Sử 8 Chiến tranh thế giới thứ hai

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Con đường dẫn đến chiến tranh
- Khủng hoảng kinh tế thế giới đã để ra hậu quả nặng nề với các nước tư bản. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế, cộng với mâu thuẫn từ trước đó (sau Hội nghị Versailles 1919) chưa giải quyết – chủ yếu là mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa, đã khiến các nước tư bản rơi vào cuộc khủng hoảng về đường lối phát triển đất nước.
Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, các nước có đường hướng phát triển khác nhau:
+ Các nước có ít thuộc địa là Đức, Italia và Nhật Bản quyết định phát xít hóa chính quyền, gây chiến tranh với mục đích chia lại thế giới. Vào cuối thập niên 30, Đức, Italia và Nhật Bản thành lập “phe Trục” gồm Berlin (Đức) – Rome (Italia) – Tokyo (Nhật Bản). Với liên minh này, Italia xâm lược Ethiopia (1936) và hỗ trợ với quân Đức, phát xít Franco đánh tan quân của Cộng hòa Tây Ban Nha non trẻ (1936 – 1939)
+ Các nước Anh, Pháp (có cả Mĩ) thực hiện chính sách “giữ nguyên hiện trạng” – tức là duy trì trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của phát xít, nhưng thù ghét cộng sản. Khi chiến tranh bùng nổ, Anh, Pháp chủ trương nhượng bộ phát xít Đức hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ thực hiện chính sách “trung lập”, không can dự vào tình hình châu Âu
+ Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ động liên kết với các nước Anh, Pháp cùng chống phát xít. Liên Xô đứng về phe Tây Ban Nha, Ethiopia và Trung Quốc cùng chống xâm lược.
Lợi dụng sự nhu nhược của bọn Anh – Pháp, phát xít Đức bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược. Sau khi đánh chiếm nước Áo (1938), Hitler lấy cớ bảo vệ quyền lợi của người Đức ở Sudete, vùng đất thuộc Áo - Hung được giao cho Tiệp Khắc sau Thế chiến thứ nhất, Hitler xúc tiến chuẩn bị đánh chiếm Sudete. Nhưng để che đậy cho âm mưu này, Hitler chấp nhận đề nghị của Chính phủ Anh, Pháp là muốn hòa bình, không muốn chiến tranh. Mặc khác, Anh và Pháp thúc ép Prague từ bỏ Sudete. Tháng 9/1938, Hội nghị Munich đã họp và thống nhất vùng Sudete được sát nhập vào Đức. Hậu quả là, quân Đức thừa cơ đánh chiếm Sudete và cả vùng Tiệp Khắc, chuẩn bị đánh Ba Lan. Để ngăn cản Liên Xô có thể phá vỡ kế hoạch của mình, Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” (8/1939). Với sự kiện “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” (8/1939), Đức thành công trong việc gạt Liên Xô ra để rảnh tay đánh chiếm các nước châu Âu để lấy thêm binh lính, vũ khí ở các nước này, rồi sau đó tập trung toàn lực để đánh Liên Xô.

2. Diễn biến Chiến tranh thế giới thứ hai
a. Phát xít Đức xâm chiếm toàn châu Âu (9/1939 – 6/1941)
- Tháng 9/1939, quân Đức tấn công Ba Lan, quân Anh và Pháp tuyên chiến với Đức – Chiến tranh thế giới bùng nổ. Thực hiện “chiến tranh chớp nhoáng”, quân Đức bất ngờ tấn công Ba Lan. Quân Ba Lan không chuẩn bị từ trước, các nước Anh và Pháp không có hành động gì để hỗ trợ Ba Lan, nên Ba Lan thất thủ.
- Đến giữa năm 1940, thực hiện chiến lược “chiến tranh kỳ quặc”; quân Đức vượt qua nước Bỉ trung lập và tiến đánh nước Pháp. Sau khi chọc thủng “phòng tuyến Maginot” của Pháp, quân Đức ào ạt tràn vào Pháp, tiến đánh thủ đô Paris. Chính phủ Pháp bỏ chạy dài và bị phân hóa: De Gaulle lập chính phủ kháng chiến đã rút sang London (Anh) để tiếp tục kháng Đức, trong khi chính phủ mới lên của P. Petain nhục nhã đầu hàng quân Đức.
- Tháng 7/1940, Đức cho quân tấn công nước Anh. Mục đích là để thỏa hiệp với Anh và đánh lạc hướng dư luận thế giới. Không quân Đức oanh tạc dữ dội, chính phủ Anh đã phải cầu cứu Mĩ. Mĩ đồng ý giúp Anh về vũ khí nhưng đặt ra nhiều điều kiện nặng nề để buộc Anh phải chấp hành. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Đức cuối cùng bị thất bại.
- Tháng 9/1940, Đức, Italia và Nhật đã kí hiệp ước đồng minh quân sự và chính trị ở Béclin, qui định trợ giúp lẫn nhau và công khai phân chia thế giới.
- Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941, Hitler thôn tính các nước Đông và Nam Âu: Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri... bằng vũ lực; Đức và Ý thôn tính Nam Tư và Hy Lạp
=> Tính đến mùa hè năm 1941, hầu hết các nước châu Âu đều bị Đức và Italia đánh chiếm.

b. Phát xít Đức đánh Liên Xô – chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
- Tháng 6/1941, Hitler thực hiện chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, bất ngờ huy động toàn lực quân đội Đức tấn công Liên Xô. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hitler. Đến tháng 11/1942, quân Đức tổng tấn công vào Stalingrad để chiếm đoạt tài nguyên và dầu mỏ của thành phố này, nhưng cũng thất bại nốt. Chiến thắng Stalingrad tạo bước ngoặt mới cho cuộc chiến – Hồng quân Liên Xô bắt đầu tổng phản công trên các mặt trận.
- Tháng 12/1941, phát xít Nhật Bản bất ngờ tấn công quân Mĩ ở Trân Châu Cảng (7/12/1941) - căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới. Cũng trong thời gian này, quân Nhật bắt đầu xâm nhập vào Đông Dương (1940 – 1941), thỏa hiệp với chính quyền thực dân sở tại để bóc lột, đàn áp nhân dân thuộc địa
- Năm 1942 đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến khi quân Đức bị thất bại ở Liên Xô (trận Stalingrad), quân Italia bị liên quân Anh-Mĩ đánh tan tại trận En A-la-men (Bắc Phi). Trong thời gian này, các nước Anh – Mĩ đã chủ trương liên kết với Liên Xô để thành lập Mặt trận đồng minh chống phát xít (đầu năm 1942), cùng nhau tiến công quét sạch phát xít trên các mặt trận: ở mặt trận phía đông, Hồng quân Liên Xô đánh tan quân Đức ở Cuốc-xcơ (8/1943) và đến giữa năm 1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Ở mặt trận phía tây và nam, liên quân Anh – Mĩ hợp sức đánh tan quân phát xít ra khỏi châu Phi (8/1943) và truy kích đến tận sào huyệt của phát xít Italia. Chính phủ phát xít Italia chính thức bị sụp đổ (giữa năm 1943).
- Năm 1943 đến năm 1945, sau khi đánh gục nước phát xít Italia, liên quân Anh – Mĩ và Liên Xô bắt đầu tấn công quân Đức. Theo kế hoạch, Hồng quân đánh tan quân Đức ở phía đông nước Đức và giải phóng một loạt các nước Đông Âu (1944 – 1945); trong khi ở phía tây nước Đức, liên quân Anh – Mĩ mở mặt trận Tây Âu ngay sau khi đổ bộ vào Normandy (6/1944), tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩn bị tấn công Đức. Bị tấn công từ hai phía Đông – Tây, quân Đức mệt mỏi và suy yếu dần. Đầu năm 1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan hơn 1 triệu quân Đức và đánh chiếm Berlin, buộc chính phủ Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.
- Từ năm 1944, liên quân Anh – Mĩ và Liên Xô bắt đầu tấn công quân Nhật Bản trên các mặt trận ở Viễn Đông. Ở khu vực Đông Nam Á, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin. Đến tháng 8/1945, Nhật Bản hứng chịu liên tiếp các thất bại: ngày 6 và 9/8, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, giết hại 10 vạn người. Ngày 8/8, Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Á.

3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới
+ Tính chất: phi nghĩa thuộc về phe phát xít, chính nghĩa thuộc về các nước bị phát xít chiếm đóng.
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Trong việc ký kết Hiệp ước Hitler- Stalin, ngoài việc " đứng im" nhìn Đức xâu xé châu âu, Liên Xô còn tranh thủ đi xâm lược Ba Lan cùng Đức, xâm chiếm Baltis, xâm lược thất bại Phần Lan và thể hiện mình là đồng minh tốt nhất đối với Đức.Stalin đã gửi cho Hitler tổng cộng 1.000.000 tấn lúa mì, 500.000 tấn quặng sắt ,chừng đó quặng Phosphot và hơn 900.000 tấn dầu hỏa từ năm 1939 - 1941. Những người Soviet cũng làm trung gian cho Đức mua những nguyên liệu quan trọng từ phương Đông. Và cũng chính họ đảm nhận vận chuyển những hàng hóa đó luôn.
Những nỗ lực vào lúc đó đã làm thất bại sự phong tỏa đường biển của phe Đồng minh. Và Stalin còn sẵn lòng làm nhiều hơn thế nữa, bá tước Von Schulenburg, đại sứ Đức tại Matxcova báo tin cho Hitler về ý định của những chính khách Soviet sẽ giao cho Đức 5.000.000 tấn lúa mì một năm. Sự giúp đỡ quí báu đó khiến Hitler ưu tiên hàng chuyển cho Soviet còn hơn là cho chính lính Đức.

Sự hỗ trợ của Liên Xô với quân Công hòa TBN cũng rất hạn chế chủ yếu là về hậu cần.
Sự hỗ trợ của LX với Trung Quốc quá hạn chế, vì từ sau việc Tưởng Giới Thạch cắt đứt việc liên kết với cộng sản thì liên lạc giữa 2 bên bị gián đoạn.
Trước khi có sự hỗ trợ về Không lực Hoa Kỳ, quân đội Trung Quốc của Tưởng phải đơn độc chống Nhật trên các chiến trường chính yếu tại Trung Quốc, họ chỉ có thể dựa vào 80 sư đoàn từng được Đức Quốc xã huấn luyện và tranh bị bài bản 1 số vũ khí như MG-34, xe tank Panzer I theo khuôn khổ hợp tác quân sự từ thời nhà Thanh. Những tất cả đều không là gì với Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Như vậy , nếu xét về công lao chống phát xít ở châu Á, sau Mỹ chỉ có TQ và về sự hi sinh nhân mạng, khó có nơi nào sánh với TQ .
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Trong việc ký kết Hiệp ước Hitler- Stalin, ngoài việc " đứng im" nhìn Đức xâu xé châu âu, Liên Xô còn tranh thủ đi xâm lược Ba Lan cùng Đức, xâm chiếm Baltis, xâm lược thất bại Phần Lan và thể hiện mình là đồng minh tốt nhất đối với Đức.Stalin đã gửi cho Hitler tổng cộng 1.000.000 tấn lúa mì, 500.000 tấn quặng sắt ,chừng đó quặng Phosphot và hơn 900.000 tấn dầu hỏa từ năm 1939 - 1941. Những người Soviet cũng làm trung gian cho Đức mua những nguyên liệu quan trọng từ phương Đông. Và cũng chính họ đảm nhận vận chuyển những hàng hóa đó luôn
xin hỏi là tác giả trích phần này từ tài liệu nào vậy ạ ?
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Trích trong bài viết của em nộp khoa, sau khi đi trao đổi du học sinh với bên Đức: Liên Minh ma quỷ- sự phản bội đẫm máu
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Liên Minh ma quỷ- sự phản bội đẫm máu
mình chưa có thời gian kiểm chứng tính xác thực của tài liệu này, nghi ngại nội dung của nó có khá nhiều vấn đề mà mình không tiện nêu ra đây. Còn vụ Liên Xô đánh Ba Lan chỉ là ý định thôi, vì rõ ràng là Ba Lan có vị trí chiến lược khá quan trọng (trong lịch sử, Ba Lan là một quốc gia phong kiến của nhà Jagiellon; bị các nước lớn chia cắt ba lần vào thế kỷ 17 - 18). Những cái đó gọi là "góc khuất" của lịch sử, ai cần có thể tìm hiểu riêng
Còn các em HS khi đề cập đến sự việc Đức đánh Ba Lan vào tháng 9.1939 thì tìm đọc chủ yếu là tài liệu sách nhé, trên mạng chưa chắc gì đúng và chính thống đâu. Chia sẻ tài liệu cũng hết sức cân nhắc, vì Luật an ninh mạng đã có hiệu lực từ ngày hôm nay
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
mình chưa có thời gian kiểm chứng tính xác thực của tài liệu này, nghi ngại nội dung của nó có khá nhiều vấn đề mà mình không tiện nêu ra đây. Còn vụ Liên Xô đánh Ba Lan chỉ là ý định thôi, vì rõ ràng là Ba Lan có vị trí chiến lược khá quan trọng (trong lịch sử, Ba Lan là một quốc gia phong kiến của nhà Jagiellon; bị các nước lớn chia cắt ba lần vào thế kỷ 17 - 18). Những cái đó gọi là "góc khuất" của lịch sử, ai cần có thể tìm hiểu riêng
Còn các em HS khi đề cập đến sự việc Đức đánh Ba Lan vào tháng 9.1939 thì tìm đọc chủ yếu là tài liệu sách nhé, trên mạng chưa chắc gì đúng và chính thống đâu. Chia sẻ tài liệu cũng hết sức cân nhắc, vì Luật an ninh mạng đã có hiệu lực từ ngày hôm nay
Ý định, ý định j khi ngày 17 tháng 9 năm 1939, 800 ngàn quân Liên Xô tiến công với hai Phương diện quân Belarussia và Ukrainia, đánh chiếm khu vực Kresy thuộc đông Ba Lan, vi phạm Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô-Ba Lan, cũng như các hiệp ước quốc tế song phương và đa phương khác? Hitler đã có 1 bài diễn văn tại thành phố Danzig:
"Ba Lan sẽ không bao giờ gượng dậy nổi như sau hòa ước Versailles. Điều này được đảm bảo chắc chắn không chỉ bởi Đức, mà còn bởi cả Nga "
Sau khi hoàn thành việc chiếm đóng, Liên Xô còn được Đức chia cho hơn 200000 km2 khu vực phía Đông của Ba Lan ? Ý định gì ở đây vậy?
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Còn ý đính j ngoài tham vọng bá quyền và vơ vét lãnh thổ của các nước khác. Xin hỏi thầy, nếu k xảy ra việc Đức xâm lược Liên Xô, có bao h Liên Xô đứng vào hàng ngũ đồng minh chống Axis ?
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Việc Liên Xô và Đức đánh nhau chỉ là vấn đề thời gian, nhưng khi ấy Liên Xô sẽ tham chiến với danh nghĩa j? Chắc khó gia nhập phe Đồng Minh, có thể là 1 phe riêng, và khi đó cuộc chiến càng thêm đặc sắc
 
  • Like
Reactions: dangtiendung1201

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
ok, có một "chuyên gia" rất rành về Thế chiến 2 đến nỗi có những nhận định ngắn gọn, khá là hay. Bản thân mình cũng không có chuyên sâu nên hổng có rành lắm, nhất là mảng quân đội và vũ khí chiến tranh, chiến lược chiến tranh của các nước phát xít, đồng minh. Nó có khá nhiều vấn đề và cả "góc khuất", phân tích sâu là đủ mệt rồi.... căng não luôn chứ chẳng chơi ! Suy luận về cuộc chiến tranh thế giới này là cả vấn đề, tùy mỗi bạn học sinh (hay du học sinh) nhìn nhận cuộc chiến này theo một hướng nào đó.... thì cái này mình không can thiệp được. Suy luận trong phạm vi câu hỏi và một "phạm vi" nhất định nào đó, đừng "em đi xa quá"...
 

dangtiendung1201

Cựu Mod Toán
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
1,272
1,359
191
20
Thái Bình
THCS Lương Thế VInh-Thành phố Thái Bình
Việc Liên Xô và Đức đánh nhau chỉ là vấn đề thời gian, nhưng khi ấy Liên Xô sẽ tham chiến với danh nghĩa j? Chắc khó gia nhập phe Đồng Minh, có thể là 1 phe riêng, và khi đó cuộc chiến càng thêm đặc sắc
Em nghĩ chị nên có một bài viết về những góc khuất trong chiến tranh II.Em nghĩ sẽ có nhiều người quan tâm đấy.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Em nghĩ chị nên có một bài viết về những góc khuất trong chiến tranh II.Em nghĩ sẽ có nhiều người quan tâm đấy.
chào em, phần "góc khuất" của chiến tranh thế giới, mình viết ra thì cũng hợp lý.... nhưng hãy suy nghĩ kỹ và chọn (một ít) vài góc khuất để viết ra đây. Cũng lưu tâm chút đến tình hình an ninh mạng hiện nay nhé
 
  • Like
Reactions: harder & smarter

dangtiendung1201

Cựu Mod Toán
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
1,272
1,359
191
20
Thái Bình
THCS Lương Thế VInh-Thành phố Thái Bình
chào em, phần "góc khuất" của chiến tranh thế giới, mình viết ra thì cũng hợp lý.... nhưng hãy suy nghĩ kỹ và chọn (một ít) vài góc khuất để viết ra đây. Cũng lưu tâm chút đến tình hình an ninh mạng hiện nay nhé
Thầy hơi quan trọng hóa vấn đề an ninh mạng.
Đây là những suy luận mà người đọc rút ra từ việc xâu chuỗi các sự kiện lịch sử chứ có lấy từ nguồn nào đâu mà vi phạm.
 
Last edited:

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đây là những suy luận mà người đọc rút ra từ việc xâu chuỗi các sự kiện lịch sử chứ có lấy từ nguồn nào đâu mà vi phạm.
bạn trai học câp 2 này nói rất hay, hợp lý. Bạn trả lời cho câu trên của Hà anh nhé
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
An Ninh mạng chủ yếu nhằm vào các đối tượng bôi nhọ Đảng với chính phủ, còn đây là Liên Xô, thêm nữa là sự thật chứ có phải xuyên tạc đâ mà sợ
 
Top Bottom