Sử 7 Chợ Lái Thiêu (Bình Dương)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chợ Lái Thiêu ra đời gắn liền sự hình thành và phát triển vùng đất Lái Thiêu. Địa danh Lái Thiêu hình thành khá muộn so với nhiều nơi khác ở Bình Dương xưa. Theo địa chí Sông Bé đã xác định “vùng Lái Thiêu có Tân Thới Đông giáp, Tây giáp. Sự có mặt hai bang Hoa Kiều đáng chú ý. Lái Thiêu và Búng còn là nơi cư trú khá an toàn của người theo đạo Thiên Chúa, gốc từ miền Trung, hoặc từ Sài Gòn, lúc triều đình thi hành chính sách kỳ thị... Theo Melleret, cây măng cụt đầu tiên từ vùng Mã Lai đưa đến Nam Bộ trồng ở Lái Thiêu và ở nhà thờ họ đạo Lái Thiêu (đầu tiên lập tại chợ Lây Me có bàn thờ chúa do Bá Đa Lộc xây dựng đơn sơ, từ năm 1771” . Khi cư dân ngày một đông đúc, với sự kiên trì, chịu thương chịu khó của người dân tha phương cầu thực, quanh năm chí thú làm ăn, đất đai đã không phụ lòng người; sản xuất phát triển, cung vượt cầu, người dân đem sản phẩm của mình đến ngã ba sông Lái Thiêu buôn bán. Người dân ở đây mô tả sông Lái Thiêu với “con sông chợ, con sông có hình dạng cong cong chạy từ đầu vàm vô tuốt trong Phú Hội rồi trổ ra cầu Vĩnh Bình, con sông gắn liền với bao kỷ niệm thời thơ ấu của nhiều thế hệ người Lái Thiêu. Trước kia, khi chọn đất lập chợ, người xưa thường chọn vùng bến bãi ven sông cho thuận tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, như Lái Thiêu là hàng gốm sứ, lu hủ khạp xuất về Lục tỉnh và gạo thóc, cá mắm chở ngược lên” . Theo nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn ở Biên Hòa năm 1863 của Nguyễn Đình Đầu với “huyện Bình An gồm cả gồm cả 2 huyện Bình An và Ngãi An, đặt huyện lỵ ở Búng, coi 9 tổng... Chợ: Thủ Dầu Một, Búng, Lái Thiêu, Thủ Đức, Cây Me, Gò Dưa, Thị Tính” . Như vậy, theo cách sắp xếp thứ tự chợ của Nguyễn Đình Đầu, chợ Lái Thiêu đứng vị trí thứ ba của tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với mua bán và trao đổi hàng hóa.
Giao thông đường bộ từ Sài Gòn lên Lái Thiêu và Thủ Dầu Một được xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi đối với việc trao đổi, giao thương hàng hóa ở chợ Lái Thiêu với “thương chính ở Lái Thiêu (trên đường Thủ Dầu Một đi Sài Gòn) là một trung tâm quan trọng. Một Sa-lúp chạy bằng hơi nước ghé bến hàng ngày. Có những xưởng làm đường quan trọng, một lò gốm chính giữa khu chợ có hai cây dầu đã hơn 50 năm, một đường hàng tổng” . Sự phong phú các loại sản phẩm trái cây, đa dạng của hàng hóa thủ công nghiệp gốm, đan lát... tạo nên sự trao đổi hàng hóa nhộn nhịp ở chợ Lái Thiêu. Chợ Lái Thiêu tọa lạc nơi “tụ điểm giao lưu thủy bộ nên chợ phát triển nhanh, tiệm quán tấp nập, chè cháo, cà phê bán suốt đêm, với nhiều khách vãng lai, không kém một tỉnh lỵ. Theo niên giám Đông Dương 1912: Chợ Lái Thiêu đứng đồng dạng với các chợ sung túc phía đồng bằng như Ô Môn, Bình Thủy (Cần Thơ) và đứng vào hàng thị tứ quan trọng bậc 2, ngang với các tỉnh lỵ Trà Vinh, Thủ Dầu Một...” . Chưa dừng lại hoạt động trao đổi hàng hóa tạm bợ vãng lai, tại chợ Lái Thiêu có nhiều vựa, nhiều cơ sở mua bán trao đổi hàng hóa cố định ở các tụ điểm rải rác khác nhau trong chợ như “có 3 nhà vựa cá đồng, phân phối cho các chợ lân cận, nhà có ghe cá từ U Minh (Rạch giá) đến bán dịp tết, đậu lại đôi ngày chờ chở lu hũ, tô chén, bàn ghế về miền Tây. Lại còn khu vực chợ Đường, với nhiều nhà trữ khối lượng lớn...” .
Tuy nhiên, sau năm 1975 trong bối cảnh chung cả nước, hệ thống chợ truyền thống tỉnh Sông Bé chuyển từ hoạt động theo bản chất vốn có của nó sang hình thức quản lý bao cấp với nhiều ràng buộc kém phát triển. Chợ là một thành tố quan trọng của thị trường, mạch máu nuôi sống xã hội. Vì vậy, “tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá sự đúng đắn của các chính sách lưu thông phân phối là tăng năng xuất lao động, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân…khuyến khích người lao động sản xuất, bảo đảm cho Nhà nước làm chủ được thị trường, thu mua được nhiều hàng hóa, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng… Phải lấy việc phát triển sản xuất làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá tính chính xác của các chính sách” . Sự tác động tiêu cực của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp về thương nghiệp, làm cho hệ thống chợ truyền thống ở tỉnh Bình Dương nói riêng, cả nước nói chung lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống người dân. Hệ thống chợ ở Sông Bé (Bình Dương) bị hạn chế hoạt động, giao thương hàng hóa ách tắc, giá cả đắt đỏ, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, lưu thông hàng hóa trong trao đổi, mua bán cả nước nói chung, tỉnh Sông Bé (Bình Dương) nói riêng, Trung ương Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời điều chỉnh sự quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế nói chung, hoạt động của chợ truyền thống nói riêng. Theo đó, chính quyền tỉnh Sông Bé thực hiện kịp thời các chủ trương đổi mới đối với quản lý kinh tế, tạo điều kiện hệ thống chợ truyền thống của tỉnh hoạt động trở lại đáp ứng nhu cầu mong mỏi của người dân và sản xuất kinh tế. Vì vậy, người dân nói chung, giới tiểu thương buôn bán ở chợ truyền thống trong tỉnh nói riêng “đều rất phấn khởi về việc lưu thông hàng hóa không còn ách tắc, không bị làm khó dễ như trước đây.... Ngoài thuế là nghĩa vụ, quan hệ mua bán giữa hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và các tổ chức kinh tế quốc doanh là quan hệ bình đẳng vừa mua vừa bán, các tổ chức kinh tế quốc doanh ký hợp đồng cung ứng vật tư cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất mua sản phẩm và cùng chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký. Sản phẩm ngoài phần làm nghĩa vụ thuế cho Nhà nước và trả hợp đồng hai chiều, nếu còn, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được quyền tiêu thụ ở thị trường có lợi nhất, các tổ chức kinh tế quốc doanh muốn mua phải theo nguyên tắc thuận mua vừa bán” . Trên cơ sở phát huy thắng lợi cải cách kinh tế thương nghiệp, Đảng bộ Bình Dương tiếp tục “quy hoạch, xây dựng chợ cấp xã hay liên xã, các trung tâm thương mại thị xã Thủ Dầu Một, Lái Thiêu, Dĩ An và một số thị trấn, các khu công nghiệp, các khu dân cư khác” .
Hiện nay, chợ Lái Thiêu nhìn từ trên cao trông như hình thang với đáy nhỏ là đường DT 745, đáy lớn là đường Phan Đình Phùng, hai cạnh bên là đường Châu Văn Tiếp dọc theo sông và đường DT 745. Con đường DT 745 co gặp lại tại bùng binh Lái Thiêu tạo thành một góc của hình thang với đường xương cá Trưng Nữ Vương trong lòng chợ.
Mặt chính của chợ Lái Thiêu hiện nay là hướng Tây so với hình thể chợ quay mặt ra đường Phan Đình Phùng với bãi giữ xe phía trước và có các cửa hiệu bán giày dép, tạp hóa, tiệm vàng. Ngôi chợ Lái Thiêu mới này có kiến trúc và hướng khác với ngôi chợ khi xưa. Khi xưa, chợ Lái Thiêu có mặt chính quay về hướng Bắc (đường DT 745), lưng quay ra phía sông thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa từ dưới sông lên.
Phía sau ngôi chợ mới Lái Thiêu hiện nay có nhiều đường phố chợ liền kề nhau với cảnh buôn bán nhộn nhịp, sầm uất. Đường phố chợ là con đường nhỏ khoảng 5m ngang và hai bên nhà cửa được xây dựng kiên cố, người buôn bán ở cố định tại đó, phần phía trước nhà bán hàng hóa. Tên đường phố chợ từ cửa chính chợ Lái Thiêu đến đường DT 745 theo thứ tự là:
Đường chợ Đỗ Hữu Vị chạy song với đường Phan Đình Phùng và cắt ngang đường xương cá Trưng Nữ Vương tạo thành ngã tư trong chợ khá chật hẹp. Hàng hóa buôn bán ở đây không có sự phân bố các loại hàng theo hướng chuyên môn hóa. Phía Nam đường này, tiểu thương bán chủ yếu các loại vải vóc, quần áo, giày dép, bóp, ví, hàng trang sức… còn phía Bắc đường phố chợ này các tiêu thương bán giày dép, phụ phẩm may vá, chỗ sửa khóa, bán trái cây (ít); bán mắm, khô đủ loại và cả củ cải làm dưa, củ cải muối…
Đường chợ Pasteur kế tiếp đường Đỗ Hữu Vị, đầu phía Nam giáp đường Châu Văn Tiếp, phía Bắc giáp đường DT 745. Trước mỗi ngôi nhà cố định, có cả nhà lầu 2 đến 3 tầng đều có một sạp bán hàng kích cỡ khoảng 1m x 1,5m làm bằng thiếc chắc chắn. Trên mỗi sạp, hàng hóa được bày bán la liệt theo một trật tự nhất định, trông rất bắt mắt. Hàng hóa trên đường phố chợ này khá phong phú như hàng bông; hàng tôm cá; hàng tạp hóa…
Đường chợ Nguyễn Huệ cũng có cách bố trí sắp xếp giống đường chợ Pasteur. Trong đường chợ này, ngoài các loại hàng hóa như đường chợ Pasteur có thêm các cửa hàng bán gạo, thức ăn cho gia súc, bán trầu cau và các phụ phẩm cho việc hiếu hỉ, nghĩa tế…
Đường chợ Trần Quốc Tuấn phần cuối về phía bắc có khu vực chuyên bán gà, vịt với các hoạt động mua bán diễn ra rất nhộn nhịp.
Đường chợ Trương Vĩnh Ký là đoạn đường chợ ngắn nhất (khoảng 50m từ đường DT745 vào chắn ngang đường chợ Trần Quốc Tuấn). Đường chợ này bán gạo, tấm cám, tạp hóa, bán hàng ăn vào buổi chiều và tối.
Đường chợ Trưng Nữ Vương là đoàn đường chợ khá dài và có hành lang bộ hành khá rộng thuận lợi cho việc đi lại. Đường chợ Trưng Nữ Vương cắt ngang đường Đỗ Hữu Vị, Pasteur, Nguyễn Huệ, Trần Quốc Tuấn tạo thành những ngã tư buôn bán tấp nập, nhộn nhịp. Hàng hóa bán chủ yếu trên đoạn đường này là trái cây, như sầu riêng, măng cụt, bòn bon, ổi, cóc, nhãn, cam, quýt, bưởi… trông thật hấp dẫn, thu hút đông đảo người mua kẻ bán.
Nhìn chung cả khu chợ Lái Thiêu có nhiều nhà cao tầng với nhiều đường phố chợ ngay ngắn, thẳng tắp. Phía trước nhà mỗi người dân ở đường phố chợ đều diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa rất nhộn nhịp. Chợ chủ yếu hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa vào buổi sáng, còn buổi chiều chợ hầu như nghỉ bán trừ các loại hàng như vải vóc, quần áo, mỹ phẩm, trái cây…
Vùng đất Lái Thiêu-Bình Dương đã định hình và phát triển đến ngày hôm nay hơn 300 năm. Thời gian hơn 300 năm để hình thành và mở rộng cho vùng đất có nhiều dấu ấn lịch sử trong tiến trình mở cõi về phương Nam của cha ông không phải là ngắn hay quá dài. Trong khoảng thời gian ấy, vùng đất này đã tiếp biến văn hóa của nhiều địa phương trên cả nước nói chung và nước ngoài nói riêng để hình thành nên bản sắc văn hóa Bình Dương hôm nay.

Người viết: Lê Quang Cần (Đồng Nai)

Ch%E1%BB%A3_L%C3%A1i_Thi%C3%AAu%2C_D%C4%A9_An%2C_B%C3%ACnh_D%C6%B0%C6%A1ng.jpg
 
Top Bottom