Vật lí 9 Chế ống nhòm

thatswhy123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
19
15
6
33
Thanh Hóa
tht
Thế này bạn ạ. Ở đây là chúng ta tranh luận nhé, để học hỏi thêm, chứ tôi k có ý dạy dỗ hay lên mặt với ai cả.
Thứ nhất, mục đích của ống nhòm, kính thiên văn, hiển vi đều có chung 1 tính năng là tạo ảnh phóng đại của vật chúng ta cần quan sát đúng k? 1 ống nhòm đơn giản sẽ có vật kính hội tụ f và thị kính hội tụ f', theo công thức độ phóng đại sẽ là f/f' (dùng thêm thấu kính đảo hình hay lăng kính để ảnh không bị ngược). Điều này bạn rõ hơn tôi là chắc
Thứ 2: ở đầu thread, tôi có hỏi nếu dùng thị kính phân kỳ thì yêu cầu của thị kính phải thế nào vì mắt tôi cận ~-4diop. Sau khi thực tế và nhờ những người có độ cận khác nhau và những người mắt bình thường thì tôi nhận thấy: thị kính phải có doip "nặng hơn" độ cận của người quan sát thì hình ảnh mới rõ nét, và dù trong trường hợp mắt người đó thế nào thì hình ảnh cũng k bị ngược, sai sắc, cong trường, comma. Cái này là thực tế do 1 thương nhân người hà lan phát hiện ra mà k theo 1 cơ sở khoa học nào khác. Một số ống nhòm rẻ tiền cũng dùng hệ thị kính phân kỳ.
Thứ 3: có 1 bài comment bạn viết vật kính có thể là phân kỳ,có thể là hội tụ nhưng thị kính bắt buộc phải là hội tụ. Tôi khẳng định với bạn rằng thị kính có thể là phân kỳ hay hội tụ, nhưng vật kính thì tôi chưa thấy 1 cơ sở khoa học nào hay 1 thiết bị nào dùng vật kính phân kỳ cả. Nếu như có thì bạn có thể chứng minh cho tôi thấy
Đây là link bài viết có cơ sở khoa học về các loại thị kính và vật kính, có nói về phát hiện dùng thấu kính phân kỳ để làm thị kính. Vật kính gần vật, thị kính gần mắt, điều này ngay từ đầu tôi và bạn đề nắm rõ rồi
http://thienvanhanoi.org/cuahang/gioi-thieu-ve-cac-loai-thi-kinh/
 
Last edited:

thatswhy123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
19
15
6
33
Thanh Hóa
tht
Xem kỹ hình bạn đưa lên ở bài trước:
667-jpg.53822

Tôi quan tâm đến hệ thứ 1 có 1 thấu kính pk và 1 thấu kính hội tụ. Bạn có thể chỉ rõ cho t nếu đặt thấu kính pk là vật kính thì hình ảnh sau khi qua thị kính hội tụ kia sẽ thế nào?
Khi chúng ta tranh luận, tránh gặp những lỗi ngụy biện phổ thông như 2 sai thành đúng, cá trích, anh cũng vậy, người rơm.
Khi chúng ta tranh luận, chúng ta hỏi và người trả lời đi vào trọng tâm câu hỏi. Ví dụ như hình ảnh bạn đưa lên. Tôi k rõ nên tôi hỏi bạn
 

thatswhy123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
19
15
6
33
Thanh Hóa
tht
Theo như bạn nói và cảm nhận của tôi thì chắc chắn bạn có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn tôi nhiều, pnhưng nhiều kiến thức k phải là biết tất cả, có nhiều điều bạn biết mà tôi k biết, cũng có 1 số ít điều tôi biết mà bạn k biết về vấn đề này.
Ví dụ như tôi học công nghệ thông tin chuyên ngành quản trị mạng nhưng phần cứng máy tính nhiều cái phải đi hỏi dân kỹ thuật đấy
 

dương đại uyển

Banned
Banned
Thành viên
31 Tháng một 2018
581
481
91
Hà Nội
thpt văn phùng
Xem kỹ hình bạn đưa lên ở bài trước:
667-jpg.53822

Tôi quan tâm đến hệ thứ 1 có 1 thấu kính pk và 1 thấu kính hội tụ. Bạn có thể chỉ rõ cho t nếu đặt thấu kính pk là vật kính thì hình ảnh sau khi qua thị kính hội tụ kia sẽ thế nào?
Khi chúng ta tranh luận, tránh gặp những lỗi ngụy biện phổ thông như 2 sai thành đúng, cá trích, anh cũng vậy, người rơm.
Khi chúng ta tranh luận, chúng ta hỏi và người trả lời đi vào trọng tâm câu hỏi. Ví dụ như hình ảnh bạn đưa lên. Tôi k rõ nên tôi hỏi bạn
Theo như bạn nói và cảm nhận của tôi thì chắc chắn bạn có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn tôi nhiều, pnhưng nhiều kiến thức k phải là biết tất cả, có nhiều điều bạn biết mà tôi k biết, cũng có 1 số ít điều tôi biết mà bạn k biết về vấn đề này.
Ví dụ như tôi học công nghệ thông tin chuyên ngành quản trị mạng nhưng phần cứng máy tính nhiều cái phải đi hỏi dân kỹ thuật đấy
Thế này bạn ạ. Ở đây là chúng ta tranh luận nhé, để học hỏi thêm, chứ tôi k có ý dạy dỗ hay lên mặt với ai cả.
Thứ nhất, mục đích của ống nhòm, kính thiên văn, hiển vi đều có chung 1 tính năng là tạo ảnh phóng đại của vật chúng ta cần quan sát đúng k? 1 ống nhòm đơn giản sẽ có vật kính hội tụ f và thị kính hội tụ f', theo công thức độ phóng đại sẽ là f/f' (dùng thêm thấu kính đảo hình hay lăng kính để ảnh không bị ngược). Điều này bạn rõ hơn tôi là chắc
Thứ 2: ở đầu thread, tôi có hỏi nếu dùng thị kính phân kỳ thì yêu cầu của thị kính phải thế nào vì mắt tôi cận ~-4diop. Sau khi thực tế và nhờ những người có độ cận khác nhau và những người mắt bình thường thì tôi nhận thấy: thị kính phải có doip "nặng hơn" độ cận của người quan sát thì hình ảnh mới rõ nét, và dù trong trường hợp mắt người đó thế nào thì hình ảnh cũng k bị ngược, sai sắc, cong trường, comma. Cái này là thực tế do 1 thương nhân người hà lan phát hiện ra mà k theo 1 cơ sở khoa học nào khác. Một số ống nhòm rẻ tiền cũng dùng hệ thị kính phân kỳ.
Thứ 3: có 1 bài comment bạn viết vật kính có thể là phân kỳ,có thể là hội tụ nhưng thị kính bắt buộc phải là hội tụ. Tôi khẳng định với bạn rằng thị kính có thể là phân kỳ hay hội tụ, nhưng vật kính thì tôi chưa thấy 1 cơ sở khoa học nào hay 1 thiết bị nào dùng vật kính phân kỳ cả. Nếu như có thì bạn có thể chứng minh cho tôi thấy
Đây là link bài viết có cơ sở khoa học về các loại thị kính và vật kính, có nói về phát hiện dùng thấu kính phân kỳ để làm thị kính. Vật kính gần vật, thị kính gần mắt, điều này ngay từ đầu tôi và bạn đề nắm rõ rồi
http://thienvanhanoi.org/cuahang/gioi-thieu-ve-cac-loai-thi-kinh/
thông cảm nha
ban đầu mình rất hiểu nhưng sau khi nghe bạn nói ....tự dưng lại hết tò mò
 

thatswhy123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
19
15
6
33
Thanh Hóa
tht
thông cảm nha
ban đầu mình rất hiểu nhưng sau khi nghe bạn nói ....tự dưng lại hết tò mò
Ban đầu cho đến bây giờ mình vẫn k hiểu và càng thêm tò mò. Mình đang bảo vệ luận điểm của mình nên nếu có gì sai các bạn cứ chỉ ra. Chân thành cảm ơn
 
  • Like
Reactions: G I N

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
Thế này bạn ạ. Mình đọc trong đường link của bạn gửi thì không nói thị kính là TKPK mà chỉ có trường hợp ghép TKHT và TKPK thôi. Khi ghép sát thấu kính, chúng ta có 1 công thức là 1/f' = 1/f1 + 1/f2. Giả sử bạn dùng 1 thấu kính HT có tiêu cự 10 cm ghép sát nhau thì sẽ được 1 thấu kính tương đương tiêu cự 5 cm. Đây cũng là nguyên lý để mình tạo ra thấu kính tiêu cự ngắn khi trên thị trường chỉ có kính lúp tiêu cự 5cm.

Như vậy, khi bạn ghép 2 thấu kính khác loại: vd f1 = 10 cm (TKHT) và f2 = -15 cm (TKPK) thì bạn sẽ được 1 thấu kính hội tụ tương đương là 30 cm, bản thân nó cũng là TKHT thôi.

Nếu thị kính gồm 1 hệ cả TKPK và TKHT đặt có khoảng cách thì tính toán sẽ trở nên phức tạp hơn. Nhưng nhìn chung hệ này phải có ít nhất 1 TKHT và biểu hiện của thấu kính tương đương phải là TKHT.

Mình sẽ giải thích sơ đồ nguyên lý ở bài viết sau. Bạn không cần boăn khoăn về vấn đề coi thường hay không coi thường đâu. Giờ đi làm cả rồi, kiến thức vật lý trường lớp chỉ lôi ra chém gió cho vui thôi chứ có giúp mình được tăng lương đâu.
 

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
- Trước tiên mình nói qua về nguyên lý của các thiết bị quang hoc: Ta cần quan tâm đến khái niệm góc trông ảnh (a). Chính là chiều cao của vật / khoảng cách từ vật đến mắt.

Nếu 1 vật cao 1cm nhưng ở gần thì ta quan sát vật rõ hơn, nếu vật cao 10m nhưng ở tận trên mặt trăng (vô cực) thì ta chẳng trông thấy vật. Chính vì vậy, góc trông ảnh là 1 khái niệm quan trọng hơn cả độ phóng đại.

Tỷ lệ giữa góc trông ảnh qua 1 thiết bị quang học nào đó/ góc trông ảnh trực tiếp bằng mắt gọi là độ bội giác G: G = a'/a.

Bất kỳ thiết bị nào cũng phải có tác dụng làm tăng độ bội giác (trừ cái TKPK ra), nếu không nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả.

Đây là sơ đồ nguyên lý của kính thiên văn. Xem 1 vật ở vô cùng xa L (km), khi đó chùm tia sáng tới mắt coi như song song, đường kính của chùm sáng này là d1.

- Hệ thứ nhất là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn đặt trùng tiêu điểm với 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, đường đi của chùm sáng sẽ như mình vẽ.

+ Nếu nhìn bằng mắt thường, góc trông ảnh sẽ là a = d1/L
+ Nếu nhìn bằng hệ thấu kính trên, góc trông ảnh sẽ là a' = d2/L
Rõ ràng góc trông ảnh đã được tăng lên. Độ bội giác G > 1.345.jpg


- Hệ hai là hệ hai TKHT 1 cái có tiêu cự ngắn và 1 cái có tiêu cự dài. (Bài viết trên mình có nói nhầm thị kính có tiêu cự ngắn, thực ra phải ngược lại mới đúng).
+ Tương tự như trên, sơ đồ này cũng tăng góc trông ảnh và tăng độ bội giác.​
4578.jpg
- Có thể thấy trong cả 2 sơ đồ trên, tiêu cự của TKHT làm thị kính càng dài thì độ phóng đại càng lớn. Có lẽ vì vậy mà họ ghép hệ TKHT + TKPK lại để tăng tiêu cự của TKHT tương đương. VD TKHT f = 10 cm + TKPK f = -20 cm ghép sát nhau sẽ được 1 TKHT tương tương đó tiêu cự f = 20 cm. Nhưng nếu TKHT f = 20 cm + TKPK f = -10cm sẽ thành 1 hệ có tính phân kỳ và tiêu cự là f = -20 cm.

Vì sao mình cứ luôn cho rằng không thể dùng TKPK làm thị kính, bởi lý do đơn giản như sau:

- Vật ở xa vô cực, khi qua vật kính sẽ tạo 1 ảnh bé. Nếu thị kính là TKPK (hoặc hệ phân kỳ), ảnh sẽ tiếp tục bé hơn nữa, độ bội giác giảm thê thảm. Nếu bạn thực sự chế tạo được 1 cái kính thiên văn mà có thị kính là TKPK (hoặc hệ tương đương của nó biểu hiện thành TKPK) thì chắc mình phải học lại lớp 9 quá.​
 
Last edited:

thatswhy123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
19
15
6
33
Thanh Hóa
tht
Nếu ghép 2 thấu kính có khoảng cách d thì:
1/f=1/f1+1/f2 - d/f1f2 cũng k khó tính lắm
Vậy ở đây chúng ta k bàn đến ảnh của vật qua các loại thấu kính nữa, mà bàn về các tia sáng, rõ ràng mắt chúng ta nhìn thấy được vật là do các tia sáng đi qua thủy tinh thể và tạo ảnh trên võng mạc, nơi có các tế bào hình nón cảm thụ ánh sáng, ảnh của vật lớn khi cách tia sáng của nó chiếm nhiều diện tích võng mạc. Tôi cũng k rành vẽ trên máy tính, rảnh tôi vẽ hình tia sáng qua vật kính HT và thị kính PK xem thế nào.
Khi nói về thị kính PK nghĩa là cho dù ghép các thấu kính thế nào thì f của nó cũng phải âm, nó giống như cách ghép mà khi đi đo mắt cận bác sĩ làm ấy. Bạn hãy thử như tôi nhé, dùng 1 mắt lão 2 diop làm vật kính, 1 mắt cận 8 diop làm thị kính, bạn thử nhìn ảnh qua đó xem có giống như tôi từng thấy k (được phóng đại khoảng 4 lần) , để vài hôm nữa rảnh t làm clip up lên chứng minh điều đó (*)
Bạn vẫn bảo vệ rằng vật kính có thể là PK nhưng thị kính bắt buộc là HT đúng không? Khi theo lí thuyết bạn k hề sai khi nói thị kính phải là HT. Không biết tôi hiểu thế này có sai về định nghĩa không: thị kính là hệ thấu kính gần mắt và vật kính là hệ thấu kính gần vật.
Nhìn vào hình vẽ thì tôi thấy bạn đúng, nhưng thực tế tôi thấy nếu đổi ngược vật kính và thị kính với nhau ở (*) tôi đã nêu trên thì cho dù bạn chọn tiêu cự nó thế nào thì cũng không thể phóng đại được hình.
Tôi và bạn đang đi theo 2 hướng khác nhau và càng ngày càng khác nhau. Bạn đúng về lý thuyết, còn tôi đang không hiểu sao điều tôi thấy lại ngược như vậy
Cảm ơn bạn đã chia sẻ những điều bổ ích trên
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Thế Nhân

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
Nghe bạn khẳng định thì mình cũng cố xét thử một số trường hợp xem thế nào. Và đây là kết quả.
67554.jpg Đúng là có trường hợp thị kính là TKPK thì cho độ bội giác > 1 thật.

Thực tế thì không thể sai được, lý thuyết cũng không sai bởi vì nó là đúc kết từ thực tế. Chỉ là vì mình không lường hết mà áp dụng nhầm mô hình của kính thiên văn (có tầm nhìn vô cực) cho ống nhòm (có tầm nhìn giới hạn) thôi. :)

Cũng cảm ơn sự quả quyết đến cùng của bạn. Nhờ đó mà mình hiểu thêm về sự hạn chế của mình.
 
Last edited:

thatswhy123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
19
15
6
33
Thanh Hóa
tht
- Trước tiên mình nói qua về nguyên lý của các thiết bị quang hoc: Ta cần quan tâm đến khái niệm góc trông ảnh (a). Chính là chiều cao của vật / khoảng cách từ vật đến mắt.

Nếu 1 vật cao 1cm nhưng ở gần thì ta quan sát vật rõ hơn, nếu vật cao 10m nhưng ở tận trên mặt trăng (vô cực) thì ta chẳng trông thấy vật. Chính vì vậy, góc trông ảnh là 1 khái niệm quan trọng hơn cả độ phóng đại.

Tỷ lệ giữa góc trông ảnh qua 1 thiết bị quang học nào đó/ góc trông ảnh trực tiếp bằng mắt gọi là độ bội giác G: G = a'/a.

Bất kỳ thiết bị nào cũng phải có tác dụng làm tăng độ bội giác (trừ cái TKPK ra), nếu không nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả.

Đây là sơ đồ nguyên lý của kính thiên văn. Xem 1 vật ở vô cùng xa L (km), khi đó chùm tia sáng tới mắt coi như song song, đường kính của chùm sáng này là d1.

- Hệ thứ nhất là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn đặt trùng tiêu điểm với 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, đường đi của chùm sáng sẽ như mình vẽ.

+ Nếu nhìn bằng mắt thường, góc trông ảnh sẽ là a = d1/L
+ Nếu nhìn bằng hệ thấu kính trên, góc trông ảnh sẽ là a' = d2/L
Rõ ràng góc trông ảnh đã được tăng lên. Độ bội giác G > 1.View attachment 54142


- Hệ hai là hệ hai TKHT 1 cái có tiêu cự ngắn và 1 cái có tiêu cự dài. (Bài viết trên mình có nói nhầm thị kính có tiêu cự ngắn, thực ra phải ngược lại mới đúng).
+ Tương tự như trên, sơ đồ này cũng tăng góc trông ảnh và tăng độ bội giác.​
View attachment 54139
- Có thể thấy trong cả 2 sơ đồ trên, tiêu cự của TKHT làm thị kính càng dài thì độ phóng đại càng lớn. Có lẽ vì vậy mà họ ghép hệ TKHT + TKPK lại để tăng tiêu cự của TKHT tương đương. VD TKHT f = 10 cm + TKPK f = -20 cm ghép sát nhau sẽ được 1 TKHT tương tương đó tiêu cự f = 20 cm. Nhưng nếu TKHT f = 20 cm + TKPK f = -10cm sẽ thành 1 hệ có tính phân kỳ và tiêu cự là f = -20 cm.

Vì sao mình cứ luôn cho rằng không thể dùng TKPK làm thị kính, bởi lý do đơn giản như sau:

- Vật ở xa vô cực, khi qua vật kính sẽ tạo 1 ảnh bé. Nếu thị kính là TKPK (hoặc hệ phân kỳ), ảnh sẽ tiếp tục bé hơn nữa, độ bội giác giảm thê thảm. Nếu bạn thực sự chế tạo được 1 cái kính thiên văn mà có thị kính là TKPK (hoặc hệ tương đương của nó biểu hiện thành TKPK) thì chắc mình phải học lại lớp 9 quá.​
- Có thể thấy trong cả 2 sơ đồ trên, tiêu cự của TKHT làm thị kính càng dài thì độ phóng đại càng lớn
Bạn nói chuẩn lắm nhưng riêng phần bôi đen này hình như phải ngược lại mới đúng chứ nhỉ. Kính thiên văn có vật kính tiêu cự rất dài và thị kính có tiêu cự rất ngắn mà.
Nghe bạn khẳng định thì mình cũng cố xét thử một số trường hợp xem thế nào. Và đây là kết quả.
View attachment 54246 Đúng là có trường hợp thị kính là TKPK thì cho độ bội giác > 1 thật.

Thực tế thì không thể sai được, lý thuyết cũng không sai bởi vì nó là đúc kết từ thực tế. Chỉ là vì mình không lường hết mà áp dụng nhầm mô hình của kính thiên văn (có tầm nhìn vô cực) cho ống nhòm (có tầm nhìn giới hạn) thôi. :)

Cũng cảm ơn sự quả quyết đến cùng của bạn. Nhờ đó mà mình hiểu thêm về sự hạn chế của mình.
Bạn à, trong lời nói của bạn + hình ảnh bạn đưa lên đó cho thấy bạn có ý nào đó.
Hình ảnh bạn đưa lên cho thấy góc nhìn sau khi qua thị kính bị hẹp đi mà, sao lại nói >1 đc, như là bạn đang trêu tôi ấy . À, mắt người nhìn tới vô cực thì tôi hiểu, nhưng kính viễn vọng có giới hạn và vô cực thì tôi không hiểu, bạn giải thích cho tôi với
Bạn xem thử link này đi, chẳng biết thế nào nữa, liệu kính thiên văn của galile có phải k nhìn được vô cực
http://thienvanhanoi.org/cuahang/tim-hieu-ve-thi-kinh-trong-kinh-thien-van

Mình sẽ vẽ ảnh góc nhìn qua thị kính HT và vật kính phân kỳ cho bạn xem sau
Có điều chắc bạn k ngĩ đến, vật kính HT tạo ảnh thật sau thấu kính, thị kính như kính lúp để quan sát vật. Vậy thì bạn mới đặt tiêu điểm của 2 thấu kính trùng nhau. Với thị kính PK bạn phải đặt tiêu điểm của thị kính trong tiêu cự của vật kính.
Đọc kỹ đoạn này nhé: đối với 1 kính viễn vọng có thị kính phân kỳ: hệ có chiều dài tối thiểu f1-f2. Đối với kính có thị kính hội tụ: chiều dài hệ dài hơn f1+f2
 
  • Like
Reactions: Trai Họ Nguyễn

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
Mình cũng là dân kỹ thuật, nghĩ gì nói nấy thôi bạn, không có ý gì khác đâu.

Như hình vẽ, mắt đặt sát thị kính, vì vậy góc trông ảnh sẽ lớn hơn góc trông vật. (góc nối từ đỉnh ảnh tới tâm của TKPK > góc nối từ đỉnh vật tới tâm TKPK).

Kính thiên văn khác ống nhòm ở chỗ nó được thiết kế để nhìn lên trời, những khoảng cách vô cùng xa (vô cực) nên chùm tia tới coi là song song và nguyên lý thì như mình trình bày ở sơ đồ trước.
 

G I N

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng tám 2017
1,209
1,790
211
22
Hà Nội
Đáng sợ quá >.< toàn cao thủ :> đọc về sau e ko hiểu đc cái j nữa :D
 
  • Like
Reactions: ARMY's BTS

thatswhy123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
19
15
6
33
Thanh Hóa
tht
Tôi muốn hỏi bạn 3 câu, mong bạn trả lời chính xác trọng tâm câu hỏi, hoặc chỉ trả lời có hoặc không?
1.Có thể dùng thấu kính phân kỳ(hay hệ thấu kính phân kỳ) làm vật kính hay không?
2.Như trên bạn đã xác nhận bội giác khi dùng thấu kính phân kỳ làm thị kính có thể lớn hơn 1 nghĩa là đúng bản chất của 1 ống nhòm rồi đúng không?
3.Bạn nói nếu dùng thị kính phân kỳ thì tầm nhìn có hạn, vậy có thể dùng thấu kính phân kỳ làm thị kính để chế tạo kính thiên văn hay k? Công thức nào khiến nó bị hạn chế (có giới hạn)
P/s: chúng ta không bàn đến việc bạn dùng 2 thấu kính hội tụ để chế tạo các thiết bị hỗ mắt, vì đó là điều đương nhiên không thể chối cãi.
 

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
Vậy mình sẽ trình bày ngắn gọn nhất có thể.

1. Hoàn toàn được.

2. Đúng.

3. Nó bị hạn chế bởi tính phóng đại thôi bạn. Ở khoảng cách lớn đòi hỏi độ bội giác lớn hơn. Nhìn một ngôi sao mà G chỉ gấp 4, 5 thì không hiệu quả, vì vậy mô hình này không áp dụng cho kính thiên văn.
 
  • Like
Reactions: Trai Họ Nguyễn

thatswhy123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
19
15
6
33
Thanh Hóa
tht
Vậy bạn có thể giúp mình chọn thấu kính phân kỳ có tiêu cự bao nhiêu để làm vật kính và thị kính là thấu kính, tiêu cự bao nhiêu k bạn?
Thank
 

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
Bạn cho mình thông tin về độ cận của mắt, mình sẽ nghiên cứu đưa ra mô hình.
 

thatswhy123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
19
15
6
33
Thanh Hóa
tht
Mắt mình cận 4.25, không loạn. Bạn cứ đưa mô hình cho mắt người bình thường là được rồi
 

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
45.jpg
Nếu dùng sơ đồ vật kính là TKHT thì mình đề xuất thế này:

Khi ngắm chứng ở vô cực:

- Hệ có độ bội giác 10 lần: Vật kính dùng 2 kính cận -10 Diop ghép sát nhau (để được 1 TKPK có tiêu cự - 5 cm). Vật thị kính dùng 1 TKHT 2 Diop (f = 50 cm). Khoảng cách giữa 2 hệ thấu kính trên là 450 cm.

- Hệ có độ bộ giác 20 lần: Vật kính như trên, thị kính loại 1 Diop, khoảng cách 950 cm.

Khi ống kính dài thì ta gặp 1 vấn đề lớn, ấy là lượng ánh sáng vào kính ít. Tuy độ bội giác lớn nhưng nếu đường kính của vật kính bé, khi nhìn qua kính ta chỉ nhìn thấy 1 vùng nhỏ thôi.

Để có thời gian mình nghiên cứu thử trường hợp thị kính là TKPK thì tối đa có thể thiết kế độ bội giác bao nhiêu. Hệ này được cái ống kính ngắn nên có thể cải thiện được nhược điểm trên.
 

Nguyen Viet Thinh

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng năm 2018
6
8
6
23
Hà Tĩnh
Chuyên Hà Tĩnh
Cái hệ TK Phân kì- Hội tụ mình chỉ mới gặp ở cái mắt thần ( cái nhòm cửa), Trong trường hợp kính thiên văn, thực tế mình nghĩ sẽ ko được chế tạo kiểu này vì do hệ này thị trường rất rộng dẫn đến bị méo ảnh ở phía ngoài, sắc sai,...
 
Top Bottom