Chia sẻ kinh nghiệm viết mở bài và kết bài hay cho một bài văn

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi các em!
Mấy ngày gần đây đi ngoài đường chị chợt nghe thấy tiếng ve nhiều hơn và hai bên ven đường trở nên sặc sỡ hơn bởi màu đỏ của hoa phượng và sắc tím của bằng lăng... Chợt nhận ra rằng hè đến rồi...mùa thi cũng đã đến rồi...
Cách đây 5 năm chị cũng giống như các em bây giờ, đang hối hả trong những cuốn sách những trang vở để ôn thi.
Thời gian trôi qua thật nhanh...
Chẳng còn bao lâu nữa các em sẽ đến với kì thi Tốt nghiệp và Đại học. Chắc sẽ có nhiều bạn hoang mang lắm vì một đống môn, một đống kiến thức phải học. Nhưng các em cứ bình tĩnh nhé, chúng ta cứ chiến đấu hết sức mình. Môn học nào thì cũng sẽ có những cách học, những phương pháp và những cái mẹo nho nhỏ để giúp các em tự tin hơn.
Riêng đối với môn Văn, bằng những kinh nghiệm của người đi trước, chị muốn chia sẻ với các em một số cách để các em có thể có những bài viết đơn giản mà lại đủ ý.
Bắt đầu bằng cách viết mở bài và kết bài trước nhé!
 
H

hocmai.nguvan

Đầu tiên chị phải nói rằng, mở bài và kết bài thường thì sẽ được rất ít điểm hoặc sẽ không có điểm trong kỳ thi Đại học, thi Tốt nghiệp thì có thể người chấm sẽ nương tay hơn, có thể các em sẽ được 0,25 cho mỗi phần MB và KB. Tuy nhiên, đây lại là 2 phần giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu.
Tại sao lại nói vậy?
Đầu tiên thì do đó là phần không thể thiếu trong kết cấu của một bài viết
Thứ hai: một người bất kỳ đọc bài viết của chúng ta cũng giống như việc đi du lịch đến thăm một nơi nào đó. Ấn tượng ban đầu và kết thúc là vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ chẳng thích ở một khu nghỉ dưỡng nếu như ngay từ khi bước chân vào đó chúng ta không được đón tiếp một cách nhiệt tình và cởi mở...
Ấn tượng ban đầu là rất quan trọng, đôi khi nó chi phối tới quá trình sau này.
Chẳng hạn như mở bài hay thì người đọc sẽ hào hứng đọc phần tiếp theo, nếu thấy dở và chán thì các phần sau mức độ thích thú và hào hứng sẽ giảm đi.
Kết bài cũng vậy, khép lại một câu chuyện thế nào để người ta có thể thấy mãn nguyện và nhớ mãi về nó.
Chia sẻ với các em, đó là ngày trước chị học, mỗi một tác phẩm chị đều tạo cho nó 1 cái mở bài và kết bài theo ý của mình, dù đề bài có thế nào thì cũng có thể vận dụng được. Vào phòng thi cứ mạch đó nhớ rồi viết ra. Mở bài mà viết thấy ưng thì phần sau sẽ dễ viết hơn, người ta bảo Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt.
- Viết mở bài cần những yêu cầu gì?
+ Giới thiệu được vấn đề
Với các văn bản: tất nhiên phải có tên tác giả, tác phẩm. Nếu là phân tích 1 bài thơ hoặc 1 đoạn thơ ngắn các em có thể trích dẫn.
Đề bài có yêu cầu gì thì phải nhắc được nội dung chính của yêu cầu đó trong mở bài.
Chẳng hạn: Phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình
Trong mở bài các em cần nhắc được đến các cụm từ tính sử thi, tên tác giả, tên tác phẩm.
Có 2 cách để các em có thể mở bài đúng hướng.
Một là mở bài trực tiếp: giới thiệu luôn vào vấn đề
Hai là mở bài gián tiếp: cách này sẽ bay bổng hơn 1 chút, có thể dành cho các bạn ôn thi Đại học.
Ngày trước đi học bài viết của chị rất hay được thầy cô và các bạn nhận diện được cho dù đã dọc phách bởi mở bài chị rất hay trích dẫn thơ hoặc danh ngôn có liên quan tới vấn đề mà đề bài yêu cầu.
Đây là 1 cách mở bài khá thú vị.
Chẳng hạn:
Phân tích những vấn đề nào đó xoay quanh tác phẩm Chí Phèo chẳng hạn thì mở bài các em có thể trích dẫn câu thơ của nhà thơ Lê Đình Cánh:
"Đâu Thị Nở
Đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền..."
Sau đó các em có thể dẫn vào yêu cầu của đề bài, giới thiệu tác giả, tác phẩm
hoặc, trích dẫn câu danh ngôn nào đó
Phần kết bài thường thì các em sẽ khái quát lại vấn đề. Tuy nhiên đa phần chị thấy ranh giới giữa thân bài và kết bài thường không rõ ràng, các em đôi khi lấy luôn phần thể hiện cảm xúc cuối thân bài làm phần kết bài luôn. Điều này hoàn toàn hợp lí.
Các em cũng có thể trích dẫn 1 đoạn thơ hoặc câu nói nào đó để khép lại bài viết của mình. Như thế người đọc sẽ cảm thấy bài viết có sự lắng đọng và êm ái hơn.
Nào các em, có những thắc mắc gì hãy chia sẻ để chị và các bạn có thể giúp đỡ nào.
Rất hi vọng, sau topic này các em sẽ có được những phần MB và Kb thật hay.
 
D

ductran95

Chị ơi, thế đối với câu 1 (2 điểm) thì chúng em có cần viết mở bài và kết bài không ạ? Hay là làm trực tiếp vào vấn đề luôn ạ?
 
H

hocmai.nguvan

Đối với câu 1 (2 điểm) các em có 2 cách để vào bài:
Một là các em vào 1 cách trực tiếp: vào thẳng vấn đề luôn, không sao cả, vì câu 1 thường là câu tái hiện kiến thức.
Hai là: các em có cách dẫn dắt ngắn gọn. Tuy nhiên nhớ là chúng ta chỉ nên có 1-3 câu mở đoạn và 1-2 câu kết đoạn thôi, vì hãy dành nhiều thời gian, công sức cho các phần tiếp theo em nhé!
 
T

tiemnguyen

Chị ơi, câu 2 phần nghị luận thì làm mở với kết thế nào để cho hay ạ?
vì đây là phần thi khá mở nên e không thể làm sẵn mở bài với kết bài được ạ, @@
 
H

hocmai.nguvan

Hi e!
Thực ra để viết một mở bà và kết bài hay cho 1 bài về nghị luận xã hội, về cơ bản cũng không khác nghị luận văn học em à.
Nhưng với nghị luận xã hội thì em được tự do trong cách viết hơn. Vì là vấn đề xã hội nên có nhiều cách tiếp cận hơn là vấn đề trong văn học. Giới thiệu 1 vấn đề nào đó trong đề bài, em hoàn toàn có thể sử dụng những câu nói, những hiện tượng có liên quan làm lời dẫn. Nhưng dùng vừa phải thôi nhé, mình còn để dành cho phần thân bài.
 
D

dohuyen123

Chị ơi, em thấy hầu hết phần kết bài hiện giờ là bọn em nêu cảm xúc, suy nghĩ. Có khi chẳng viết kết bài mà chỉ lấy phần cuối thân bài viết tách ra 1 đoạn xem như là kết bài ạ.
Như vậy thì có được không ạ?
Đi thi ĐH, người chấm có trừ điểm không chị?
 
N

nobeltheki21

Chị cho em hỏi

Cô giáo em nói khi thi nếu chưa xong cũng phải viết cho có kết bài để bài làm đủ yêu cầu về phần bố cục. vậy nên kết như thế nào là hợp lý ạ? ............,............
 
H

hocmai.nguvan

Hi...Cô giáo em nói đúng, 1 bài văn phải đầy đủ 3 phần, Mở - Thân và Kết.
Trong trường hợp chúng ta bị thiếu thời gian, chưa làm xong thân bài thì chúng ta vẫn phải viết 1 đoạn kết bài. Thông thường trong trường hợp này, kết bài sẽ là đoạn khái quát và khẳng định lại những nội dung mà đề bài yêu cầu nghị luận. Sau đó sẽ có phần liên hệ hoặc bộc lộ cảm xúc trong 2-3 câu. (Nếu phần trước em chưa có, thì có thể đưa vào phần này)
Nhưng cố gắng cân đối thời gian để có thể làm bài hoàn chỉnh em nhé!
Chúc em thành công!
 
H

hoangvinhct95

Chị cho em hỏi một chút về đề thi khối D phần tập làm văn ạ !
Theo em thấy đề văn khối D thường nhẹ hơn đề văn khối C, vì vậy em có một chút băn khoăn không biết mình có nên học nâng cao thêm về tư tưởng nhân đạo trong các tác phẩm ; hay chỉ cần tập trung học lại những tác phẩm ở mức độ vừa phải như phân tích nhân vật, tình huống truyện, so sánh các chi tiết... thì thôi. Bởi vì như chị biết đấy phần kiến thức văn học khá dài và các tác phẩm văn xuôi đòi hỏi phải học thuộc những dẫn chứng cần thiết, vì vậy em sợ là mình học không kịp nữa vì còn phải tập trung cho môn Anh và Toán.
Rất mong nhận được sự góp ý của chị !
 
H

hocmai.nguvan

Chị cho em hỏi một chút về đề thi khối D phần tập làm văn ạ !
Theo em thấy đề văn khối D thường nhẹ hơn đề văn khối C, vì vậy em có một chút băn khoăn không biết mình có nên học nâng cao thêm về tư tưởng nhân đạo trong các tác phẩm ; hay chỉ cần tập trung học lại những tác phẩm ở mức độ vừa phải như phân tích nhân vật, tình huống truyện, so sánh các chi tiết... thì thôi. Bởi vì như chị biết đấy phần kiến thức văn học khá dài và các tác phẩm văn xuôi đòi hỏi phải học thuộc những dẫn chứng cần thiết, vì vậy em sợ là mình học không kịp nữa vì còn phải tập trung cho môn Anh và Toán.
Rất mong nhận được sự góp ý của chị !

Ừ, chào em!
Thực ra đề khối D vẫn có thể ra các vấn đề liên quan tới tư tưởng nhân đạo trong một tác phẩm nào đó.
Vấn đề về tư tưởng nhân đạo cũng không phải là khó để nhớ và học em à.
Nói đến tư tưởng nhân đạo trong 1 tác phẩm thì chúng ta cần làm rõ các vấn đề:
- Giải thích chủ nghĩa nhân đạo là gì
- Các biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo
+ Lên tiếng tố cáo các thế lực đẩy con người vào sự khó khăn, đau khổ, hay bi kịch
+ Bênh vực con người, luôn hướng con người tới cái Chân - Thiện -Mĩ
+ Phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của con người cả về ngoại hình và nhân phẩm...
+ Thể hiện khát vọng, ước mơ của con người
-Liên hệ tới các tác phẩm khác
Theo chị em chỉ cần nắm được những mặt cơ bản này thì em hoàn toàn có thể áp dụng vào 1 tác phẩm bất kỳ để phân tích rồi. Còn tất nhiên, em cần phải nắm được nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm đó.
Vấn đề cơ bản đặt ra là các em phải tìm cho mình đúng phương pháp và hướng học tập. Kiến thức nhiều nhưng nếu chúng ta biết chia các dạng, tạo ra những form chung thì chị nghĩ không mất nhiều thời gian và không khó chút nào em à.
Nhìn chung thì đề Văn khối D nhẹ hơn đề khối C, các em học sẽ bớt áp lực hơn nhưng quan trọng là cần phải hiểu được bản chất của tác phẩm, những thông điệp, bài học, tư tưởng chủ đề của tác phẩm đó em à.
Chúc em ôn tốt nhé! Nếu có thắc mắc gì thêm, em cứ chia sẻ nha!
Thân ái!
 
P

peapk_cubi

c ơi cho e hỏi làm thế nào để viết văn hay hơn ạ. cô giáo e bảo là để viết văn hay thì chỉ có hay viết văn thui có phải k c?
E cám ơn c ạ :)
 
B

be_mum_mim

Theo em, viết văn hay nhất là khi tnh thần thoải mái và cảm được đề. Nếu hiểu được những gì đề nói thì mình viết rất nhanh và dễ đôi khi đôi tay còn không đủ để viết.
Khi đọc xong đề nên hít sâu và nhắm mắt 1 phút để cảm đề dễ hơn khi đó sẽ có ý hiện lên và viết được.
Không chỉ viết văn nhiều mà còn đọc nhiều sách văn học thì sẽ học được cách viết văn của họ để lấy được kinh nghiệm cho bản thân
 
H

hocmai.nguvan

Để viết 1 bài văn hay điều quan trọng là các em phải có ý thức cảm nhận đối tượng mà các em định viết đã. Các em sẽ không thể viết 1 bài văn hay nếu như chúng ta ghét nó phải không? Văn ôn võ luyện: để viết văn hay đòi hỏi có 1 quá trình em à, từ việc tích lũy kiến thức cho tới việc sử dụng và luyện viết như cô giáo em nói.
Cảm hứng là điều quan trọng vì thế chúng ta phải học cách tạo, giữa và duy trì cảm hứng với văn chương, có như thế bài viết của em mới giàu cảm xúc e à.
 
K

kiemro721119

chị ơi. chị có thể chỉ giúp em cách phân bố thời gian trong khi làm bài khônga\ ạ?
độ dài( theo tờ giấy thi) mỗi câu chị thường làm là bao nhiêu ạ?
phần thân bài của nghị luận văn học có nên viết thành nhiều đoạn nhỏ không c?
 
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Chị có thể đưa ra cho em một kế hoạch về thời gian và dung lượng bài làm như sau, em có thể tham khảo và điều chỉnh để phù hợp với bản thân mình nhé
Tổng thời gian làm bài 180 phút
Câu 1: 2 điểm: 30 phút tương ứng khoảng 2 - 2,5 mặt giấy thi
Câu 2: 3 điểm: 45 phút tương ứng khoảng 2,5 - 3 mặt giấy thi
Câu 3: 5 điểm: 100 phút tương ứng khoảng 6 - 8 mặt giấy thi
Như vậy còn 5 phút để các em kiểm tra lại bài, các thông tin cá nhân trước khi nộp bài.
Riêng với phần thân bài của câu nghị luận em không nên phân quá nhiều đoạn nhỏ mà hãy chú ý tới các luận điểm chính.
Chẳng hạn: phần thân bài thường có các ý sau:
+ Giải thích
+ Bàn luận
+ Bài học nhận thức và hành động
Ứng với mỗi phần em có thể viết thàn 1 đoạn. Riêng trong phần bàn luận em có thể tách ra làm 2 đoạn vì trong phần này thường sẽ có 2 ý nhỏ: theo chiều xuôi của vấn đề và thứ hai là lật ngược vấn đề.
Tùy thuộc vào đề bài mà em có thể triển khai bài viết cho hợp lí nhé.
Chúc em thành công!
 
D

dltran

Chị ơi em gặp vấn đề trong việc phân tích các bài văn xuôi ,thông thường nếu như là 1 bài thơ e có thể dễ dàng phân tích khi nhìn vào đoạn thơ nhưng văn xuôi thì em không thể mỗi khi đọc đề bài em thường lúng túng không biết nên viết những gì,cần lựa chọn những chi tiết gì, đặc biệt là những dẫn chứng trong văn xuôi cần phải đưa vào bài viết như thế nào cho hay cho thật tự nhiên không gò bó và em muốn hỏi dẫn chứng trong văn xuôi có cần đưa nhiều vào bài không ạ ?
 
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Thường thì phân tích văn xuôi khác với phân tích thơ về mặt kết cấu.
Nếu là phân tích một bài thơ thì ta phân tích theo từng câu thơ, từng khổ thơ nhưng phân tích 1 tác phẩm thì ta ko đi phân tích từng lời văn mà ta đi phân tích giá trị của tác phẩm đó dựa trên những ngữ liệu trong văn bản.
Thường thì phân tích 1 tác phẩm văn xuôi ta thường phân tích trên 2 bình diện chính là nội dung và nghệ thuật.
Nội dung: các giá trị: hiện thực, nhân đạo..
Nghệ thuật: các nghệ thuật mà nhà văn sd: miêu tả tâm lí nhân vật, miêu tả, ngôn ngữ, hình ảnh....
Việc lựa chọn dẫn chứng sẽ phụ thuộc vào việc em xác định luận điểm bài viết của mình.
Chẳng hạn như:
Phân tích tác phẩm Chí Phèo
Trong phần nghệ thuật: khi đi làm rõ giá trị của nghệ thuật miêu tả tâm lí bậc thầy của Nam Cao khi miêu tả tâm lí Chí Phèo thì chúng ta cần nêu được những dẫn chứng tiêu biểu sau:
+ Đoạn Chí tỉnh dậy sau đêm ăn nằm với Thị, sáng ra Chí cảm nhận được những điều gì
+ Chi tiết bát cháo hành
+ Đoạn khi Thị cự tuyệt Chí....
Dẫn chứng không cần quá nhiều nhưng phải là dẫn chứng tiêu biểu.
Thường thì ở mỗi tác phẩm văn xuôi đều có những dẫn chứng tiêu biểu và cốt lõi có thể được sử dụng ở hầu hết các đề bài có liên quan đến tác phẩm ấy. Em cần học thuộc những dẫn chứng này.
Hãy đọc kĩ tác phẩm, tóm tắt lại tác phẩm theo sơ đồ để dễ nhớ trình tự sự việc và hành động của nhân vật.
Chúc em học tốt nhé!
 
T

thu128_kute

chi oi cho e hoi e co nen luyen tap viet van that nhju truoc ky thi k ak? hay chi can doc van mau de tim nhug y hay?
 
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Chúng ta thường nói với nhau là Văn ôn Võ luyện. Văn ôn ở đây không chỉ là đọc, là học mà còn là luyện viết. Em nên làm các đề thi tự luyện,chịu khó viết thì khả năng diễn đạt của em sẽ tiến bộ lên rất nhiều. Nếu chỉ đọc không thì khi vào phòng thi em sẽ khá lúng túng vì không biết triển khai ý thế nào cho phù hợp. Việc viết nhiều sẽ đem đến cho em nhiều lợi ích. Chị có thể lấy ví dụ:
- Viết nhiều => nhớ lâu: viết là cách em học thuộc và ghi nhớ kiến thức
- Viết nhiều => cải tiến tốc độ viết, em sẽ viết nhanh hơn => lợi thế khi làm bài thi
- Viết nhiều => em sẽ tự luyện cho mình các cách viết mở bài, kết bài, triển khai ý => gặp đề nào em cũng không lo lắng
- VIết nhiều => giúp e tự tin hơn
Với những lợi ích như vậy, chị nghĩ em nên viết nhiều, tức là làm đề tự luyện, thi thử ĐH nhiều em nhé! Tuy nhiên, em cần cân đối thời lượng ôn tập môn Văn và các môn khác, chú ý lên kế hoạch ôn tập phù hợp
Chúc em thành công!
 
Top Bottom