Sử 12 Chiến sĩ-bác sĩ :Đặng Thùy Trâm

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đặng Thùy Trâm sinh trưởng trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội. Đặng Thùy Trâm là chị cả của bốn em, cả chị và 3 em gái đều mang tên giống mẹ chỉ khác nhau tên đệm, cho nên bạn bè và người thân đều gọi Thùy Trâm là "Thùy"
Năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967, chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968.
Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Hài cốt của chị được nhân dân địa phương mai táng tại nơi hy sinh và luôn hương khói. Sau chiến tranh, mộ của chị được đồng đội đưa về Nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa hài cốt của bà về Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội.
Chị đồng thời là tác giả hai tập nhật ký được viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968, khi phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1970, 2 ngày trước khi hy sinh. Hai tập nhật ký này được Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ, lưu giữ cho đến ngày được trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4, 2005. Nhật ký của bà sau đó được nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập thành quyển sách mang tên Nhật ký Đặng Thùy Trâm và trở thành một hiện tượng văn học với hơn 400.000 bản được bán. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được báo chí nước ngoài bình luận như một "nhật ký Anne Frank của Việt Nam"
chị khiến nhiều người nể phục trong đó rất nhiều người Mỹ;
"Việt Nam thật may mắn có được những con người như cô Trâm sau khi cuộc chiến tàn… Ngược lại, chúng tôi chỉ sản xuất những người hùng, theo nghĩa đen của nó. Chẳng ai có huy chương "cứu người bội tinh" trong thời chiến. Nghĩ lại thật buồn cười, hồi đó chúng tôi đã từng chạy theo đuôi tóc cô ấy." - Danny L.Jacks
"Người Mỹ đã mua những thông tin về người con gái ấy, rồi săn đuổi, và để giết. Nhưng trong một thời gian rất dài, Lữ đoàn 3, Sư đoàn 4 bộ binh Hoa Kỳ, Lữ đoàn 11, Sư đoàn Americal bộ binh Hoa Kỳ, Lữ đoàn 1 Sư đoàn 101 kị binh không vận, đã từng chà xát Đức Phổ nhưng không tiêu diệt được đội phẫu thuật lưu động của bác sĩ Đặng Thùy Trâm." - Lê Thành Giai

Nguồn: fanpage Lịch Sử Là Những Trang Viết

49314216_327543024525736_3841472453813469184_n.jpg

49147234_327542977859074_6752485026572533760_n.jpg

49735123_327543037859068_4335116525728956416_n.jpg
 
  • Like
Reactions: harder & smarter
Top Bottom