- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


1. Con đường dẫn đến chiến tranh
- Khủng hoảng kinh tế thế giới đã để ra hậu quả nặng nề với các nước tư bản. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế, cộng với mâu thuẫn từ trước đó (sau Hội nghị Versailles 1919) chưa giải quyết – chủ yếu là mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa, đã khiến các nước tư bản rơi vào cuộc khủng hoảng về đường lối phát triển đất nước.
Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, các nước có đường hướng phát triển khác nhau:
+ Các nước có ít thuộc địa là Đức, Italia và Nhật Bản quyết định phát xít hóa chính quyền, gây chiến tranh với mục đích chia lại thế giới. Vào cuối thập niên 30, Đức, Italia và Nhật Bản thành lập “phe Trục” gồm Berlin (Đức) – Rome (Italia) – Tokyo (Nhật Bản). Với liên minh này, Italia xâm lược Ethiopia (1936) và hỗ trợ với quân Đức, phát xít Franco đánh tan quân của Cộng hòa Tây Ban Nha non trẻ (1936 – 1939)
+ Các nước Anh, Pháp (có cả Mĩ) thực hiện chính sách “giữ nguyên hiện trạng” – tức là duy trì trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của phát xít, nhưng thù ghét cộng sản. Khi chiến tranh bùng nổ, Anh, Pháp chủ trương nhượng bộ phát xít Đức hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ thực hiện chính sách “trung lập”, không can dự vào tình hình châu Âu
+ Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ động liên kết với các nước Anh, Pháp cùng chống phát xít. Liên Xô đứng về phe Tây Ban Nha, Ethiopia và Trung Quốc cùng chống xâm lược.
Lợi dụng sự nhu nhược của bọn Anh – Pháp, phát xít Đức bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược. Sau khi đánh chiếm nước Áo (1938), Hitler lấy cớ bảo vệ quyền lợi của người Đức ở Sudete, vùng đất thuộc Áo - Hung được giao cho Tiệp Khắc sau Thế chiến thứ nhất, Hitler xúc tiến chuẩn bị đánh chiếm Sudete. Nhưng để che đậy cho âm mưu này, Hitler chấp nhận đề nghị của Chính phủ Anh, Pháp là muốn hòa bình, không muốn chiến tranh. Mặc khác, Anh và Pháp thúc ép Prague từ bỏ Sudete. Tháng 9/1938, Hội nghị Munich đã họp và thống nhất vùng Sudete được sát nhập vào Đức. Hậu quả là, quân Đức thừa cơ đánh chiếm Sudete và cả vùng Tiệp Khắc, chuẩn bị đánh Ba Lan. Để ngăn cản Liên Xô có thể phá vỡ kế hoạch của mình, Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” (8/1939). Với sự kiện “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” (8/1939), Đức thành công trong việc gạt Liên Xô ra để rảnh tay đánh chiếm các nước châu Âu để lấy thêm binh lính, vũ khí ở các nước này, rồi sau đó tập trung toàn lực để đánh Liên Xô.
2. Diễn biến Chiến tranh thế giới thứ hai
a. Phát xít Đức xâm chiếm toàn châu Âu (9/1939 – 6/1941)
- Tháng 9/1939, quân Đức tấn công Ba Lan, quân Anh và Pháp tuyên chiến với Đức – Chiến tranh thế giới bùng nổ. Thực hiện “chiến tranh chớp nhoáng”, quân Đức bất ngờ tấn công Ba Lan. Quân Ba Lan không chuẩn bị từ trước, các nước Anh và Pháp không có hành động gì để hỗ trợ Ba Lan, nên Ba Lan thất thủ.
- Đến giữa năm 1940, thực hiện chiến lược “chiến tranh kỳ quặc”; quân Đức vượt qua nước Bỉ trung lập và tiến đánh nước Pháp. Sau khi chọc thủng “phòng tuyến Maginot” của Pháp, quân Đức ào ạt tràn vào Pháp, tiến đánh thủ đô Paris. Chính phủ Pháp bỏ chạy dài và bị phân hóa: De Gaulle lập chính phủ kháng chiến đã rút sang London (Anh) để tiếp tục kháng Đức, trong khi chính phủ mới lên của P. Petain nhục nhã đầu hàng quân Đức.
- Tháng 7/1940, Đức cho quân tấn công nước Anh. Mục đích là để thỏa hiệp với Anh và đánh lạc hướng dư luận thế giới. Không quân Đức oanh tạc dữ dội, chính phủ Anh đã phải cầu cứu Mĩ. Mĩ đồng ý giúp Anh về vũ khí nhưng đặt ra nhiều điều kiện nặng nề để buộc Anh phải chấp hành. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Đức cuối cùng bị thất bại.
- Tháng 9/1940, Đức, Italia và Nhật đã kí hiệp ước đồng minh quân sự và chính trị ở Béclin, qui định trợ giúp lẫn nhau và công khai phân chia thế giới.
- Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941, Hitler thôn tính các nước Đông và Nam Âu: Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri... bằng vũ lực; Đức và Ý thôn tính Nam Tư và Hy Lạp
=> Tính đến mùa hè năm 1941, hầu hết các nước châu Âu đều bị Đức và Italia đánh chiếm.
b. Phát xít Đức đánh Liên Xô – chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
- Tháng 6/1941, Hitler thực hiện chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, bất ngờ huy động toàn lực quân đội Đức tấn công Liên Xô. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hitler. Đến tháng 11/1942, quân Đức tổng tấn công vào Stalingrad để chiếm đoạt tài nguyên và dầu mỏ của thành phố này, nhưng cũng thất bại nốt. Chiến thắng Stalingrad tạo bước ngoặt mới cho cuộc chiến – Hồng quân Liên Xô bắt đầu tổng phản công trên các mặt trận.
- Tháng 12/1941, phát xít Nhật Bản bất ngờ tấn công quân Mĩ ở Trân Châu Cảng (7/12/1941) - căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới. Cũng trong thời gian này, quân Nhật bắt đầu xâm nhập vào Đông Dương (1940 – 1941), thỏa hiệp với chính quyền thực dân sở tại để bóc lột, đàn áp nhân dân thuộc địa
- Năm 1942 đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến khi quân Đức bị thất bại ở Liên Xô (trận Stalingrad), quân Italia bị liên quân Anh-Mĩ đánh tan tại trận En A-la-men (Bắc Phi). Trong thời gian này, các nước Anh – Mĩ đã chủ trương liên kết với Liên Xô để thành lập Mặt trận đồng minh chống phát xít (đầu năm 1942), cùng nhau tiến công quét sạch phát xít trên các mặt trận: ở mặt trận phía đông, Hồng quân Liên Xô đánh tan quân Đức ở Cuốc-xcơ (8/1943) và đến giữa năm 1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Ở mặt trận phía tây và nam, liên quân Anh – Mĩ hợp sức đánh tan quân phát xít ra khỏi châu Phi (8/1943) và truy kích đến tận sào huyệt của phát xít Italia. Chính phủ phát xít Italia chính thức bị sụp đổ (giữa năm 1943).
- Năm 1943 đến năm 1945, sau khi đánh gục nước phát xít Italia, liên quân Anh – Mĩ và Liên Xô bắt đầu tấn công quân Đức. Theo kế hoạch, Hồng quân đánh tan quân Đức ở phía đông nước Đức và giải phóng một loạt các nước Đông Âu (1944 – 1945); trong khi ở phía tây nước Đức, liên quân Anh – Mĩ mở mặt trận Tây Âu ngay sau khi đổ bộ vào Normandy (6/1944), tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩn bị tấn công Đức. Bị tấn công từ hai phía Đông – Tây, quân Đức mệt mỏi và suy yếu dần. Đầu năm 1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan hơn 1 triệu quân Đức và đánh chiếm Berlin, buộc chính phủ Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.
- Từ năm 1944, liên quân Anh – Mĩ và Liên Xô bắt đầu tấn công quân Nhật Bản trên các mặt trận ở Viễn Đông. Ở khu vực Đông Nam Á, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin. Đến tháng 8/1945, Nhật Bản hứng chịu liên tiếp các thất bại: ngày 6 và 9/8, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, giết hại 10 vạn người. Ngày 8/8, Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Á.
3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới
+ Tính chất: phi nghĩa thuộc về phe phát xít, chính nghĩa thuộc về các nước bị phát xít chiếm đóng.
- Khủng hoảng kinh tế thế giới đã để ra hậu quả nặng nề với các nước tư bản. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế, cộng với mâu thuẫn từ trước đó (sau Hội nghị Versailles 1919) chưa giải quyết – chủ yếu là mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa, đã khiến các nước tư bản rơi vào cuộc khủng hoảng về đường lối phát triển đất nước.
Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, các nước có đường hướng phát triển khác nhau:
+ Các nước có ít thuộc địa là Đức, Italia và Nhật Bản quyết định phát xít hóa chính quyền, gây chiến tranh với mục đích chia lại thế giới. Vào cuối thập niên 30, Đức, Italia và Nhật Bản thành lập “phe Trục” gồm Berlin (Đức) – Rome (Italia) – Tokyo (Nhật Bản). Với liên minh này, Italia xâm lược Ethiopia (1936) và hỗ trợ với quân Đức, phát xít Franco đánh tan quân của Cộng hòa Tây Ban Nha non trẻ (1936 – 1939)
+ Các nước Anh, Pháp (có cả Mĩ) thực hiện chính sách “giữ nguyên hiện trạng” – tức là duy trì trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của phát xít, nhưng thù ghét cộng sản. Khi chiến tranh bùng nổ, Anh, Pháp chủ trương nhượng bộ phát xít Đức hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ thực hiện chính sách “trung lập”, không can dự vào tình hình châu Âu
+ Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ động liên kết với các nước Anh, Pháp cùng chống phát xít. Liên Xô đứng về phe Tây Ban Nha, Ethiopia và Trung Quốc cùng chống xâm lược.
Lợi dụng sự nhu nhược của bọn Anh – Pháp, phát xít Đức bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược. Sau khi đánh chiếm nước Áo (1938), Hitler lấy cớ bảo vệ quyền lợi của người Đức ở Sudete, vùng đất thuộc Áo - Hung được giao cho Tiệp Khắc sau Thế chiến thứ nhất, Hitler xúc tiến chuẩn bị đánh chiếm Sudete. Nhưng để che đậy cho âm mưu này, Hitler chấp nhận đề nghị của Chính phủ Anh, Pháp là muốn hòa bình, không muốn chiến tranh. Mặc khác, Anh và Pháp thúc ép Prague từ bỏ Sudete. Tháng 9/1938, Hội nghị Munich đã họp và thống nhất vùng Sudete được sát nhập vào Đức. Hậu quả là, quân Đức thừa cơ đánh chiếm Sudete và cả vùng Tiệp Khắc, chuẩn bị đánh Ba Lan. Để ngăn cản Liên Xô có thể phá vỡ kế hoạch của mình, Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” (8/1939). Với sự kiện “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” (8/1939), Đức thành công trong việc gạt Liên Xô ra để rảnh tay đánh chiếm các nước châu Âu để lấy thêm binh lính, vũ khí ở các nước này, rồi sau đó tập trung toàn lực để đánh Liên Xô.
2. Diễn biến Chiến tranh thế giới thứ hai
a. Phát xít Đức xâm chiếm toàn châu Âu (9/1939 – 6/1941)
- Tháng 9/1939, quân Đức tấn công Ba Lan, quân Anh và Pháp tuyên chiến với Đức – Chiến tranh thế giới bùng nổ. Thực hiện “chiến tranh chớp nhoáng”, quân Đức bất ngờ tấn công Ba Lan. Quân Ba Lan không chuẩn bị từ trước, các nước Anh và Pháp không có hành động gì để hỗ trợ Ba Lan, nên Ba Lan thất thủ.
- Đến giữa năm 1940, thực hiện chiến lược “chiến tranh kỳ quặc”; quân Đức vượt qua nước Bỉ trung lập và tiến đánh nước Pháp. Sau khi chọc thủng “phòng tuyến Maginot” của Pháp, quân Đức ào ạt tràn vào Pháp, tiến đánh thủ đô Paris. Chính phủ Pháp bỏ chạy dài và bị phân hóa: De Gaulle lập chính phủ kháng chiến đã rút sang London (Anh) để tiếp tục kháng Đức, trong khi chính phủ mới lên của P. Petain nhục nhã đầu hàng quân Đức.
- Tháng 7/1940, Đức cho quân tấn công nước Anh. Mục đích là để thỏa hiệp với Anh và đánh lạc hướng dư luận thế giới. Không quân Đức oanh tạc dữ dội, chính phủ Anh đã phải cầu cứu Mĩ. Mĩ đồng ý giúp Anh về vũ khí nhưng đặt ra nhiều điều kiện nặng nề để buộc Anh phải chấp hành. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Đức cuối cùng bị thất bại.
- Tháng 9/1940, Đức, Italia và Nhật đã kí hiệp ước đồng minh quân sự và chính trị ở Béclin, qui định trợ giúp lẫn nhau và công khai phân chia thế giới.
- Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941, Hitler thôn tính các nước Đông và Nam Âu: Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri... bằng vũ lực; Đức và Ý thôn tính Nam Tư và Hy Lạp
=> Tính đến mùa hè năm 1941, hầu hết các nước châu Âu đều bị Đức và Italia đánh chiếm.
b. Phát xít Đức đánh Liên Xô – chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
- Tháng 6/1941, Hitler thực hiện chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, bất ngờ huy động toàn lực quân đội Đức tấn công Liên Xô. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hitler. Đến tháng 11/1942, quân Đức tổng tấn công vào Stalingrad để chiếm đoạt tài nguyên và dầu mỏ của thành phố này, nhưng cũng thất bại nốt. Chiến thắng Stalingrad tạo bước ngoặt mới cho cuộc chiến – Hồng quân Liên Xô bắt đầu tổng phản công trên các mặt trận.
- Tháng 12/1941, phát xít Nhật Bản bất ngờ tấn công quân Mĩ ở Trân Châu Cảng (7/12/1941) - căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới. Cũng trong thời gian này, quân Nhật bắt đầu xâm nhập vào Đông Dương (1940 – 1941), thỏa hiệp với chính quyền thực dân sở tại để bóc lột, đàn áp nhân dân thuộc địa
- Năm 1942 đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến khi quân Đức bị thất bại ở Liên Xô (trận Stalingrad), quân Italia bị liên quân Anh-Mĩ đánh tan tại trận En A-la-men (Bắc Phi). Trong thời gian này, các nước Anh – Mĩ đã chủ trương liên kết với Liên Xô để thành lập Mặt trận đồng minh chống phát xít (đầu năm 1942), cùng nhau tiến công quét sạch phát xít trên các mặt trận: ở mặt trận phía đông, Hồng quân Liên Xô đánh tan quân Đức ở Cuốc-xcơ (8/1943) và đến giữa năm 1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Ở mặt trận phía tây và nam, liên quân Anh – Mĩ hợp sức đánh tan quân phát xít ra khỏi châu Phi (8/1943) và truy kích đến tận sào huyệt của phát xít Italia. Chính phủ phát xít Italia chính thức bị sụp đổ (giữa năm 1943).
- Năm 1943 đến năm 1945, sau khi đánh gục nước phát xít Italia, liên quân Anh – Mĩ và Liên Xô bắt đầu tấn công quân Đức. Theo kế hoạch, Hồng quân đánh tan quân Đức ở phía đông nước Đức và giải phóng một loạt các nước Đông Âu (1944 – 1945); trong khi ở phía tây nước Đức, liên quân Anh – Mĩ mở mặt trận Tây Âu ngay sau khi đổ bộ vào Normandy (6/1944), tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩn bị tấn công Đức. Bị tấn công từ hai phía Đông – Tây, quân Đức mệt mỏi và suy yếu dần. Đầu năm 1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan hơn 1 triệu quân Đức và đánh chiếm Berlin, buộc chính phủ Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.
- Từ năm 1944, liên quân Anh – Mĩ và Liên Xô bắt đầu tấn công quân Nhật Bản trên các mặt trận ở Viễn Đông. Ở khu vực Đông Nam Á, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin. Đến tháng 8/1945, Nhật Bản hứng chịu liên tiếp các thất bại: ngày 6 và 9/8, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, giết hại 10 vạn người. Ngày 8/8, Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Á.
3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới
+ Tính chất: phi nghĩa thuộc về phe phát xít, chính nghĩa thuộc về các nước bị phát xít chiếm đóng.