Vì tỉ lệ lặp lại là cực kì cao, thế nên việc luyện tập sẽ giúp các bạn "recall" lại mảng kiến thức đã học qua. Hơn nũa, khi làm bài thì các bạn lại học được thêm kiến thức mới, một lần nữa lại gia tăng thêm cơ hội học hỏi thì tại sao không làm đúng không ^^

III. PHƯƠNG PHÁP "SHARING"
Đây là phương pháp mình tự nghĩ ra thôi =)) Sau khi làm mentor cho một vài dự án nhỏ nhỏ trong mảng tổ chức nội bộ và đối ngoại, mình rút ra kinh nghiệm là muốn nhớ lâu, hiểu sâu thì mình nên chia sẻ lại với người khác, mà muốn làm được như thế thì mình phải chuẩn bị chỉn chu nhất, hoàn hảo nhất có thể => Mình áp dụng với việc học cũng tương tự: Mình sẽ chia sẻ, giải lại đề, giảng bài cho bạn bè trong vai như một người giáo viên để chữa bài cho bạn, thực ra cũng là chữa cho mình. Cách làm của mình có 2 cách, một là mình tìm một nhóm bạn chung mục tiêu, sau đó bọn mình "dạy nhau" học, hai là mình ngồi mở Zoom lên rồi tự nói một mình như đang dạy ai đó. Việc này giúp cho mình tự áp lực là "Ồ mình mà không biết là quê lắm ấy" thành ra sẽ học bài, ôn bài và chữa bài chi tiết, cẩn thận và chăm chỉ. Phương pháp này sẽ giúp bạn đi sâu vào những chi tiết nhỏ nhất, như cấu trúc câu trong bài đọc, ý nghĩa của từng từ vựng, ý nghĩa của câu, của đoạn văn, ... Mình thấy cách này đặc biệt hay đối với đọc hiểu đó ^^

Đó là 3 phương pháp cơ bản, nhẹ nhàng mà mình áp dụng để ôn tập. Nếu ai có phương pháp gì mới có thể chia sẻ với mình nhé ^^
_____________________________________________________________________________________
Nguồn tham khảo: Wikipedia, Labianlabs
Bản quyền bài viết thuộc về Nguyễn Võ Hà Trang.
Mọi thông tin liên hệ: @Nguyễn Võ Hà Trang | BQT box Tiếng Anh
 
Last edited:

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
SERI: KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH
#1. PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
#2. PHẦN HAI: NÊN HAY KHÔNG NÊN THI VÀO LỚP CHUYÊN ANH?
#3. CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ
#4. KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG KÌ THI HSG CÁC CẤP
#5. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 1 - Viết)
#6. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 2 - Từ vựng & Ngữ pháp))
#7. HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
#8. NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI ÔN THI (KHÔNG CHỈ TIẾNG ANH)
upload_2021-8-5_21-38-12-png.178950
Chuyên Anh và HSG tiếng Anh cấp tỉnh là giấc mơ của rất nhiều người, trong đó có mình. Nhắc đến chuyên Anh, người ta sẽ nghĩ đến các bạn học sinh năng động, hoạt bát, giỏi kiến thức và cũng rất năng nổ trong hoạt động ngoại khóa. Vậy làm thế nào để đạt được giấc mơ đó? Series này sẽ không giúp bạn có một tấm vé vào thẳng chuyên Anh, hay một tấm giấy chứng nhận HSG tiếng Anh, nhưng sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn hiện thực hóa giấc mơ này.

PHẦN IV. KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG KÌ THI HSG CÁC CẤP
Đây là một trong những phần khiến chúng ta “đau não” nhất trong kì thi chuyên và HSG vì bài này rất dài, đọc rất mệt và cực kì mất sức. Hôm nay mình sẽ chia sẻ một ít ít kinh nghiệm để vượt qua nỗi khổ ải này nhé ^^ Đây là nội dung được bạn @An.hana07 đã yêu cầu trong tuần này :>

1. CHỌN THỜI ĐIỂM LÀM BÀI HỢP LÝ

Thường mình sẽ luyện đề vào thời điểm đúng theo giờ thi, ví dụ nếu đi thi thật buổi sáng, từ 7h-10h thì mình cũng sẽ luyện vào lúc ấy để cho đầu óc quen với việc “Mình phải tỉnh táo để làm bài”. Ngoài ra, vì bài này làm khá khó và mất sức nên mình sẽ làm đầu tiên, lúc đầu óc tỉnh táo nhất để có thể tránh khỏi bẫy của bài đọc và không bị buồn ngủ nữa ^^. Sau khi làm bài đọc xong, các bạn quay lại làm các phần khác sẽ nhẹ nhàng hơn.

2. CHỌN TÀI LIỆU ÔN TẬP HỢP LÝ
Mình đã chia sẻ cách chọn tài liệu ở [#1], các bạn có thể đọc lại nhé ^^ Mình chia sẻ lại một số tài liệu mình chọn để luyện tập:
- Tài liệu trong các kì thi: FCE, CAE, IELTS, TOEFL
- Sách luyện thi đọc hiểu của thầy Vĩnh Bá
- Các bài đọc trong đề thi HSG, đề thi vào 10 chuyên môn tiếng Anh của các tỉnh qua các năm.


3. LUYỆN TẬP THƯỜNG XUYÊN

Sau khi đã chọn được tài liệu thì đương nhiên là phải bắt tay vào làm rồi ^^ Hãy xác định theo 2 yếu tố: Năng lực bản thân và Mức điểm trong đề. Nếu như dạng bài nào nhiều điểm thì nên ưu tiên luyện tập thường xuyên, sau đó ưu tiên thêm phần nào mình đang yếu để cải thiện thêm.

Luyện tập là một chuyện, nhưng luyện thế nào cho hiệu quả? Theo mình quan trọng nhất là khâu chữa bài ^^ Các bước làm bài của mình như sau:
Làm bài (1) => Check key (2) => Tra từ điển (3) => Phân tích đáp án trong bài (4) => Phân tích lỗi sai (5) => Dịch bài (6)
Mình sẽ phân tích từng bước một nhé:
(1): Các bạn hãy làm thực sự nghiêm túc như lúc đi thi, đặt giới hạn thời gian và đảm bảo không bị ai làm phiền để đạt được hiệu quả làm bài cao nhất.
(2): Sau khi làm bài hãy check key, ghi lại điểm của mình thường xuyên vào một file Excel để theo dõi sự tiến bộ, các bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây:
upload_2021-8-19_20-14-50.png
(3): Hãy tra từ điển sau khi làm bài để hiểu bài đọc, tuy nhiên hãy chỉ ghi chép và cố gắng nhớ những từ thực sự quan trọng, ảnh hưởng đến đáp án hay khả năng để hiểu một câu, một đoạn nào đó quan trọng hoặc từ lặp lại nhiều lần.
(4): Đây mới là bước quan trọng, các bạn hãy lật lại bài đọc và đề, dò từng câu một xem thực sự là clues nó nằm ở đâu. Các bạn có thể xem cách làm của mình đối với 1 đoạn trong bài đọc hiểu nhé ^^
upload_2021-8-19_20-15-21.png
(5): Sau khi đã phân tích đáp án, hãy tìm hiểu lý do vì sao sai, sau đó tìm cách khắc phục sớm nhất có thể nhé. Đây cũng là bước vô cùng quan trọng để có thể nâng số điểm lên cao hơn. Các bạn vẫn ứng dụng bảng ở bước số (2) để ghi chép lại nhé :>
(6): Cuối cùng, bước dịch bài này mình nghĩ có thể có hoặc không khi đã làm tất cả bước trên, nhưng vì mình muốn hiểu nội dung, muốn có thêm ít ít idea cho bài viết nên mình thường sẽ dịch ra, sau đó tóm tắt lại nội dung theo cách hiểu của mình bằng sơ đồ tư duy, thực ra là mình lười vẽ nên mình chỉ viết ý chính ra =)))

Đừng cố gắng làm nhiều, mà hãy cố gắng làm thật kĩ, thật chắc chắn. Số điểm không tỉ lệ thuận với số đề các bạn làm, nhưng chắc chắn tỉ lệ thuận với nỗ lực thực sự hiểu một bài đọc :> Vì vốn dĩ nó là đọc – hiểu mà.

4. NHỮNG CÁCH NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐỌC - HIỂU KHÁC
Ngoài những cách trên thì các bạn có thể đọc thêm báo, sách, tài liệu tiếng Anh, ... Các bạn cũng có thể nghe TED Talk hoặc TEDed để vừa nâng cao kĩ năng nghe, vừa có thêm kiến thức lại có cả từ vựng để làm bài đọc hiểu, từ đó giúp phản xạ tốt hơn khi làm bài.

_____________________________________________________________________________________
Bản quyền bài viết thuộc về Nguyễn Võ Hà Trang.
Mọi thông tin liên hệ: @Nguyễn Võ Hà Trang | BQT box Tiếng Anh

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm SERI: [ÔN CHUYÊN + HSG TỈNH] Luyện từ vựng và ngữ pháp nâng cao
 
Last edited:

_dm.ttt

Cựu TMod Anh
Thành viên
7 Tháng sáu 2017
664
2
1,194
176
Đắk Lắk
FTU2
Topic của Trang làm cực kì chi tiết và công phu! Ngày xưa mình cũng có một vài chiêu để làm bài đọc rút ngắn thời gian hết mức có thể (khoảng 5-10p/ bài đọc), và mình cũng mong muốn đóng góp một chút cho mọi người trên CĐ, xin phép Trang nha!


Các kĩ thuật mình áp dụng như sau:
+ Đọc câu dẫn của các câu hỏi và các câu trả lời (bắt buộc phải dịch được 70% câu hỏi + keywords) để tìm vị trí của câu hỏi.
+ Sau khi xác định được nội dung câu hỏi, kĩ thuật skimming (đọc lướt) tìm đoạn mà keywords (hoặc synonyms của keywords) xuất hiện. Thường thứ tự câu hỏi xuất hiện dọc theo phần bài đọc.
+ Căn cứ vào các từ cần thiết và suy luận tìm ra đáp án chính xác. Thường khi tìm ra đoạn có chứa keywords ta sẽ loại được 1 đến 2 đáp án nhiễu. (Có một số đề các câu trả lời đều tương tự nhau, bắt buộc phải để ý đến đúng 1 từ khóa duy nhất).
· Các câu hỏi dạng ….all TRUE/FALSE except….: các thông tin đúng sẽ được liệt kê 50% giống chính xác với đáp án đưa ra, 1 đáp án còn lại sẽ thường được đưa dưới dạng synonym. Buộc phải suy luận để loại trừ (đòi hỏi nền tảng từ vựng).
· Các câu hỏi dạng …. According to the text, it reveals/shows….: đòi hỏi sự liên kết các thông tin giữa 1 đoạn lại với nhau để có được đáp án chính xác. Đôi khi chỉ cần một từ khóa hoặc một cụm từ ta có thể dễ dàng suy ra đáp án.
· Các câu hỏi dạng “…Which is closet meaning of….”: Ở đây nếu kiến thức từ vựng của bạn tốt có thể dễ dàng suy ra đáp án, còn nếu không thể biết được chính xác nghĩa buộc phải suy luận từ bài đọc. Thường nghĩa của từ được hỏi ở câu hỏi sẽ liên quan đến câu ngay phía trước của từ in đậm trong đoạn văn.
...

Và ví dụ cho những kĩ thuật đó, mình sẽ áp dụng vào bài đọc "The Sixth Sense" dưới đây:
upload_2021-8-20_21-34-58.png
Trans: The sixth sense: giác quan thứ 6.
37. Groups of animals….
A. pass on a sense of danger to each other.
B. communicate with the hunter.
C. follow each other to avoid danger.
D. have one which acts as the leader.
=> Ở câu số 37 các thông tin liên quan đến câu hỏi không được đề cập thẳng trong bài đọc, buộc phải suy luận thông qua thí nghiệm trên con người (Paragraph 3 - … “basic nature that we share with animals…”). **Nhưng nếu dịch lại đề bài: Giác quan số 6, chắc chắn câu hỏi sẽ liên quan đến cảm giác mà chưa được khám phá ra (đang trong quá trình nghiên cứu), và bản chất của giác quan số 6 liên quan đến “linh tính”. Xét 4 đáp án, liên quan đến cảm giác và cảm tính, chọn đáp án A (…chuyển các cảm giác nguy hiểm đến các con vật khác trong bầy đàn).
Hoặc nếu đọc bài bản, xét ở paragraph 3 và 4 với câu dẫn ở para3 cho ta câu trả lời “basic nature that we share with animals…”, dịch đại ý para3 ta biết được thông tin 1 con người bịt mắt có thể cảm giác được có ai đó đang nhìn vào mình, và para4 cho biết được sự nguy hiểm của tổ tiên khi bị các loài ăn thịt rình rập => liên quan đến “sense” và “danger” => Đáp án A.
38. Dr Sheldrake believes this ability goes back to early man’s need…
A. to find others
B. to see the hunter’s eyes.
C. to be aware of being hunted
D. to hunt
=> **Early man # Ancestors (đòi hỏi khả năng về từ vựng), kĩ thuật skimming tìm ra para4 “…ancestors were hunted by predators” và thông tin so sánh với “show awareness of animals # ancestors) => Đáp án C.
39. According to the text, Dr Sheldrake,……………….
A. only investigates in this subject.
B. had to travel widely in his research.
C. lost his job because of this research.
D. was the first to do work on this subject.
=> Dùng kĩ thuật skimming tìm kiếm những thông tin đầu tiên về Dr Sheldrake.
**Kĩ thuật nhỏ để làm mà không cần đọc quá kĩ: chú ý đến từ “pioneers” (Paragraph 1) mang nghĩa “tiên phong” => khoanh đáp án D.
Còn nếu đọc bài bản ta có thể phát hiện được 3 thông tin A,B,C đều không được đề cập đến trong đoạn văn.
40. Which is the closet in meaning to “beat us hands down”?
A. win easily
B. overcome
C. kill off
D. conquer
=> Có 3 cách để làm câu hỏi này:
C1. Khả năng từ vựng tốt : beat us hands down ~ win easily => chọn A.
C2. Dựa vào nghĩa của câu trước từ được đề cập trong đoạn văn. Ta thấy “…a communicable sense of danger helps them survive predators, keeps them together, and act as one. And when it comes to premonitions…” ~ có cảm giác nguy hiểm chung giúp cho chúng sống sót qua các loài thú ăn thịt và ở gần nhau hơn, cư xử như là một. Và khi đã đạt tới cảnh giới linh cảm (premonitions)… => chọn A (các loài thú sẽ thắng). Xét 3 đáp án còn lại: overcome (vượt qua => nghĩa không phù hợp), kill off (bị giết – không phù hợp, và câu đang mang ý tích cực, ủng hộ cho 6thsense), conquer (chế ngự - nghĩa không phù hợp).
C3. **Đoán nghĩa ngây thơ: beat us hands down ~ đánh cho chúng tôi trĩu cả 2 tay xuống => giành chiến thắng => chọn A.
41. Scientists havent’s researched the subject because…
A. they haven’t been able to understand it.
B. they haven’t had time.
C. they thought they couldn’t prove coincidence.
D. they believed it was unorthdox.
=> Nếu đọc bài bản ta phát hiện được thông tin C và D xuất hiện trong Paragraph 2, thông tin B không được đề cập, thông tin A được đề cập trong đoạn cuối cùng.
Đọc paragraph 1 cho thấy phần “unorthdox” và “couldn’t prove coincidence” đã bị phủ nhận bởi Dr Sheldrake bởi các nghiên cứu và cuốn sách của ông => loại luôn 2 đáp án này => Chọn đáp án A.
**Hoặc ta chỉ cần xét paragraph 4, vì 6th sense được miêu tả là “beyond the brain and interact…” cho nên các researchs bị dừng lại vì con người chưa có đủ hiểu biết về nó, căn cứ ở câu cuối “we can get a step forward by understanding how minds can reach out…” => Chọn A.
42. One of Dr Sheldrake’s tests involved…
A. people saying when someone was staring at them
B. one person with his eyes closed.
C. someone staring at another person’s back.
D. people staring at each other.
=> **Đọc paragraph 3 ta thấy chỉ “one person was blindfolded and sat in front of a looker” loại ngay đáp án C (another person’s back) và đáp án D (people staring at each other), nếu kiến thức từ vựng tốt, dịch “blindfolded” : bịt mắt, mà nghĩa câu B là “closed” : nhắm mắt => Chọn A.
43. Dr Sheldrake’s survey show that:
A. Sometimes people phone each other at the same time.
B. Some people can ‘see’ other person intending to call them.
C. two phone calls sometimes happen immediately after each other.
D. people tell each other their intention to phone.
=> **Ở paragraph 4 (skimming) tha có thông tin “… before we call we think about it first and this intention reaches out to the person.” => loại đáp án D ( think, not tell).
Ở thông tin còn lại “… their calls overlap and the number they are calling is engaged – calling them!” ~ “… cuộc gọi của họ bị chồng lên nhau và số máy họ đang gọi đang bị bận vì họ đang gọi cho chúng ta”. => loại đáp án C (after each other) và B (không đề cập). => Chọn A (call each other at the same time).

Các kĩ thuật viết trên giấy rất dài nhưng khi xử lý bằng não thì thời gian làm bài đọc này rất ngắn (nếu áp dụng kĩ thuật chứ không đọc bài bản) – chỉ cỡ 7 phút, với tỉ lệ chính xác trên 80%. Đây là cách mình làm bài đọc này (phần ** là cách mình chọn). Trên đây là kinh nghiệm nhỏ muốn chia sẻ ^^. Nếu có gì sai sót xin vui lòng góp ý để mình hoàn thiện thêm, cũng như các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý các bài đọc có quá nhiều từ vựng lạ mà không cần phải đọc và dịch hết bài.

P/s: Các đáp án mình đưa ra ở bài đọc trên là đúng 7/7 nha.
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Topic của Trang làm cực kì chi tiết và công phu! Ngày xưa mình cũng có một vài chiêu để làm bài đọc rút ngắn thời gian hết mức có thể (khoảng 5-10p/ bài đọc), và mình cũng mong muốn đóng góp một chút cho mọi người trên CĐ, xin phép Trang nha!


Các kĩ thuật mình áp dụng như sau:
+ Đọc câu dẫn của các câu hỏi và các câu trả lời (bắt buộc phải dịch được 70% câu hỏi + keywords) để tìm vị trí của câu hỏi.
+ Sau khi xác định được nội dung câu hỏi, kĩ thuật skimming (đọc lướt) tìm đoạn mà keywords (hoặc synonyms của keywords) xuất hiện. Thường thứ tự câu hỏi xuất hiện dọc theo phần bài đọc.
+ Căn cứ vào các từ cần thiết và suy luận tìm ra đáp án chính xác. Thường khi tìm ra đoạn có chứa keywords ta sẽ loại được 1 đến 2 đáp án nhiễu. (Có một số đề các câu trả lời đều tương tự nhau, bắt buộc phải để ý đến đúng 1 từ khóa duy nhất).
· Các câu hỏi dạng ….all TRUE/FALSE except….: các thông tin đúng sẽ được liệt kê 50% giống chính xác với đáp án đưa ra, 1 đáp án còn lại sẽ thường được đưa dưới dạng synonym. Buộc phải suy luận để loại trừ (đòi hỏi nền tảng từ vựng).
· Các câu hỏi dạng …. According to the text, it reveals/shows….: đòi hỏi sự liên kết các thông tin giữa 1 đoạn lại với nhau để có được đáp án chính xác. Đôi khi chỉ cần một từ khóa hoặc một cụm từ ta có thể dễ dàng suy ra đáp án.
· Các câu hỏi dạng “…Which is closet meaning of….”: Ở đây nếu kiến thức từ vựng của bạn tốt có thể dễ dàng suy ra đáp án, còn nếu không thể biết được chính xác nghĩa buộc phải suy luận từ bài đọc. Thường nghĩa của từ được hỏi ở câu hỏi sẽ liên quan đến câu ngay phía trước của từ in đậm trong đoạn văn.
...

Và ví dụ cho những kĩ thuật đó, mình sẽ áp dụng vào bài đọc "The Sixth Sense" dưới đây:
View attachment 181431
Trans: The sixth sense: giác quan thứ 6.
37. Groups of animals….
A. pass on a sense of danger to each other.
B. communicate with the hunter.
C. follow each other to avoid danger.
D. have one which acts as the leader.
=> Ở câu số 37 các thông tin liên quan đến câu hỏi không được đề cập thẳng trong bài đọc, buộc phải suy luận thông qua thí nghiệm trên con người (Paragraph 3 - … “basic nature that we share with animals…”). **Nhưng nếu dịch lại đề bài: Giác quan số 6, chắc chắn câu hỏi sẽ liên quan đến cảm giác mà chưa được khám phá ra (đang trong quá trình nghiên cứu), và bản chất của giác quan số 6 liên quan đến “linh tính”. Xét 4 đáp án, liên quan đến cảm giác và cảm tính, chọn đáp án A (…chuyển các cảm giác nguy hiểm đến các con vật khác trong bầy đàn).
Hoặc nếu đọc bài bản, xét ở paragraph 3 và 4 với câu dẫn ở para3 cho ta câu trả lời “basic nature that we share with animals…”, dịch đại ý para3 ta biết được thông tin 1 con người bịt mắt có thể cảm giác được có ai đó đang nhìn vào mình, và para4 cho biết được sự nguy hiểm của tổ tiên khi bị các loài ăn thịt rình rập => liên quan đến “sense” và “danger” => Đáp án A.
38. Dr Sheldrake believes this ability goes back to early man’s need…
A. to find others
B. to see the hunter’s eyes.
C. to be aware of being hunted
D. to hunt
=> **Early man # Ancestors (đòi hỏi khả năng về từ vựng), kĩ thuật skimming tìm ra para4 “…ancestors were hunted by predators” và thông tin so sánh với “show awareness of animals # ancestors) => Đáp án C.
39. According to the text, Dr Sheldrake,……………….
A. only investigates in this subject.
B. had to travel widely in his research.
C. lost his job because of this research.
D. was the first to do work on this subject.
=> Dùng kĩ thuật skimming tìm kiếm những thông tin đầu tiên về Dr Sheldrake.
**Kĩ thuật nhỏ để làm mà không cần đọc quá kĩ: chú ý đến từ “pioneers” (Paragraph 1) mang nghĩa “tiên phong” => khoanh đáp án D.
Còn nếu đọc bài bản ta có thể phát hiện được 3 thông tin A,B,C đều không được đề cập đến trong đoạn văn.
40. Which is the closet in meaning to “beat us hands down”?
A. win easily
B. overcome
C. kill off
D. conquer
=> Có 3 cách để làm câu hỏi này:
C1. Khả năng từ vựng tốt : beat us hands down ~ win easily => chọn A.
C2. Dựa vào nghĩa của câu trước từ được đề cập trong đoạn văn. Ta thấy “…a communicable sense of danger helps them survive predators, keeps them together, and act as one. And when it comes to premonitions…” ~ có cảm giác nguy hiểm chung giúp cho chúng sống sót qua các loài thú ăn thịt và ở gần nhau hơn, cư xử như là một. Và khi đã đạt tới cảnh giới linh cảm (premonitions)… => chọn A (các loài thú sẽ thắng). Xét 3 đáp án còn lại: overcome (vượt qua => nghĩa không phù hợp), kill off (bị giết – không phù hợp, và câu đang mang ý tích cực, ủng hộ cho 6thsense), conquer (chế ngự - nghĩa không phù hợp).
C3. **Đoán nghĩa ngây thơ: beat us hands down ~ đánh cho chúng tôi trĩu cả 2 tay xuống => giành chiến thắng => chọn A.
41. Scientists havent’s researched the subject because…
A. they haven’t been able to understand it.
B. they haven’t had time.
C. they thought they couldn’t prove coincidence.
D. they believed it was unorthdox.
=> Nếu đọc bài bản ta phát hiện được thông tin C và D xuất hiện trong Paragraph 2, thông tin B không được đề cập, thông tin A được đề cập trong đoạn cuối cùng.
Đọc paragraph 1 cho thấy phần “unorthdox” và “couldn’t prove coincidence” đã bị phủ nhận bởi Dr Sheldrake bởi các nghiên cứu và cuốn sách của ông => loại luôn 2 đáp án này => Chọn đáp án A.
**Hoặc ta chỉ cần xét paragraph 4, vì 6th sense được miêu tả là “beyond the brain and interact…” cho nên các researchs bị dừng lại vì con người chưa có đủ hiểu biết về nó, căn cứ ở câu cuối “we can get a step forward by understanding how minds can reach out…” => Chọn A.
42. One of Dr Sheldrake’s tests involved…
A. people saying when someone was staring at them
B. one person with his eyes closed.
C. someone staring at another person’s back.
D. people staring at each other.
=> **Đọc paragraph 3 ta thấy chỉ “one person was blindfolded and sat in front of a looker” loại ngay đáp án C (another person’s back) và đáp án D (people staring at each other), nếu kiến thức từ vựng tốt, dịch “blindfolded” : bịt mắt, mà nghĩa câu B là “closed” : nhắm mắt => Chọn A.
43. Dr Sheldrake’s survey show that:
A. Sometimes people phone each other at the same time.
B. Some people can ‘see’ other person intending to call them.
C. two phone calls sometimes happen immediately after each other.
D. people tell each other their intention to phone.
=> **Ở paragraph 4 (skimming) tha có thông tin “… before we call we think about it first and this intention reaches out to the person.” => loại đáp án D ( think, not tell).
Ở thông tin còn lại “… their calls overlap and the number they are calling is engaged – calling them!” ~ “… cuộc gọi của họ bị chồng lên nhau và số máy họ đang gọi đang bị bận vì họ đang gọi cho chúng ta”. => loại đáp án C (after each other) và B (không đề cập). => Chọn A (call each other at the same time).

Các kĩ thuật viết trên giấy rất dài nhưng khi xử lý bằng não thì thời gian làm bài đọc này rất ngắn (nếu áp dụng kĩ thuật chứ không đọc bài bản) – chỉ cỡ 7 phút, với tỉ lệ chính xác trên 80%. Đây là cách mình làm bài đọc này (phần ** là cách mình chọn). Trên đây là kinh nghiệm nhỏ muốn chia sẻ ^^. Nếu có gì sai sót xin vui lòng góp ý để mình hoàn thiện thêm, cũng như các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý các bài đọc có quá nhiều từ vựng lạ mà không cần phải đọc và dịch hết bài.

P/s: Các đáp án mình đưa ra ở bài đọc trên là đúng 7/7 nha.
Yah, hơi khó hiểu cơ mà em thấy đúng là áp dụng kĩ thuật này rất hiệu quả trong việc làm bài đọc thật :v Để hôm nào em làm thử rồi review lại kết quả ^^

Có một cái thú vị là hầu hết các bạn sẽ bỏ qua hoặc là ít chú ý đến tiêu đề và phụ đề dưới tiêu đề nếu có, nhưng mà nếu mình để ý đến phần tiêu đề thì ít nhất sẽ hiểu được context của passage từ đó dễ đọc với có thể định hướng được tư duy.
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
SERI: KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH
#1. PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
#2. PHẦN HAI: NÊN HAY KHÔNG NÊN THI VÀO LỚP CHUYÊN ANH?
#3. CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ
#4. KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG KÌ THI HSG CÁC CẤP
#5. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 1 - Viết)
#6. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 2 - Từ vựng & Ngữ pháp))
#7. HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
#8. NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI ÔN THI (KHÔNG CHỈ TIẾNG ANH)

upload_2021-8-5_21-38-12-png.178950


PHẦN V. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP
Mình vừa nhận được một dòng tâm sự về việc không biết nên tự học như nào để thi vào chuyên :> Với tư cách một đứa lớn lên ở miền núi (từng là khu vực 135 nhé), mình không học thêm, cũng không có điều kiện ôn với các thầy cô ở trường chuyên nhưng vẫn đỗ học sinh giỏi cấp tỉnh và đỗ trường chuyên, mình xin phép chia sẻ một số cách mình tự học nhé.

*Do bài viết dài nên mình xin phép chia thành 2 phần để các bạn dễ đón đọc nhé ^^

I. MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ
Hồi xưa khi mình ôn thi, lúc ấy chưa có nhiều FB group ôn thi chuyên Anh, tiếng Anh nâng cao, … như bây giờ, nên mình lên trang Confession của trường để hỏi về cách anh chị ôn chuyên, sau đó anh chị sẽ reply và mình xin phép anh chị được trao đổi riêng ^^ Những kinh nghiệm hay tài liệu của anh chị thực sự rất chất lượng nên có thể lưu lại để học tập nhé.

II. TỰ HỌC
Mình biết mình đang nói một điều rất đương nhiên, nhưng học sao cho đúng thì mình sẽ chia sẻ ngay bây giờ nhé :>
1. Luyện kĩ năng
Khi đi thi HSG và thi Chuyên, điểm số phần kĩ năng, thường là Nghe, Đọc và Viết chiếm chủ yếu điểm số trong đề thi của hầu hết các tỉnh. Do đó, việc trau dồi kĩ năng là một việc không thể bỏ qua. Dưới đây là cách luyện kĩ năng hiệu quả.
a, Cách nâng cao kĩ năng đọc hiểu: Các bạn có thể tham khảo 2 bài viết này:
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/k...trong-ki-thi-hsg-cac-cap.827845/#post-4050252
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/k...trong-ki-thi-hsg-cac-cap.827845/#post-4049775

b, Cách nâng cao kĩ năng nghe: Tương tự với kĩ năng đọc, bên cạnh đó thì các bạn có thể tham khảo thêm các nguồn nghe authentic khác là video tiếng Anh trên YouTube mà các bạn thích, ví dụ mình xem tech review, nghe podcast, … cũng là một cách để nâng cao khả năng nghe.

c, Cách nâng cao kĩ năng viết:

XÁC ĐỊNH ĐỀ BÀI (1) => TÌM HIỂU CÁCH LÀM (2) => THAM KHẢO BÀI MẪU (3) => LUYỆN ĐỀ (4) => CHỮA BÀI (5)

(1)
Đầu tiên, các bạn hãy xác định trong kì thi sắp tới mình sẽ phần viết (essay writing) sẽ gồm những dạng nào? Theo kinh nghiệm luyện đề của mình thì có tỉnh chỉ yêu cầu bài essay writing 350 chữ với format tương đương IELTS Writing Task 2, có tỉnh yêu cầu thêm cả bài phân tích biểu đồ tương tự IELTS Writing Task 1, hay như Sở GD Nghệ An sẽ yêu cầu thêm một bài Letter Writing nữa. Vì vậy hãy cố gắng tìm hiểu xem đề viết là gì và tập trung ôn đúng trọng tâm nhé.

(2) Tiếp theo, khi đã xác định được mình đi thi sẽ gặp dạng đề nào thì hãy đi tìm cách làm của bài đó bằng cách search Google luôn dạng bài, ví dụ như “IELTS Writing Task 2” hay “Letter Writing”, các bạn sẽ tìm thấy vô vàn tài liệu để học, hãy chọn ra một tài liệu mà bạn thấy hữu ích nhất để đọc và tìm hiểu nhé.

(3) Khi đã nắm được cơ bản các dạng bài, các bạn nên đọc và tham khảo bài mẫu thật nhiều, tập phân tích cấu trúc của bài gồm những phần nào, ngôn ngữ ra sao, có những ý tưởng gì hay, … Từ đó các bạn sẽ tạo được cho mình một template riêng cho từng dạng để đi thi chỉ cần áp idea cũng như câu từ vào là có một bài hoàn chỉnh.

(4) Tiếp đến là luyện đề, các bạn hãy cố gắng luyện đề ở mức vừa phải, tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Mình khuyên các bạn là nên có một template riêng, như mình nói ở trên để tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa việc học. Ví dụ như trong bài Letter of complaint, mình sẽ chỉ dùng và ghi nhớ duy nhất 1 câu opening thay vì cố gắng ghi nhớ hết mấy câu mà trong tài liệu đưa và áp dụng trong tất cả các bài letter of complaint mà mình gặp.

(5) Bước cuối cùng là chữa bài, sẽ rất tốt nếu bạn có bạn bè, thầy cô, anh chị, … có kinh nghiệm sẵn sàng chữa bài cho bạn, còn nếu bạn như mình, tự học hoàn toàn thì có thể áp dụng cách sau. Nếu mình viết bài trong ngày thứ 2, thì mình sẽ để đó và đến thứ 4 chữa bài. Khi chữa bài, đầu tiên mình sẽ dùng Grammarly để check ngữ pháp và một số yếu tố khác, sau đó sẽ đọc lại lần nữa để xem có vấn đề về ý tưởng không, có lỗi diễn đạt nào không, … Những cách này đương nhiên không bằng người có chuyên môn chấm chữa, nhưng cũng là cách tốt nhất trong hoàn cảnh tự học.

2. Luyện từ vựng và ngữ pháp
Mình sẽ chia sẻ những phương pháp làm bài này ở phần 2. Các bạn có thể follow chủ đề để nhận thông báo khi có bài viết mới nhé :>

_____________________________________________________________________________________
Bản quyền bài viết thuộc về Nguyễn Võ Hà Trang.

Mọi thông tin liên hệ: @Nguyễn Võ Hà Trang | BQT box Tiếng Anh
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm SERI: [ÔN CHUYÊN + HSG TỈNH] Luyện từ vựng và ngữ pháp nâng cao
 
Last edited:

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
SERI: KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH
#1. PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
#2. PHẦN HAI: NÊN HAY KHÔNG NÊN THI VÀO LỚP CHUYÊN ANH?
#3. CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ
#4. KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG KÌ THI HSG CÁC CẤP
#5. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 1 - Viết)
#6. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 2 - Từ vựng & Ngữ pháp))
#7. HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
#8. NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI ÔN THI (KHÔNG CHỈ TIẾNG ANH)
upload_2021-8-5_21-38-12-png.178950

PHẦN VII: HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
***Disclaimer: Mỗi người đến với chuyên Anh bằng những mục đích khác nhau, có bạn sẽ là chinh phục những đỉnh cao học thuật như HSGQG, có bạn sẽ chỉ đơn giản vì mong muốn được học trong một trường tốt, có bạn vào chuyên vì xu hướng, … Mục đích khác nhau sẽ đem đến những hành trình khác nhau, từ đó dẫn đến những giá trị thực sự riêng biệt. Mình không phải là người giỏi nhất ở chuyên Anh, nhưng mình tin rằng, mình là người tận dụng tốt nhất những gì mình có thể có ở chuyên. Đây là trải nghiệm của riêng mình, rất riêng và rất khác biệt.

I. CƠ SỞ VẬT CHẤT RẤT XỊN
Mình học cấp 2 tại một trường miền núi, nơi mà bọn mình phải chia 2 ca học (Khối 6, 7 học buổi chiều và khối 8, 9 học buổi sáng), mình chưa từng được học môn Tin ở trường, cũng chưa từng có cơ hội được làm một thí nghiệm Vật Lý, Hóa Học hay Sinh Học nào. Chuyên Anh đến với mình như một cơ hội để tiếp cận với một ngôi trường khang trang, đầy đủ vật chất hơn. Lần đầu tiên sau mấy năm đi học, mình được làm thực hành các môn khoa học, được thoải mái làm thuyết trình với Powerpoint, được học Pascal, được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình, được học tiếng Anh với loa máy xịn xò, … Với một đứa trẻ được dạy dỗ trong điều kiện thiếu thốn như mình, mình thực sự coi đó là một cơ hội để khám phá bản thân. Vì có môn thực hành Hóa, nên mình mới biết mình không ghét Hóa nhiều đến như thế, vì có hệ thống loa máy tốt, nên Listening không còn là nỗi sợ của mình nữa, …

Ngoài ra ở trường mình còn có thư viện rất xịn ^^ Những ngày tháng đầu tiên năm lớp 10, mình không có máy tính nhưng lại phải làm rất nhiều việc nào là CLB, deadline thuyết trình, projects ở lớp, … Thư viện chính là nơi đã cứu mình bằng dàn máy tính hiện đại, nơi mà mỗi ngày mình đều lên để học, để làm việc. Thư viện với mình, ý nghĩa của nó không chỉ là nơi mình làm việc và học tập, mà còn là nơi xóa đi khoảng cách về kinh tế giữa mình và bạn bè, để mình không bị tụt lại phía sau so với những bạn bè trong lớp, cho mình những cơ hội tương tự như những gì người khác có.

II. GIÁO VIÊN TỐT
Giáo viên tốt ở đây với mình, không chỉ là giáo viên giỏi, mà còn là những người giáo viên quan tâm đến mình, đến cảm xúc, đến cuộc sống, là những giáo viên có phương pháp dạy thực sự đổi mới và thực sự đề cao nỗ lực của học sinh.

Năm lớp 10, mình rơi vào khủng hoảng khi mà có quá nhiều áp lực học tập, sự nhớ nhà, sự lạc lõng giữa quá nhiều người. Cô chủ nhiệm của mình đã lập một group chat trên Mess “Học sinh xa nhà A9K53”, cô mời bọn mình đến nhà, chia sẻ với bọn mình đủ thứ chuyện. Cô sẵn sàng giúp mình tìm giáo viên dạy thêm Hình khi mình cần, cô cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho mình nghỉ học để tham gia các hoạt động ngoại khóa đi kèm lời hứa mình sẽ chăm chỉ học, … Mình rất biết ơn cô vì cô luôn hiểu và quan tâm đến học sinh.

Suốt 2 năm qua ở Chuyên, hầu hết các môn học bọn mình sẽ phải thuyết trình, phải làm dự án, dựng video, … chung quy lại là bọn mình được học theo phương pháp “học tập chủ động – active learning”. Đúng là nhiều bạn sẽ không thích điều này, và mình thì cũng sợ thuyết trình lắm, nhưng mình luôn tâm niệm, FEAR means Forget Everything And Run or Face Everything And Rise, và trong hành trình ở chuyên, mình luôn chọn Face Everything And Rise, mình đã đối diện với nỗi sợ ấy, rèn luyện dần dần qua từng tiết học và cho đến bây giờ, mình tự tin là kĩ năng thuyết trình của mình đã thực sự “Rise”.

Và một điều nữa mình rất biết ơn là thầy cô ở trường mình thực sự đề cao sự nỗ lực của học sinh. Điểm số mà thầy cô cho, trên cả điểm kiểm tra thì còn là điểm cho sự cố gắng, sự nhiệt huyết đối với từng bài học. Một đứa như mình, tư duy khoa học tự nhiên rất kém nhưng điểm Lý Hóa Sinh chưa bao giờ quá thấp, vì mình tin là thầy cô luôn có một ấn tượng với mình về sự chủ động của mình trong tất cả bài học.

III. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Mình bắt đầu mọi hoạt động ngoại khóa từ ngày vào chuyên. Hành trình hoạt động ngoại khóa của mình càng là minh chứng để mình thấy được, trước một nỗi sợ nào đó, mình hãy Face Everything And Rise. Mình tham gia các hoạt động bằng tất cả năng lượng, sự nhiệt huyết, tinh thần ham học hỏi và sự trách nhiệm, nhờ đó mình quen được nhiều anh chị rất giỏi, dẫn mình đến với hết cơ hội này đến cơ hội khác. Người ta nói, bạn là trung bình cộng của 5 người gần bạn nhất, và bởi tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, tiếp xúc với nhiều anh chị, thế nên mình đã thay đổi tư duy của mình cực kì nhiều, mỗi ngày nhìn lại, mình thấy mình đã có một điều gì đó mới mẻ trong tư duy, càng đi nhiều, càng làm nhiều, càng suy ngẫm nhiều, mình càng biết mình là ai, càng thấy được con người của mình, thế giới xung quanh mình.

Tham gia hoạt động ngoại khóa là cơ hội cho mình đến với rất nhiều nơi, mình có cơ hội đến Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, ĐH Kinh Tế Quốc dân, ĐH Khoa học Huế hay các trường cấp 3 như chuyên Quốc học, chuyên Sư phạm, chuyên Ngoại ngữ, chuyên Lam Sơn … Mình được đến Huế, đến Thanh Hóa, ra Hà Nội, đi các huyện ở Nghệ An, … Mỗi chuyến đi là một lần mình thay đổi bản thân, là một lần mình đối diện với nỗi sợ, nỗi lo lắng của bản thân, mà một lần mình có những mối quan hệ mới, dẫn lối mình đến những cơ hội khác nữa.

IV. NHỮNG MỐI QUAN HỆ CHẤT LƯỢNG
Vì tham gia hoạt động ngoại khóa, mình quen rất nhiều anh chị ở mọi miền trên cả nước, từ diễn giả TEDx, sinh viên ĐH Fulbright, những anh chị học bổng toàn phần, 90%, 50% VinUni, BUV, các trường ở Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, … Hơn hết, mình có những người bạn thân cùng mình phát triển bản thân, thay đổi tư duy và chưa bao giờ ngừng nỗ lực. Mình cũng may mắn khi mà được học trong một lớp cực kì nhiều bạn giỏi, trường mình có rất nhiều CLB và event lớn, thì lớp mình có 4/16 người là (phó) chủ tịch các CLB ngay từ lớp 11, các events trong trường thì coreteam ít nhất 1/3 là đến từ lớp mình, và 7749 dự án khác ngoài trường đều do các bạn phụ trách vô cùng thành công. Trong một môi trường nhiều bạn giỏi như thế, mình vẫn luôn giữ một tâm thế Face Everything And Rise, và đúng là, ở trong lớp thôi cũng cho mình cơ hội để “Rise”

V.
Mình không đặt nổi tên của mục này, vì mình chỉ muốn nói rằng, không phải ai cũng yêu Chuyên nhiều như mình đâu, không phải ai cũng phù hợp với chuyên và hơn hết, mình tin rằng những trải nghiệm trên mình có vì mình đã dám làm, dám đối diện, dám thử thách, vì mình luôn khao khát một cơ hội giáo dục tốt, vì mình lớn lên trong điều kiện rất thiếu thốn, thế nên chuyên đến với mình trong một tâm thế là mình hãy nắm lấy bằng hết cơ hội, tận dụng tất cả những gì mình có dưới nơi mang tên là “Trường chuyên”. Ở chuyên, mình có mất gì không, câu trả lời là có, rất rất nhiều. Mình đã nhiều lúc sợ hãi đến nỗi bật khóc vì với một đứa “từ trên núi xuống”, “từ quê ra thành phố” như mình, thế giới xung quanh đã quá nhiều đổi thay. Mình nhiều khi không có thời gian để ngủ, để ăn vì bài tập, vì chuyện dự án, CLB. Mình nhiều khi thấy bản thân kém cỏi vì peer pressure. Mình cũng rất nhớ gia đình, nhớ người thân … Nhưng tất cả với mình, là cơ hội để trưởng thành, là bài học để mình vững vàng hơn trên tương lai, vì sau tất cả, mình đã thực sự Face Everything And Rise.

_____________________________________________________________________________________
Bản quyền bài viết thuộc về Nguyễn Võ Hà Trang.

Mọi thông tin liên hệ: @Nguyễn Võ Hà Trang | BQT box Tiếng Anh
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm SERI: [ÔN CHUYÊN + HSG TỈNH] Luyện từ vựng và ngữ pháp nâng cao
 
Last edited:

Beau Monde

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng tám 2021
17
30
6
Hà Nội
THPT CNN
SERI: KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH

upload_2021-8-5_21-38-12-png.178950

PHẦN V: HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
***Disclaimer: Mỗi người đến với chuyên Anh bằng những mục đích khác nhau, có bạn sẽ là chinh phục những đỉnh cao học thuật như HSGQG, có bạn sẽ chỉ đơn giản vì mong muốn được học trong một trường tốt, có bạn vào chuyên vì xu hướng, … Mục đích khác nhau sẽ đem đến những hành trình khác nhau, từ đó dẫn đến những giá trị thực sự riêng biệt. Mình không phải là người giỏi nhất ở chuyên Anh, nhưng mình tin rằng, mình là người tận dụng tốt nhất những gì mình có thể có ở chuyên. Đây là trải nghiệm của riêng mình, rất riêng và rất khác biệt.

I. CƠ SỞ VẬT CHẤT RẤT XỊN
Mình học cấp 2 tại một trường miền núi, nơi mà bọn mình phải chia 2 ca học (Khối 6, 7 học buổi chiều và khối 8, 9 học buổi sáng), mình chưa từng được học môn Tin ở trường, cũng chưa từng có cơ hội được làm một thí nghiệm Vật Lý, Hóa Học hay Sinh Học nào. Chuyên Anh đến với mình như một cơ hội để tiếp cận với một ngôi trường khang trang, đầy đủ vật chất hơn. Lần đầu tiên sau mấy năm đi học, mình được làm thực hành các môn khoa học, được thoải mái làm thuyết trình với Powerpoint, được học Pascal, được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình, được học tiếng Anh với loa máy xịn xò, … Với một đứa trẻ được dạy dỗ trong điều kiện thiếu thốn như mình, mình thực sự coi đó là một cơ hội để khám phá bản thân. Vì có môn thực hành Hóa, nên mình mới biết mình không ghét Hóa nhiều đến như thế, vì có hệ thống loa máy tốt, nên Listening không còn là nỗi sợ của mình nữa, …

Ngoài ra ở trường mình còn có thư viện rất xịn ^^ Những ngày tháng đầu tiên năm lớp 10, mình không có máy tính nhưng lại phải làm rất nhiều việc nào là CLB, deadline thuyết trình, projects ở lớp, … Thư viện chính là nơi đã cứu mình bằng dàn máy tính hiện đại, nơi mà mỗi ngày mình đều lên để học, để làm việc. Thư viện với mình, ý nghĩa của nó không chỉ là nơi mình làm việc và học tập, mà còn là nơi xóa đi khoảng cách về kinh tế giữa mình và bạn bè, để mình không bị tụt lại phía sau so với những bạn bè trong lớp, cho mình những cơ hội tương tự như những gì người khác có.

II. GIÁO VIÊN TỐT
Giáo viên tốt ở đây với mình, không chỉ là giáo viên giỏi, mà còn là những người giáo viên quan tâm đến mình, đến cảm xúc, đến cuộc sống, là những giáo viên có phương pháp dạy thực sự đổi mới và thực sự đề cao nỗ lực của học sinh.

Năm lớp 10, mình rơi vào khủng hoảng khi mà có quá nhiều áp lực học tập, sự nhớ nhà, sự lạc lõng giữa quá nhiều người. Cô chủ nhiệm của mình đã lập một group chat trên Mess “Học sinh xa nhà A9K53”, cô mời bọn mình đến nhà, chia sẻ với bọn mình đủ thứ chuyện. Cô sẵn sàng giúp mình tìm giáo viên dạy thêm Hình khi mình cần, cô cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho mình nghỉ học để tham gia các hoạt động ngoại khóa đi kèm lời hứa mình sẽ chăm chỉ học, … Mình rất biết ơn cô vì cô luôn hiểu và quan tâm đến học sinh.

Suốt 2 năm qua ở Chuyên, hầu hết các môn học bọn mình sẽ phải thuyết trình, phải làm dự án, dựng video, … chung quy lại là bọn mình được học theo phương pháp “học tập chủ động – active learning”. Đúng là nhiều bạn sẽ không thích điều này, và mình thì cũng sợ thuyết trình lắm, nhưng mình luôn tâm niệm, FEAR means Forget Everything And Run or Face Everything And Rise, và trong hành trình ở chuyên, mình luôn chọn Face Everything And Rise, mình đã đối diện với nỗi sợ ấy, rèn luyện dần dần qua từng tiết học và cho đến bây giờ, mình tự tin là kĩ năng thuyết trình của mình đã thực sự “Rise”.

Và một điều nữa mình rất biết ơn là thầy cô ở trường mình thực sự đề cao sự nỗ lực của học sinh. Điểm số mà thầy cô cho, trên cả điểm kiểm tra thì còn là điểm cho sự cố gắng, sự nhiệt huyết đối với từng bài học. Một đứa như mình, tư duy khoa học tự nhiên rất kém nhưng điểm Lý Hóa Sinh chưa bao giờ quá thấp, vì mình tin là thầy cô luôn có một ấn tượng với mình về sự chủ động của mình trong tất cả bài học.

III. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Mình bắt đầu mọi hoạt động ngoại khóa từ ngày vào chuyên. Hành trình hoạt động ngoại khóa của mình càng là minh chứng để mình thấy được, trước một nỗi sợ nào đó, mình hãy Face Everything And Rise. Mình tham gia các hoạt động bằng tất cả năng lượng, sự nhiệt huyết, tinh thần ham học hỏi và sự trách nhiệm, nhờ đó mình quen được nhiều anh chị rất giỏi, dẫn mình đến với hết cơ hội này đến cơ hội khác. Người ta nói, bạn là trung bình cộng của 5 người gần bạn nhất, và bởi tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, tiếp xúc với nhiều anh chị, thế nên mình đã thay đổi tư duy của mình cực kì nhiều, mỗi ngày nhìn lại, mình thấy mình đã có một điều gì đó mới mẻ trong tư duy, càng đi nhiều, càng làm nhiều, càng suy ngẫm nhiều, mình càng biết mình là ai, càng thấy được con người của mình, thế giới xung quanh mình.

Tham gia hoạt động ngoại khóa là cơ hội cho mình đến với rất nhiều nơi, mình có cơ hội đến Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, ĐH Kinh Tế Quốc dân, ĐH Khoa học Huế hay các trường cấp 3 như chuyên Quốc học, chuyên Sư phạm, chuyên Ngoại ngữ, chuyên Lam Sơn … Mình được đến Huế, đến Thanh Hóa, ra Hà Nội, đi các huyện ở Nghệ An, … Mỗi chuyến đi là một lần mình thay đổi bản thân, là một lần mình đối diện với nỗi sợ, nỗi lo lắng của bản thân, mà một lần mình có những mối quan hệ mới, dẫn lối mình đến những cơ hội khác nữa.

IV. NHỮNG MỐI QUAN HỆ CHẤT LƯỢNG
Vì tham gia hoạt động ngoại khóa, mình quen rất nhiều anh chị ở mọi miền trên cả nước, từ diễn giả TEDx, sinh viên ĐH Fulbright, những anh chị học bổng toàn phần, 90%, 50% VinUni, BUV, các trường ở Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, … Hơn hết, mình có những người bạn thân cùng mình phát triển bản thân, thay đổi tư duy và chưa bao giờ ngừng nỗ lực. Mình cũng may mắn khi mà được học trong một lớp cực kì nhiều bạn giỏi, trường mình có rất nhiều CLB và event lớn, thì lớp mình có 4/16 người là (phó) chủ tịch các CLB ngay từ lớp 11, các events trong trường thì coreteam ít nhất 1/3 là đến từ lớp mình, và 7749 dự án khác ngoài trường đều do các bạn phụ trách vô cùng thành công. Trong một môi trường nhiều bạn giỏi như thế, mình vẫn luôn giữ một tâm thế Face Everything And Rise, và đúng là, ở trong lớp thôi cũng cho mình cơ hội để “Rise”

V.
Mình không đặt nổi tên của mục này, vì mình chỉ muốn nói rằng, không phải ai cũng yêu Chuyên nhiều như mình đâu, không phải ai cũng phù hợp với chuyên và hơn hết, mình tin rằng những trải nghiệm trên mình có vì mình đã dám làm, dám đối diện, dám thử thách, vì mình luôn khao khát một cơ hội giáo dục tốt, vì mình lớn lên trong điều kiện rất thiếu thốn, thế nên chuyên đến với mình trong một tâm thế là mình hãy nắm lấy bằng hết cơ hội, tận dụng tất cả những gì mình có dưới nơi mang tên là “Trường chuyên”. Ở chuyên, mình có mất gì không, câu trả lời là có, rất rất nhiều. Mình đã nhiều lúc sợ hãi đến nỗi bật khóc vì với một đứa “từ trên núi xuống”, “từ quê ra thành phố” như mình, thế giới xung quanh đã quá nhiều đổi thay. Mình nhiều khi không có thời gian để ngủ, để ăn vì bài tập, vì chuyện dự án, CLB. Mình nhiều khi thấy bản thân kém cỏi vì peer pressure. Mình cũng rất nhớ gia đình, nhớ người thân … Nhưng tất cả với mình, là cơ hội để trưởng thành, là bài học để mình vững vàng hơn trên tương lai, vì sau tất cả, mình đã thực sự Face Everything And Rise.

_______________________________________________________

Cho e hiểu rằng là trong trường mình ko phải là đứa duy nhất dốt hóa :)))))
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
SERI: KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH
#1. PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
#2. PHẦN HAI: NÊN HAY KHÔNG NÊN THI VÀO LỚP CHUYÊN ANH?
#3. CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ
#4. KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG KÌ THI HSG CÁC CẤP
#5. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 1 - Viết)
#6. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 2 - Từ vựng & Ngữ pháp))
#7. HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
#8. NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI ÔN THI (KHÔNG CHỈ TIẾNG ANH)


upload_2021-8-5_21-38-12-png.178950

PHẦN VIII: NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI ÔN THI (KHÔNG CHỈ TIẾNG ANH)

Ôn thi là một hành trình mà như mình hay ví, là một cuộc chạy đường dài mà mỗi người bên cạnh duy trì tốc độ thì cũng cần phải duy trì cả sức bền. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn những điều vô cùng quan trọng không thể bỏ qua khi ôn thi mà mình đã từng áp dụng suốt 3 năm ôn thi, từ khi ôn thi vào 10 Chuyên cho đến 2 năm ôn thi để sống sót trong chuyên Anh nhé ^^
1. Study smarter, not harder
Mình đã đề cập cách học từ vựng hiệu quả tại đây, cách học kĩ năng viết tại đây và kĩ năng đọc tại đây, các bạn có thể tham khảo để có cho mình một cách học hiệu quả nhé.

Các bạn có thể xem một số kênh Youtube về cách học hiệu quả trên các channel như: The Present Writer, vừng, De Mẫn Nhi, The Hanoi Chamomile, Draw Your Brain, …

2. Xác định chiến lược

Khi ôn thi, nhất là thi Chuyên, các bạn không chỉ ôn 1 môn mà còn phải ôn thêm cả các môn nền nữa, đồng nghĩa với việc các bạn cần cân đối thời gian thật tốt để không có bất kì môn nào điểm quá thấp để làm giảm đi cơ hội của bản thân.

Trước hết, các bạn hãy xác định mục tiêu điểm số của mình trong kì thi ấy để xem thử mình nên đầu tư đến mức nào là hiệu quả nhất. Ví dụ ngày xưa, mình biết mỗi ngày mình học Toán 2 tiếng sẽ có thể đạt được 8đ, còn mỗi ngày mình bỏ ra 5 tiếng nhưng 8,5 vẫn là một con số xa vời thì mình sẽ chọn học 2 tiếng để lấy 8đ và thay vào đó học thêm Văn cũng như môn chuyên để nâng cao tổng điểm của mình.

Nhiều bạn khi ôn chuyên thường có xu hướng bỏ quên môn nền, tuy nhiên mình không khuyến khích điều này vì lỡ như các bạn không đậu chuyên (tỉ lệ không đậu vẫn là 50%) thì cơ hội để các bạn vào một lớp chọn ở trường không chuyên là không hề cao, vì thế cho nên, hãy đầu tư vào môn nền để vừa có thêm cơ hội vào Chuyên, lại vừa có giải pháp an toàn là lớp chọn trường không chuyên.
Đối với ôn thi HSG, vì các bạn chỉ có một môn, nên hãy phân chia thời gian, công sức theo cách mà mình đã chỉ ở đây nhé ^^

3. Quản lý thời gian

Hãy cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý theo tuần, theo ngày để có thể keep track được nhịp độ học tập của bản thân cũng như tận dụng được hết khoảng thời gian trong ngày để nâng cao năng lực học tập cũng như có thời gian vui chơi giải trí.
Một số cách để quản lý thời gian:
+ Lên To do list hằng ngày: Các bạn có thể dùng giấy note, hoặc có thể sử dụng các app như Notion, Google Calander, Todoist, … để lập kế hoạch
cong-viec.jpg
+ Sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc trong ngày: Các bạn có thể sử dụng mô hình sau để sắp xếp thứ tự ưu tiên
+ Viết nhật kí mỗi ngày: Hãy ghi lại xem hôm nay mình đã làm được những gì, mình đã tận dụng thời gian thế nào, còn điều gì chưa làm được, cần cải thiện chỗ nào và như thế nào, … Dần dần các bạn sẽ thấy bản thân mình trưởng thành lên vô cùng nhiều đó ^^

4. Duy trì sức khỏe thật tốt

Đây là một điều vô cùng quan trọng khi ôn thi mà nhiều bạn lại bỏ qua. Nếu không duy trì sức khỏe đủ tốt, hiệu suất làm việc của các bạn là vô cùng thấp, khi sức khỏe thể chất xuống trầm trọng thì sức khỏe tinh thần cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến việc các bạn dễ lo âu, chán nản, mất động lực, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Và như mình nói ban đầu, study smart, not study hard.
Hãy follow những lưu ý sau để duy trì một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhé:

- Ngủ đủ 7 tiếng/ ngày
: Nhiều bạn nghĩ mình chỉ được ngủ 4 tiếng thôi hay lúc mình đang ngủ thì đối thủ đang học, … đâm ra bị peer pressure thì mình muốn khẳng định rằng, nếu bạn học trong 10 tiếng với năng suất 90% thì vẫn tốt hơn người học 15 tiếng với năng suất 50 – 60%. Vì thế đừng bị áp lực vì bạn A học 20 tiếng/ ngày, bạn C học xuyên đêm, … Và đừng thức quá khuya và dậy quá muộn ^^ Theo mình thì vẫn nên ngủ trước 12h, dậy tùy lúc để sao cho sáng sớm không bị mệt và mất năng lượng.
- Uống đủ nước: Khi uống đủ nước, bạn sẽ có một bộ não nhạy bén hơn, các khớp trên cơ thể linh hoạt hơn cũng như các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt, vì thế hãy luôn nhắc nhở bản thân uống đủ nước nhé.
- Tập thể dục, thể thao: Không nhất thiết phải đi Gyms, Yoga, các bạn chỉ cần tập tành nhẹ nhàng như đi bộ 15p, đạp xe 20p, tập cardio, tập giãn cơ, … mỗi ngày là OK. Việc thể dục thể thao giúp mình đỡ buồn ngủ, đỡ mất năng lượng trong ngày cũng như nâng cao sức khỏe để làm việc tốt hơn.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng: Có một câu nói mình rất thích “We are what we eat”, vì thế hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, healthy để duy trì sức khỏe tốt. Và tuyệt đối đừng bỏ bữa ^^ Bỏ bữa dễ gây đau dạ dày cũng như gây nên nhiều loại bệnh khác nên hãy ăn uống ngủ nghỉ thật lành mạnh nhé.
- Hạn chế các thực phẩm có chứa đường, tinh bột, … và bổ sung các loại protein cũng như rau xanh để duy trì sức bền cho cả ngày làm việc và học tập hiệu quả.
- Hạn chế các loại thức uống như cafe, nước tăng lực, trà, … vì dễ gây rối loạn giấc ngủ.
- Hãy có một hoặc một vài người bạn để tâm sự những khó khăn, những điều muốn nói nhé ^^ Nếu các bạn cần người tâm sự thì có thể gửi hội thoại cho mình nè :>

Nhìn thì dài dài thế thôi nhưng để follow thì hoàn toàn không khó ^^ Nếu bạn nào sống một mình như mình suốt 2 năm qua thì cố gắng tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt để sống lành mạnh hơn, còn nếu ai sống cùng gia đình thì những điều trên có lẽ một phần các bạn cũng có sự kiểm soát của gia đình nên sẽ đỡ khó khăn hơn.

Cuối cùng
, chúng ta học để sống, chứ không phải sống để học, thế nên đừng lãng phí sức khỏe vào một thói quen sinh hoạt và học tập thiếu lành mạnh và hiệu quả. Trường chuyên hay một hai kì thi không phải là mục tiêu duy nhất của cuộc đời, vì thế hãy luôn giữ cho mình một sức khỏe thật tốt, một tinh thần lạc quan để dù ở đâu chúng ta cũng có thể phát triển tối đa bản thân.

_____________________________________________________________________________________
Bản quyền bài viết thuộc về Nguyễn Võ Hà Trang.

Mọi thông tin liên hệ: @Nguyễn Võ Hà Trang | BQT box Tiếng Anh
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm SERI: [ÔN CHUYÊN + HSG TỈNH] Luyện từ vựng và ngữ pháp nâng cao
 
Last edited:

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
SERI: KINH NGHIỆM ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CẤP TỈNH MÔN TIẾNG ANH
#1. PHẦN MỘT: MÌNH ĐÃ HỌC TÀI LIỆU GÌ?
#2. PHẦN HAI: NÊN HAY KHÔNG NÊN THI VÀO LỚP CHUYÊN ANH?
#3. CÁCH HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ
#4. KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG KÌ THI HSG CÁC CẤP
#5. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 1 - Viết)
#6. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (Phần 2 - Từ vựng & Ngữ pháp))
#7. HÀNH TRÌNH Ở CHUYÊN ANH CHO MÌNH NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ?
#8. NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI ÔN THI (KHÔNG CHỈ TIẾNG ANH)


upload_2021-8-5_21-38-12-png.178950

PHẦN VI. KĨ NĂNG TỰ HỌC ÔN THI CHUYÊN ANH VÀ HSG CÁC CẤP (PHẦN II)
2. Luyện từ vựng và ngữ pháp
Đây cũng là 2 phần còn lại trong đề thi. Việc đầu tiên, đương nhiên vẫn là xem thử tỉnh mình thường sẽ có những dạng bài nào để chọn tài liệu được chính xác và ôn thi hiệu quả.
Các bạn có thể luyện tập phần này ở đây nhé :>

a. Luyện tập từ vựng như thế nào?

Sau khi có được tài liệu ôn thi, chúng ta sẽ bắt tay vào làm đề, mình sẽ lấy ví dụ mình họa để các bạn dễ hình dung nhé:
Đề bài:
2. The coffee shop has _________ recently, and the drink is much better now.
A. had its hands full
B. lived hand to mouth
C. changed hands
D. gained the upper hand

B1 – Làm bài: Câu này mình chưa biết nên mình chọn một đáp án bất kì là A
B2 – Check key: Đáp án câu này là C (well, mình sai rồi)
B3 – Tra từ điển:
- Mình sẽ ưu tiên sử dụng từ điển Anh – Anh vì sẽ có rất nhiều đề bài yêu cầu chọn những từ mang nghĩa tiếng Việt như nhau (ví dụ specially và especially chẳng hạn). Một số từ điển khuyên dùng:
+ Oxford Learner’s Dictionary
+ Cambridge Dictionary
+ Macmillan Dictionary
+ Thesaurus Dictionary (Từ điển synonym)
+ Ozdic (Từ điển collocation)

- Việc tiếp theo là lần dò từ điển đến lúc nào tìm ra được cái cần tìm thì thôi. Nói câu này hơi đương nhiên quá, nhưng khi các bạn tra từ điển đủ nhiều thì sẽ hình thành cho mình những thói quen, kinh nghiệm riêng để tra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
- Sau khi tra từ điển mình sẽ có một kết quả như dưới đây:
change hands: to pass to a different owner
have your hands full ~ busy
live (from) hand to mouth: to have just enough money to live on and nothing extra
If you have/ gain the upper hand, you have more power than anyone else and so have control (nắm quyền)


B4 – Ôn bài. Mình sẽ áp dụng phương pháp ôn bài theo phương pháp mình đã chia sẻ ở đây.
B5 – Làm lại đề sau tầm 1 tháng để chắc chắn mình không quên kiến thức

b. Luyện tập ngữ pháp như thế nào?
Khác với từ vựng cần sự hiểu biết “rộng” thì ngữ pháp các bạn sẽ cần phải hiểu “sâu”. Cách học kiến thức về ngữ pháp gồm các bước như sau:
B1: Làm bài
B2: Check key
B3: Xác định chủ điểm ngữ pháp
B4: Học lại chủ điểm ngữ pháp
một cách thật chắc chắn trong một số tài liệu theo mình là chất lượng sau:
- Giải thích Ngữ pháp Tiếng Anh (Mai Lan Hương – Hà Thanh Uyên)
- English Grammar In Use (Nếu có thể sử dụng tiếng Anh để tra cứu)
B5: Ôn bài. Mình sẽ áp dụng phương pháp ôn bài theo phương pháp mình đã chia sẻ ở đây.
B6: Làm lại đề sau tầm 1 tháng để chắc chắn mình không quên kiến thức

c, Nguồn tài liệu ôn thi
c1. Từ vựng

- Use of English (FCE, CAE)
- Một số cuốn sách của thầy Vĩnh Bá
- Đề thi THPTQG (Tầm 9+)
- Đề thi HSG các cấp

c2. Ngữ pháp
- Giải thích Ngữ pháp Tiếng Anh
- English Grammar In Use Advanced
- Một số cuốn sách của thầy Vĩnh Bá
- Đề thi THPTQG (Tầm 9+)
- Đề thi HSG các cấp

d, Lưu ý
Khi đã ở trình độ ôn thi HSG, bạn phải đảm bảo được bản thân có kĩ năng tự học đủ tốt để có thể tối đa hóa khả năng học tập của bản thân. Nếu như học trên lớp, chỉ cần các bạn học SGK, làm đề thầy cô giao là đã đáp ứng đủ kiến thức thì ôn thi HSG cần sự chủ động và ý thức tự học rất cao. Do đó, hãy luôn giữ tâm thế làm chủ trong việc học tập và ôn thi để đạt kết quả cao nhất nhé.

_____________________________________________________________________________________
Bản quyền bài viết thuộc về Nguyễn Võ Hà Trang.
Mọi thông tin liên hệ: @Nguyễn Võ Hà Trang | BQT box Tiếng Anh

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm SERI: [ÔN CHUYÊN + HSG TỈNH] Luyện từ vựng và ngữ pháp nâng cao
 

S I M O

Cựu Phụ trách nhóm Anh
Thành viên
19 Tháng tư 2017
3,385
9
4,341
649
Nam Định
Trái tim của Riky-Kun
Cho em hỏi trang web nào có tài liệu và giúp luyện thi tốt ạ?
Tài liệu ở web này có luôn nè, còn ôn thi học sinh giỏi thì em nên kiếm lớp dạy thêm của các giáo viên trường chuyên tại tỉnh em chứ học trên mạng nó như một cái hỗ trợ thêm thôi.
 
Top Bottom