- 11 Tháng mười hai 2017
- 2,369
- 4,280
- 584
- Quảng Trị
- École Primaire Supérieure


Bữa trước có nhiều bạn hỏi Ngọc về cách tính hằng số chắn. Tuy nhiên, lúc đó Ngọc chưa được học và không thể giải đáp thắc mắc cho các bạn về vấn đề này. Vì vậy, hôm nay Ngọc lại chia sẻ, hi vọng có thể giúp được các bạn, đồng thời luyện tập thêm kĩ năng của mình.
đầu tiên, mời các bạn xem qua trang 14,15 trong ibook sau
các bạn có thể thấy bảng đó là một cách rất cụ thể, chi tiết về hằng số chắn.
Các bạn phải đọc theo cả hàng ngang lẫn hàng dọc nhé!
ví dụ

ở đây
xét tại s,p thì chỉ tính hàng ngang thứ nhất và cột đầu tiên

và chỉ đọc riêng phần màu đỏ
tương tự với d,f
đó là đọc bảng, còn sau đây mình sẽ diễn đạt bằng lời để dễ hiểu hơn nhé!
*Quy tắc Slater
[tex]\varepsilon _{nl}= \frac{-13,6.Z^{*2}}{n^{*2}}\frac{-13,6.(Z^{*}-\sigma )^{2}}{n^{*2}}[/tex]
trong đó: Z* là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng = Z - [tex]\sigma[/tex]
[tex]\sigma[/tex] là hằng số chắn
n* là số lượng tử chính hiệu dụng

( n là lớp chứa e mà ta đang xét )
Và đương nhiên cái định luật này không phải là tự nhiên là xuất hiện, cũng không thể tự dưng biến mất, chỉ là điều chúng ta cần học, hiểu và truyền đạt từ thế hệ hs này qua thế hệ khác...Vì nó có nguyên lí khoa học!
Nguyên do đó là đây
Ta đã biết, hạt nhân sẽ tác dụng lên các electron.
Tuy nhiên, trong nguyên tử nhiều electron, không phải tất cả các điện tích dương (Z+) của hạt nhân đều tác dụng lên electron cần xét mà một phần điện tích này đã bị chắn bởi các electron khác. Số điện tích bị chắn này gọi là hằng số chắn [tex]\sigma[/tex] . Số điện tích còn lại, thực tế có tác dụng lên electron cần xét là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng Z* = = Z - [tex]\sigma[/tex] . Hiệu ứng chắc này bằng tổng hiệu ứng chắn của các electron trong nguyên tử trừ electron đang xét, hay mỗi electron trừ electron đang xét góp vào hằng số chắn [tex]\sigma[/tex]của một số hạng góp b.
* Cách tính hằng số chắn:
[tex]\sigma[/tex] = tổng các số hạng góp b của các electron khác
- Chia các obitan (theo từng lớp electron như trong cấu hình electron ) thành các nhóm sau:
(1s); (2s2p); (3s3p); (3d); (4s4p); (4d); (4f)...
- Các electron thuộc các nhóm obitan bên ngoài obitan đang xét không có hiệu ứng chắn đối với obitan đó (là các lớp n+1, n+2 trên bảng ấy các bạn, các bạn thấy giá trị = 0).
- Mỗi electron trên các obitan thuộc cùng nhóm obitan đang xét có b = 0,35, riêng đối với nhóm 1s có b = 0,3
- Nếu obitan đang xét là obitan s hay p thì mỗi electron trên lớp electron bên trong (n' = n-1) có b = 0,85; mỗi electron trên các lớp eletron sâu hơn (n' < n-1) có b = 1,00.
- Nếu obitan đang xét là d hay f thì mỗi electron thuộc các nhóm bên trong (ngay cả khi cùng lớp) đều có b = 1,00.
Để vận dụng những lí thuyết trên, các bạn có thể làm và xem cái ví dụ trang 15,16 trong ibook
Tài liệu này mình chỉ khuyến khích các bạn học chuyên hoặc có kiến thức nâng cao về hóa học 10 nhé! Chúc các bạn học tốt! Nếu có gì không hiểu thì chúng ta trao đổi thêm ha!
@hoangthianhthu1710 @Max ngu toán các bạn còn cần không nhỉ?
@Junly Hoàng EXO-L bà chắc học rồi, nếu tui sai chỗ nào thì chỉnh giùm nhé!
@Hồng Nhật anh xem có lỗi gì sửa giúp em với luôn ạ!
đầu tiên, mời các bạn xem qua trang 14,15 trong ibook sau
các bạn có thể thấy bảng đó là một cách rất cụ thể, chi tiết về hằng số chắn.
Các bạn phải đọc theo cả hàng ngang lẫn hàng dọc nhé!
ví dụ

ở đây
xét tại s,p thì chỉ tính hàng ngang thứ nhất và cột đầu tiên

và chỉ đọc riêng phần màu đỏ
tương tự với d,f
đó là đọc bảng, còn sau đây mình sẽ diễn đạt bằng lời để dễ hiểu hơn nhé!
*Quy tắc Slater
[tex]\varepsilon _{nl}= \frac{-13,6.Z^{*2}}{n^{*2}}\frac{-13,6.(Z^{*}-\sigma )^{2}}{n^{*2}}[/tex]
trong đó: Z* là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng = Z - [tex]\sigma[/tex]
[tex]\sigma[/tex] là hằng số chắn
n* là số lượng tử chính hiệu dụng

( n là lớp chứa e mà ta đang xét )
Và đương nhiên cái định luật này không phải là tự nhiên là xuất hiện, cũng không thể tự dưng biến mất, chỉ là điều chúng ta cần học, hiểu và truyền đạt từ thế hệ hs này qua thế hệ khác...Vì nó có nguyên lí khoa học!
Nguyên do đó là đây
Ta đã biết, hạt nhân sẽ tác dụng lên các electron.
Tuy nhiên, trong nguyên tử nhiều electron, không phải tất cả các điện tích dương (Z+) của hạt nhân đều tác dụng lên electron cần xét mà một phần điện tích này đã bị chắn bởi các electron khác. Số điện tích bị chắn này gọi là hằng số chắn [tex]\sigma[/tex] . Số điện tích còn lại, thực tế có tác dụng lên electron cần xét là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng Z* = = Z - [tex]\sigma[/tex] . Hiệu ứng chắc này bằng tổng hiệu ứng chắn của các electron trong nguyên tử trừ electron đang xét, hay mỗi electron trừ electron đang xét góp vào hằng số chắn [tex]\sigma[/tex]của một số hạng góp b.
* Cách tính hằng số chắn:
[tex]\sigma[/tex] = tổng các số hạng góp b của các electron khác
- Chia các obitan (theo từng lớp electron như trong cấu hình electron ) thành các nhóm sau:
(1s); (2s2p); (3s3p); (3d); (4s4p); (4d); (4f)...
- Các electron thuộc các nhóm obitan bên ngoài obitan đang xét không có hiệu ứng chắn đối với obitan đó (là các lớp n+1, n+2 trên bảng ấy các bạn, các bạn thấy giá trị = 0).
- Mỗi electron trên các obitan thuộc cùng nhóm obitan đang xét có b = 0,35, riêng đối với nhóm 1s có b = 0,3
- Nếu obitan đang xét là obitan s hay p thì mỗi electron trên lớp electron bên trong (n' = n-1) có b = 0,85; mỗi electron trên các lớp eletron sâu hơn (n' < n-1) có b = 1,00.
- Nếu obitan đang xét là d hay f thì mỗi electron thuộc các nhóm bên trong (ngay cả khi cùng lớp) đều có b = 1,00.
Để vận dụng những lí thuyết trên, các bạn có thể làm và xem cái ví dụ trang 15,16 trong ibook
Tài liệu này mình chỉ khuyến khích các bạn học chuyên hoặc có kiến thức nâng cao về hóa học 10 nhé! Chúc các bạn học tốt! Nếu có gì không hiểu thì chúng ta trao đổi thêm ha!
@hoangthianhthu1710 @Max ngu toán các bạn còn cần không nhỉ?
@Junly Hoàng EXO-L bà chắc học rồi, nếu tui sai chỗ nào thì chỉnh giùm nhé!
@Hồng Nhật anh xem có lỗi gì sửa giúp em với luôn ạ!
Attachments
Last edited by a moderator: