Sử 12 Chia sẻ đề thi môn Lịch sử 12

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người!!!

Với mong muốn đồng hành cùng các bạn trong kì thi học kì sắp tớ xin được giới thiệu với mọi người topic "Chia sẻ đề thi môn Lịch sử 12"

Đây sẽ là topic chúng cùng nhau chia sẻ đề thi lịch sử lớp 12 nhé! Tại topic này, mọi người có thể cùng nhau chia sẻ các đề thi liên quan đến môn lịch sử 12 nhé!

Cùng tham khảo các bộ đề khác ở ĐÂY
 

Người ẩn danh trong bóng tối

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười một 2018
322
141
86
Hà Nội
Ở đậu
1 số đề tham khảo dành cho các anh chị lớp 12 nè : ^^:
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
(Đề thi gồm 4 trang, 40 câu trắc nghiệm)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Lịch sử - Lớp: 12
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề thi 132
[TBODY] [/TBODY]
Câu 1: Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào được tìm ra trong các dạng vật liệu dưới đây?
A. Bê tông. B. Pôlime. C. Sắt, thép. D. Hợp kim
Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX và khởi đầu từ nước
A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Đức.
Câu 3: Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng khoa học công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là
A. mọi phát minh về kĩ thuật dựa trên các nghiên cứu khoa học.
B. mọi phát minh kĩ thuật dựa trên các ngành khoa học cơ bản.
C. mọi phát minh về kĩ thuật bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm.
D. mọi phát minh kĩ thuật xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống.
Câu 4: Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là
A. hòa nhập nhưng không hòa tan.
B. hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
C. xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
D. cùng tồn tại, phát triển hòa bình.
Câu 5: "Luận cương chính trị" của Đảng cộng sản Đông Dương được thông qua tại hội nghị nào?
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939.
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5/1941.
C. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời, tháng 10/1930.
D. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tháng 2/1930.
Câu 6: Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc dịa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Công nghiệp và thương nghiệp. B. Nông nghiệp và khai mỏ.
C. Nông nghiệp và công nghiệp. D. Nông nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 7: Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với các bậc tiền bối là sang
A. phương Đông. B. Nhật Bản. C. phương Tây. D. Trung Quốc.
Câu 8: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt
A. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.
B. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.
D. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
Câu 9: Tổ chức không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là
A. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
D. Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).
Câu 10: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của cách mạng tháng Tám 1945?
A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
Câu 11: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?
A. Nhằm thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.
B. Để cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.
C. Để phục vụ nhu cầu công nghiệp chính quốc.
D. Do đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp.
Câu 12: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các văn kiện nào?
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.
B. Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt.
C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 13: Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Đồng Minh.
C. Mặt trận Việt Minh.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941?
A. Giải phóng dân tộc.
B. Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
C. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
Câu 15: Hai khẩu hiệu "độc lập dân tộc" và "ruộng đất dân cày" được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?
A. 1930 - 1931. B. 1932 – 1935. C. 1939 – 1945. D. 1936 – 1939.
Câu 16: Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?
A. Sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
B. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.
C. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.
D. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Câu 17: Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
A. Tư sản B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Nông dân.
Câu 18: Trung tâm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra ở
A. miền Nam. B. trong cả nước. C. miền Trung. D. miền Bắc.
Câu 19: Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa hoc – kĩ thuật hiện đại là gì?
A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
B. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
C. Đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ.
D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
Câu 20: Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào để thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Việt Nam cách mạng đồng chí hội.
C. Tân Việt cách mạng Đảng.
D. Tâm tâm xã.
Câu 21: Mục tiêu của các cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trong lịch sử nhằm
A. giải quyết vẫn đề bùng nổ dân số.
B. giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất.
C. đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
D. giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Câu 22: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?
A. Từ tháng 9 – 10/1930. B. Từ tháng 1 – 5/1931.
C. Từ tháng 2 – 4/1930. D. Từ tháng 5 – 8/1930.
Câu 23: So với phong trào 1930 – 1931, điểm khác biệt về phương thức đấu tranh của thời kì 1936 – 1939 là kết hợp đấu tranh
A. chính trị và đấu tranh vũ trang.
B. ngoại giao với vận động quần chúng.
C. nghị trường và đấu tranh trên mặt trận báo chí.
D. công khai và nửa công khai.
Câu 24: Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại ở Việt Nam vì
A. chủ trương đấu tranh bạo lực và ám sát cá nhân.
B. không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
C. giai cấp tư sản Việt Nam non yếu, không đủ khả năng lãnh đạo.
D. không lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Câu 25: Câu nói nổi tiếng "Không thành công cũng thành nhân!" là của
A. Nguyễn Khắc Nhu. B. Nguyễn Thái Học.
C. Phạm Tuấn Tài. D. Phó Đức Chính.
Câu 26: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành ra nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920) có ý nghĩa gì?
A. Đánh dấu bước chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chiến sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản.
B. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
C. Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
D. Phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ tự phát lên tự giác.
Câu 27: Người đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương là ai?
A. G. Đơcu. B. G. Xanhtơni. C. Anbe Xarô. D. Pôn Đume.
Câu 28: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 khẳng định bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam vì
A. thúc đẩy phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, tiểu thương phát triển.
B. từ đây liên minh công – nông được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng.
D. chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành ưu thế trong phong trào dân tộc.
Câu 29: Sự kiện nào dưới đây là tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
C. Góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế.
D. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
Câu 30: Hạn chế lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là
A. tạo ra vũ khí hiện đại, đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh mới.
B. nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
C. chế tạo vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá hủy diệt cực lớn, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
D. vấn nạn khủng bố đe dọa an ninh và hòa bình thế giới.
Câu 31: Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản năm 1930 là
A. Lê Hồng Phong. B. Trần Phú.
C. Trinh Đình Cửu. D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 32: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào của thế giới có tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
B. Chiến trnh thế giới thứ nhất kết thúc.
C. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
D. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dâng cao ở châu Mĩ, châu Phi.
Câu 33: Điểm giống nhau cơ bản giữa "Cương lĩnh chính trị" đầu tiên (đầu năm 1930) với "Luận cương chính trị" (10/1930) là
A. xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.
B. xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo.
C. xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
D. xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.
Câu 34: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được triển khai ở Đông Dương trong khoảng thời gian nào?
A. 1919 – 1929. B. 1918 – 1933. C. 1919 – 1933. D. 1918 – 1929.
Câu 35: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?
A. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
B. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
C. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
D. Buộc Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Câu 36: Đặc điểm nào mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp công nhân?
A. Sống tập trung ở nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.
B. Có ý thức tổ chức kỉ luật cao.
C. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.
D. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
Câu 37: Đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?
A. Vô sản - tư sản. B. Nông dân – địa chủ phong kiến.
C. Tư sản dân tộc – thực dân Pháp. D. Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp.
Câu 38: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tháng Tám 1945 là
A. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
B. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
C. đem lại độc lập, tự do dân tộc, góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
D. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
Câu 39: Sự kiện nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930?
A. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
B. Lực lượng của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân.
C. Cách mạng Việt Nam trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không nằm trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?
A. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
C. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
D. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu.
Đề này toàn trắc nghiệm,hơi dài chút^^
nguồn: vn.doc
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Đề số 3:
79320782_590130318405954_877795215409152000_n.jpg

79534732_560536198100093_1557948645880365056_n.jpg

p/s: Đáp án trong đề chưa là đáp án chính xác 100%!

Nguồn: Anh @Thái Minh Quân sưu tầm
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đề thi chọn học sinh giỏi ở Hòa Bình, sưu tầm trên Facebook
 

Attachments

  • inbound2599441652453767291.jpg
    inbound2599441652453767291.jpg
    86.5 KB · Đọc: 80

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
ĐỀ THAM KHẢO CHUẨN BỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 2020
Câu 1. (2,5 điểm)
Khái quát hoạt động đoàn kết dân tộc thời Lý, Trần và đánh giá tác dụng của hoạt động đó đối với quốc gia Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV và nước Việt Nam hiện nay.
Câu 2. (2,5 điểm)
Trong giờ thảo luận trong lớp về trách nhiệm mất nước của nhà Nguyễn cuối thế kỷ XIX, hai học sinh phát biểu như sau:
Học sinh thứ nhất phát biểu: “Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc mất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX”.
Học sinh thứ hai phát biểu: “Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc mất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX”.
Anh/chị hãy nhận xét về hai nhận định trên.
Câu 3. (3,0 điểm)
Trên cơ sở làm rõ những sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, anh/chị hãy rút ra bài học phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Câu 4. (3,0 điểm)
Vì sao Đảng Lao động Việt Nam chủ trương mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954? Đánh giá tác động của thắng lợi này đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 5. (3,0 điểm)
Vì sao Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995? Hiện nay, Việt Nam có thuận lợi và thách thức gì trong tổ chức này?
Câu 6. (3,0 điểm)
Trên cơ sở trình bày nguyên nhân chung dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới (1914-1918 và 1939-1945), anh/chị hãy rút ra bài học để bảo vệ hòa bình và ổn định thế giới hiện nay.
Câu 7. (3,0 điểm)
Chiến tranh lạnh được triển khai ở châu Á như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỷ XX? Phát biểu ý kiến về nhận định: Việt Nam từ chỗ là điểm mờ trở thành điểm nóng trong bàn cờ chính trị thế giới trong thời gian cuộc chiến tranh này.
---Hết---

Nguồn: Clb học sinh giỏi môn lịch sử
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đề ôn thi của một hs tên Đạt (không rõ nơi ra đề) đăng trên Facebook
 

Attachments

  • inbound8097943837998095909.jpg
    inbound8097943837998095909.jpg
    83.8 KB · Đọc: 71
  • inbound1155419903660713990.jpg
    inbound1155419903660713990.jpg
    77.6 KB · Đọc: 66
  • inbound1220312840232386120.jpg
    inbound1220312840232386120.jpg
    78.7 KB · Đọc: 60
  • inbound2459636856948191566.jpg
    inbound2459636856948191566.jpg
    82 KB · Đọc: 66
Top Bottom