Chuẩn bị cho kỳ thi đại học năm 2012. Vấn đề về trình bày

R

rainbridge

Cho mình hỏi công thức [TEX]|z_1.z_2|=|z_1|.|z_2|[/TEX] được đưa ra trong bài tập thì mình có cần cm lại ko?
 
X

xuongrong_4008

cho mình hỏi từ pt tổng quát của đường thẳng trong không gian(giao của hai mặt phẳng)suy ra pt tham số luôn được không?
 
D

drthanhnam

cho mình hỏi từ pt tổng quát của đường thẳng trong không gian(giao của hai mặt phẳng)suy ra pt tham số luôn được không?
Chương trình mới không học phương trình tổng quát. Vì vậy nếu bạn làm ra đáp số là phương trình tổng quát thì bạn cần phải thực hiện mấy bước sau để đưa nó về PT tham số:
-Tính véc-tơ chỉ phương của (d).
-Chọn 1 điểm thuộc (d)
-Viết PT tham số.
Chắc chắn bạn không được suy trực tiếp rồi ^^!
Thân!
 
N

nach_rat_hoi

cho mình hỏi từ pt tổng quát của đường thẳng trong không gian(giao của hai mặt phẳng)suy ra pt tham số luôn được không?

Bây giờ ra đề thì người ta cũng viết rõ đường thẳng d là giao của 2 mặt phẳng (P) và (Q) chẳng hạn, chứ k viết theo kiểu cái hệ ngày xưa đâu. còn nếu là phương trình chính tắc thì cứ suy ra thôi, còn là giao của 2 mặt phẳng thì làm như bạn drthanhnam. hoặc có cách này nhanh:
1. Cho z=t .
2.giải hệ 2 mặt phẳng ta sẽ tìm được x, y theo t.
từ đó => pt đường thẳng theo tham số, nhưng mà đừng có viết cái giải hệ kia vào nhá...:D
 
P

peto_cn94

ví dụ người ta cho dạng hệ thì làm như bạn nach_rat_hoi nói. nhưng trihf bày thế nào cho chuẩn nhỉ.ai lấy một ví dụ rồi trình bày t tham khảo với. tks trước:)
 
D

duynhan1

ví dụ người ta cho dạng hệ thì làm như bạn nach_rat_hoi nói. nhưng trihf bày thế nào cho chuẩn nhỉ.ai lấy một ví dụ rồi trình bày t tham khảo với. tks trước:)
Mình thường làm như cách anh drthanhnam nói,
Giả sử tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng: $$\begin{cases} (P):\ x+y+z=1 \\ (Q): 2x-y+z = 1 \end{cases}$$
Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến $\vec{n_1} = (1;1;1)$
Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến $\vec{n_2} = (2;-1;1)$
$[\vec{n_1},\vec{n_2}] = (2; 1; -3)$
Gọi $\vec{u}$ là vecto chỉ phương của đường thẳng (d).
Đường thẳng (d) là giao tuyến của mặt phẳng (P) và mặt phẳng (Q), nên suy ra: $\vec{u} = (2;1;-3)$.
Ta có: $M(0;0;1)$ thuộc mặt phẳng (P) và (Q) nên suy ra $M \in (d)$.
Phương trình đường thẳng (d) là: $\begin{cases} x= 2t \\ y = t \\ z=1-3t \end{cases}$
 
N

nach_rat_hoi

tớ hay làm thế này:
Do d là giao của 2 mặt phẳng (P) và (Q) nên d có dạng: (pt tham số) luôn...
Vẫn được điểm mà nhanh,đi học cả 4-5 thầy mà mấy thầy vẫn chấm điểm tối đa,k thấy bảo gì... tớ nghĩ là được.
 
M

maxqn

tớ hay làm thế này:
Do d là giao của 2 mặt phẳng (P) và (Q) nên d có dạng: (pt tham số) luôn...
Vẫn được điểm mà nhanh,đi học cả 4-5 thầy mà mấy thầy vẫn chấm điểm tối đa,k thấy bảo gì... tớ nghĩ là được.

Công nhận siêng thật, 4-5 thầy =.="
Vào thi tốt nhất cứ tạo tâm lí thoải mái cho ng chấm, họ mà bắt bẻ chỗ này cũng chẳg biết làm gì đâu :)
 
N

nach_rat_hoi

Công nhận siêng thật, 4-5 thầy =.="
Vào thi tốt nhất cứ tạo tâm lí thoải mái cho ng chấm, họ mà bắt bẻ chỗ này cũng chẳg biết làm gì đâu :)

Siêng gì, lúc đầu học ở một chỗ, nhưng mà chuyển nhà ra phố, ra ngoài này học thêm mấy thầy, đang xem thầy nào dậy tốt thì ôi thôi đã thi ĐH đến nơi rồi...:D

Làm thế này là để tiết kiệm thời gian để làm câu khác chứ họ mà bắt bẻ thì...''ông làm kiểu gì cũng ra kết quả đó thôi''...
 
V

vctpro

Cái đó của cậu có thể mọi người hiểu nhưng 1 người không hiểu thì cậu cũng vui phải biết
Maxqn nói đúng đó phải tạo tâm lý thoải mái cho người chấm
Làm như cậu là quá tắt với những người kĩ tính chắc chắn mất 0,25 điểm
 
N

nach_rat_hoi

hi, 9,75 là nhiều rồi..:). đùa tí chứ nên làm theo cách duynhan và drthanhnam, làm kiểu tớ có ngày vét đĩa...
 
R

rainbridge

phần tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức z, khi tìm được phương trình đường tròn, ví dụ như [TEX]3x_2+3y^2-2x-4y-8=0[/TEX], kết luận luôn đó là đường tròn có pt.... , ko cần nêu rõ tâm, bán kính thì có đạt điểm tối đa ko?
 
N

nach_rat_hoi

phần tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức z, khi tìm được phương trình đường tròn, ví dụ như [TEX]3x^2+3y^2-2x-4y-8=0[/TEX], kết luận luôn đó là đường tròn có pt.... , ko cần nêu rõ tâm, bán kính thì có đạt điểm tối đa ko?

Cái này phải nói rõ ra, ví dụ như Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là hình tròn hay đường tròn ? Bao gồm cả đường tròn hay chỉ một phần.

Giả sử thế này :
1.Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là phần nằm trong đường tròn có phương trình [TEX]3x^2+3y^2-2x-4y-8=0[/TEX]
nhưng mình nghĩ nên nói thế này thuận hơn:
Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là phần nằm trong đường tròn tâm I(a;b) bán kính R=....

Hoặc Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là phần giới hạn bởi đường tròn tâm I(a;b) bán kính R=....

 
D

duynhan1

Cái này phải nói rõ ra, ví dụ như Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là hình tròn hay đường tròn ? Bao gồm cả đường tròn hay chỉ một phần.

Giả sử thế này :

1.Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là phần nằm trong đường tròn có phương trình
[TEX]3x^2+3y^2-2x-4y-8=0[/TEX]
nhưng mình nghĩ nên nói thế này thuận hơn:
Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là phần nằm trong đường tròn tâm I(a;b) bán kính R=....

Hoặc Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là phần giới hạn bởi đường tròn tâm
I(a;b) bán kính R=....


Chỗ bôi đỏ không đúng đâu nhé, :).
phần tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức z, khi tìm được phương trình đường tròn, ví dụ như [TEX]3x^2+3y^2-2x-4y-8=0[/TEX], kết luận luôn đó là đường tròn có pt.... , ko cần nêu rõ tâm, bán kính thì có đạt điểm tối đa ko?

Kết luận: Tập hợp những điểm biểu diễn số phức z là đường tròn có tâm I biểu diễn số phức $\frac13 + \frac23 i$, bán kính $R=..$.

Các bài kết luận quỹ tích thế này bạn nên tham khảo SBT để kết luận cho đúng ;)
 
L

lukez09

cậu à, mình đọc nhiều tài liệu phần khảo sát hàm số, cái công thức này nó cho luôn cậu à, mình nghĩ là không cần chứng minh, thầy mình dạy cũng cho luôn, chỉ giải thích = miệng 1 lần khi dạy thui:)
cho mình hỏi 1 vấn đề TO nek: mình làm câu hình học không gian (hình thể tích), nếu như mình biết hướng giải, tức là tính được đáp số của bài thì lúc đặt bút vô làm nó rất chi là lủng củng, không biết bắt đầu từ đâu, ví dụ là bài khoảng cách, cứ nghĩ gì thì viết cái í.................nhưng phần lớn đều rất lủng củng so với bài chữa của thầy...........ai có tài liệu hay mẹo gì phần này chỉ mình với:(

Thầy Nguyên hình nói là cái phải CM mới dùng được mà, với bài toán có đường phân giác trong thì ko nên dùng nó làm gì
 
V

viet_xavi

Cho mình hỏi cách trình bày khi chứng mình 2 điểm nằm khác phía với đường thẳng trong mặt phẳng
 
D

duynhan1

Cho mình hỏi cách trình bày khi chứng mình 2 điểm nằm khác phía với đường thẳng trong mặt phẳng
Xét tính cùng phía đối với đường thẳng (trong mặt phẳng) và đối với mặt phẳng (trong không gian) đều thế vào phương trình đường thẳng, lấy tích, nếu lớn hơn 0 thì cùng phía, bé hơn không thì khác phía.
Ví dụ: Xét vị trí tương đối của A(0;1;1) và B(0;2;3) đối với măt phẳng (P): x+y+z=1.
Ta có: $$(0+1+1-1).(0+2+3-1) >0$$
Do đó A và B nằm cùng phía đối với mặt phẳng (P).

Tương tự cho đường thẳng trong mặt phẳng.

Còn nếu bạn đang nói đến xét vị trí của 2 điểm A, B và đường thẳng (d) trong cùng 1 mặt phẳng (P) thì lập phương trình mặt phẳng (Q) qua (d) và vuông góc với (P) rồi xét vị trí tương đối của A, B và (Q).
 
Last edited by a moderator:
N

nach_rat_hoi


Chỗ bôi đỏ không đúng đâu nhé, :).

Kết luận: Tập hợp những điểm biểu diễn số phức z là đường tròn có tâm I biểu diễn số phức $\frac13 + \frac23 i$, bán kính $R=..$.

Các bài kết luận quỹ tích thế này bạn nên tham khảo SBT để kết luận cho đúng ;)

Tớ nghĩ bạn nhầm.:). tìm những điểm biểu diễn số phức z, vậy cái chỗ bôi xanh đó... Điểm I nào? tọa độ nào? T thấy cách kết luận của t k sai mà..
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Tớ nghĩ bạn nhầm.:). tìm những điểm biểu diễn số phức z, vậy cái chỗ bôi xanh đó... Điểm I nào? tọa độ nào? T thấy cách kết luận của t k sai mà..
Bạn có thể xem sách bài tập hoặc Sgk :).
Bổ sung: Bạn xem SGK NC/200 nhé, không bao giờ người ta ghi tọa độ như bên giải tích phẳng cả.
 
Top Bottom