Cấu trúc và giới hạn đề thi Đại học Môn Ngữ văn

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có trong tay Cấu trúc và giới hạn đề thi ĐH môn Ngữ văn. Có thể một số bạn đã biết về thông tin này, nhưng có nhiều bạn vẫn chưa nắm được. Vậy chị post lên để các em cùng theo dõi và bàn luận. Từ đó đưa ra chiến lược ôn tốt nhất cho mình nhé!
Tài liệu dưới đây được lấy từ nguồn http://tuyensinh.ussh.edu.vn/cau-truc-va-gioi-han-noi-dung-de-thi-ngu-van/281 của trường ĐHKHXH và NV Hà Nội. Do đó các em hoàn toàn có thể tin tưởng.

"Thầy Trần Hinh (Khoa Văn học) phân tích về cấu trúc và giới hạn nội dung đề thi đại học môn Ngữ văn (theo văn bản mới được ban hành của Bộ GD&ĐT).
I. Cấu trúc đề thi
Một đề thi đại học môn Văn hiện nay, theo quy chế của Cục khảo thí, Bộ GD&ĐT, luôn có hai phần chung và riêng với 3 câu hỏi. Phần chung bắt buộc gồm 2 câu:
Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam.
Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ)
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Phần riêng tự chọn (5 điểm) có 1 câu và học sinh chỉ được phép chọn một trong hai câu hỏi này: vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Nếu học sinh nào làm cả hai câu, thì phần bài làm này sẽ không được chấm điểm, bài thi coi như vi phạm quy chế. Các em học sinh cần phải hết sức chú ý.
Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
II. Giới hạn nội dung đề thi
Về giới hạn nội dung chương trình thi, thứ nhất cần xác định rõ, đề thi đại học và cao đẳng từ năm 2002 đến nay, theo giới hạn của Bộ bao gồm cả phần kiến thức lớp 11 và 12, dung lượng bài học gần như tương đương nhau, mặc dù, những người có trách nhiệm khi trả lời báo chí thường khẳng định, đề thi sẽ nghiêng về chương trình 12. Tuy nhiên, một cách chính xác, theo thống kê của chúng tôi dưới đây, phần văn học lớp 11 và 12 có tương quan số bài không quá chênh lệch nhau (lớp 11 có 16 bài, 12 là 18 bài). Tỉ lệ đó phản ánh chính xác tương quan câu hỏi đề thi trong suốt nhiều năm qua. Thông thường, trong ba câu hỏi của một đề thi, có hai câu thuộc chương trình lớp 12. Đó là vấn đề thứ nhất học sinh cần phải chú ý.
Điểm thứ hai cần chú ý là so với những năm trước, bài học trong chương trình 4 năm gần đây đã có rất nhiều thay đổi. Ngoài 5 bài liên quan đến dạng đề 2 điểm, tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác (Hồ Chí MInh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyễn Tuân) vẫn được giữ nguyên, có tới 16 bài học mới được đưa vào chương trình, so với 18 bài học cũ được giữ lại, chiếm tỉ lệ khoảng 47%.
Thứ ba, bắt đầu từ kì thi 2009, trong cấu trúc đề thi có một câu nghị luận xã hội, thuộc dạng bắt buộc (3 điểm). Để giải quyết tốt các bài văn nghị luận xã hội thuộc dạng này, ngoài kiến thức được học trong nhà trường, học sinh còn phải tăng cường kiến thức bên ngoài, trên sách báo, trong cuộc sống, đặc biệt những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Do đây là câu hỏi khá tự do, không có bài học sẵn trong sách, đòi hỏi tính chủ động rất cao ở học sinh, nên tiếp xúc với câu hỏi thuộc dạng này, học sinh phải rất linh hoạt và chủ động, phải thể hiện được những chính kiến của mình trước một vấn đề (chẳng hạn: niềm tin, sự trung thực, vẻ đẹp tâm hồn, thái độ sống…) câu hỏi nêu ra, phải có sự sáng tạo.
Để các bạn nắm được chi tiết đề thi năm nay, chúng tôi thống kê dưới đây nội dung hạn chế chính thức của Bộ GD&ĐT. Chú ý, cột có đánh dấu cộng là lưu ý nội dung các bài học có thể được sử dụng cho loại câu nào.



STT KIẾN THỨC Câu I Câu III.a Câu III.b
1 Tác gia Hồ Chí Minh +
2 Tác gia Tố Hữu +
3 Tác gia Nam Cao +
4 Tác gia Nguyễn Tuân +
5 Tác gia Xuân Diệu +
6 Hai đứa trẻ + + +
7 Chữ người tử tù + + +
8 Vội vàng + + +
9 Đây thôn Vĩ Dạ + + +
10 Tràng giang + + +
11 Tương tư +
12 Hạnh phúc của một tang gia + + +
13 Chí Phèo + + +
14 Đời thừa +
15 Nhật kí trong tù + + +
16 Chiều tối + + +
17 Lai Tân + +
18 Từ ấy + + +
19 Về luân lí xã hội ở nước ta +
20 Một thời đại trong thi ca +
21 Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài + + +
22 Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tâm 1945 đến hết thế kỉ XX +
23 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc + + +
24 Tuyên ngôn Độc lập + + +
25 Tây Tiến + + +
26 Việt Bắc + + +
27 Tiếng hát con tàu +
28 Đất Nước + + +
29 Sóng + + +
30 Đàn ghi ta của Lorca + + +
31 Người lái đò sông Đà + + +
32 Ai đã đặt tên cho dòng sông? + + +
33 Vợ nhặt + + +
34 Vợ chồng A Phủ + + +
35 Rừng xà nu + + +
36 Những đứa con trong gia đình + + +
37 Chiếc thuyền ngoài xa + + +
38 Một người Hà Nội +
39 Hồn Trương Ba, da hàng thịt + + +
 
D

ductran95

Chị ơi, theo như cái giới hạn ở trên thì số lượng bài học cho câu 3a ít hơn câu 3b, như thế chúng em hoàn toàn có thể chỉ học các bài câu 3a thôi đúng không ạ?
Em cảm ơn chị!
 
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Em nói không sai. Vì câu 3 là câu lựa chọn nên em hoàn toàn có thể học giới hạn thi của 1 trong 2 phần a và b em nhé!
 
T

tiemnguyen

Chị ơi, chị có thể chia sẻ kinh nghiệm cho bọn em về phần Nghị luận xã hội được không ạ?
Làm bài Nghị luận xã hội cần chú ý những điểm gì và làm thế nào để viết tốt phần này ạ?
Ở trên lớp em chỉ làm tốt được các đề cô cho vì nó khá quen thuộc, giờ mà ra 1 vấn đề lạ không biết em phải làm thế nào.
Chị và các bạn giúp em với ạ
Em cảm ơn mọi người.
 
H

hocmai.nguvan

Phần Nghị luận xã hội là một phần đề mà đòi hỏi sự tư duy trong cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của các em.
Với phần này thì chị chỉ có thể giúp các em phương pháp làm và các cách để bồi dưỡng lập luận vấn đề chứ cũng không có đề cụ thể về vấn đề gì để có thể làm sẵn cho các em được.
Về phần Nghị luận xã hội, em có thể tham khảo trong topic dưới đây nhé. Chị nghĩ là sẽ hữu ích cho các em đấy
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=283754
Chúc các em học tốt nhé!
 
F

forgetmenot3195

Em chào chị ạ ^^
Chị cho em hỏi là trong phần giới hạn đề thi không có bài khái quát văn học VN đầu XX -> 1945 hả chị ?
Em cảm ơn nhiều ạ.
 
H

hocmai.nguvan

Hi em!
Đúng rồi, trong giới hạn thi Đại học không có bài Khái quát vh VN từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 em nhé!
 
T

thanhcan2005

Thầy và các bạn cho em hỏi chút, đây có chính xác là cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2013 không ạ?

I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm)

Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

* Văn học Việt Nam

- Khái quát văn học Việt Namtừ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX

- Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng

- Tây Tiến – Quang Dũng

- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu

- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm

- Sóng – Xuân Quỳnh

- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Vợ nhặt (trích) – Kim Lân

- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài

- Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành

- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi

- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ

* Văn học nước ngoài

- Thuốc - Lỗ Tấn

- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp

- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.

Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ).

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

II. Phần riêng (5,0 điểm)

Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

- Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng

- Tây Tiến – Quang Dũng

- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu

- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm

- Sóng - Xuân Quỳnh

- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài

- Vợ nhặt – Kim Lân

- Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành

- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi

- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.

Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).

- Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh

- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng

- Tây Tiến – Quang Dũng

- Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

- Việt Bắc (trích) – Tố Hữu

- Tố Hữu

- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm

- Sóng – Xuân Quỳnh

- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo

- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ

- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài

- Vợ nhặt - Kim Lân

- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi

- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành

- Một người Hà Nội (trích) – Nguyễn Khải

- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu

Em xem tại đây ạ: http://tin.tuyensinh247.com/dap-an-de-thi-tot-nghiep-mon-van-nam-2013-c28a9091.html
 
D

ductran95

Em cảm ơn chị!
Chị ơi, em thấy thường đề thi ĐH ra phần 5 điểm năm nào cũng 1 câu về thơ và 1 câu về văn. Như vậy, nếu bọn em chỉ học thơ không hoặc chỉ học văn không thì có được không ạ?
Em cảm ơn chị nhiều!
 
T

tiemnguyen

Cậu ơi, năm ngoái chị tớ thi cũng chỉ học mỗi phần văn xuôi cậu ạ. Cuối cùng chị ấy được 6 điểm đấy.
Nhưng như thế có vẻ cũng hơi mạo hiểm. Vì chưa có thông báo hay thông tin gì chắc chắc là lúc nào cũng có 1 câu thơ và một câu văn. Nếu như bạn chỉ cần lấy điểm 5 môn văn thì bạn học thế cũng được.
CÒn cần nhiều hơn thì nên học đều c ạ!
 
L

linhphoebe

Cấu trúc môn văn theo các năm cũng chả có gì thay đổi mấy đâu.
thi ĐH môn văn phần Nghị luận Xh nó khó vì đòi hỏi kiến thức thực tế từ c/s những cũng là phần dễ ăn điểm... cả phần câu 1 về văn học nữa... Các em cố gắng làm 2 phần này cho tốt ( phải ráng kiếm tối thiểu 3-4d phần này ).... Còn phần tự chọn... 1 thơ - 1 văn xuôi..... ai quá trình học ôn kĩvà có khả năng làm tốt mảng nào hơn thì chọn mảng đó ... ( cái hồi mình thi ĐH..mình chọn làm văn xuôi chứ ko làm thơ :D :D ) ....

Năm nay hình như thứ tự môn thi thay đổi thì phải..mấy năm trước là văn thi đầu.. Gì chớ muốn làm tốt môn văn quan trọng là tinh thần mấy em ạ. Làm văn mà cứ sợ rồi là áp lực này nọ thì chữ nó chạy mất chả có mà đưa vào bài đâu....Khi vào phòng thi, trước giờ thi giám thị sẽ hỏi các em là : " ai có nhu cầu gì cần giải quyết ko ? có thắc mắc hay đi wc thì cứ đi " ... Nhiều bạn sợ đến nỗi cứ ngồi im 1 chỗ như tượng luôn ý !.. Theo chị là cứ đi, ra ngoài 1 chút cho bớt căng thẳng, xuống rửa mặt cái cho tỉnh táo rồi lên làm bài không sao cả.
Một cái nữa cũng về mặt tâm lý đó là .. Thi môn XH nói chung mà thi Văn nói riêng.. Ta rất hay bị áp lực hay nói khác là HOẢNG khi nhìn thấy người khác cứ xin giấy liên tục trong khi bài mình thì chỉ mới có 1 chút... Cũng chả sao cả , mình cứ căn và chia thời gian cho đúng. Tập trung hết sức mình vô cái bài làm chứ đừng quan tâm người ta như thế nào ( ngày mình thi môn văn,khi làm bài xong ngẩng mặt lên chỉ thấy mỗi 3 người đang làm bài, còn lại chả biết ra phòng từ bao giờ :v ) . Làm bài xong , cứ kiểm tra thật kĩ 2,3 lần ( không thừa đâu ) chờ chuông báo hết giờ rồi hẵng ra , đừng ra vội !

Chúc các em thi tốt 2 kỳ thi sắp tới !!! ^^ ...
 
L

linhphoebe

Em cảm ơn chị!
Chị ơi, em thấy thường đề thi ĐH ra phần 5 điểm năm nào cũng 1 câu về thơ và 1 câu về văn. Như vậy, nếu bọn em chỉ học thơ không hoặc chỉ học văn không thì có được không ạ?
!

.
. Cá nhân chị thì em nên học cả 2... Ngày trước chị cũng lười học thơ lăm :p ..Chị thích văn xuôi hơn..Tuy nhiên chị cũng ngĩ tới trường hợp là lỡ mà đề ra thơ hết thì.......:-SS... Thế nên..chị bỏ chút thời gian ra ngồi lọc các bài thơ ra học , hồi đó chỉ ôn các bài thơ tiêu biểu thui à :v...Xem đề của 3 năm trước bài nào người ta đã ra rồi thì mình ko dành thời gian quá nhiều * ko dành thời gian nhiều thôi chứ vẫn học nhé ^^ * .
2 tháng theo mọi người là có thể nhanh, nhưng cá nhân chị thì vẫn còn nhiều thời gian * nếu em biết cách sắp xếp hợp lý thời gian biểu ôn thi * :D ..
THường thì chị thấy mọi người hay ôn theo bộ đề . Chị thì chị nghĩ là không nên vì đề mỗi ngày 1 thay đổi chứ chả giống nhau , nội dung bài học thì cũng chả thoát đi đâu được, chẳng qua đề đòi gì thì mình cần nhấn mạnh cái đó hơn thôi.Nên là bằng gì cũng phải nắm được mấu chốt của vấn đề và trong văn thì đặc biệt phải " năm được các chi tiết tiêu biểu " ( vì những chi tiết đó có thể là 1 đề ra ) .....
p/s : Mách nhỏ cho em nè .. Càng gần ngày thi ấy . Học ít thôi, đọc ít thôi.. Hãy Nghe ... khi mình nghe thì thẩm thấu nhanh hơn là khi mình đọc .. Trước khi thi 1 tuân.. Chị nghe bài giảng của các thầy, các cô trên hocmai.vn và youtube thay cho nghe nhạc luôn ý ^^ ... đi thi trúng cái vấn đề đó là trong đầu hình dung lại clip và lời gv nói...:D .. [ 1 bài nghe đi nghe lại 2,3 lần nhé ] .. Chúc em thi tốt !! ...:)>- :)>-
 
P

pont

các anh chị ơi, bây giờ trong đầu em không có một chút ấn tượng nào về các bài học của năm 10 và 11 hết.

Đề thi cho vào chương trình là bao nhiêu % vậy các anh chị? :((
 
H

hocmai.nguvan

pont thân!
Trong chương trình giới hạn thi Đại học môn Ngữ văn không có kiến thức Ngữ văn 10 em nhé!
Còn về chương trình Ngữ văn lớp 11 thì hầu như các tác phẩm nằm trong chương trình thơ Mới và văn xuôi hiện thực phê phán 30 - 45. Em có thể vào các chủ đề chị tạo để tìm hiểu thêm về các tác phẩm này.
Hiện tại còn 1 tháng nữa để em ôn thi. Nếu như phần văn học 12 em đã chắc rồi thì em có thể dành nhiều thời gian hơn cho phần lớp 11.
Chỉ sợ không nỗ lực, phần đấu chứ không sợ kiến thức đã bị quên. Quên thì có thể lôi nó ra học chứ không có quyết tâm thì không thành công được em à.
Còn về tỉ lệ phần trăm rơi vào lớp 11 thì là từ 20 - 50% em nhé! Tuỳ thuộc vào sự phân bố nội dung. thường thì nếu câu 2 điểm liên quan đến văn học 12 thì câu 5 điểm sẽ nằm trong chương trình ngữ văn 11 và ngược lại.
Chúc em ôn và thi tốt nhé!
Cố lên!!!!
 
Last edited by a moderator:
T

trungtd_hoc

Các bạn ơi, theo như mình hiểu thì giới hạn của bộ GDĐT chỉ nằm trong 39 đề mục kiến thức ngữ văn mà chị hocmai.nguvan đã post ở #1 có đúng không vậy?

Mình rất hoang mang vì kiến thức văn học cũng mai một nhiều, thời gian thì lại ngắn nên kế hoạch của mình là chỉ học 39 đề mục này thôi, như vậy có ổn không vậy các bạn?
 
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Giới hạn thi Đại học mà chị post ở phần trên em hoàn toàn có thể tin tưởng em nhé.
Vì đó là thông tin đã được thầy Trần Hinh trường ĐHKHXH và Nhân văn HN nhận định.
Chị nghĩ, đó là những phần khá trọng tâm, nếu em ôn tốt những vấn đề đó thì chắc chắn em sẽ làm bài tốt!
Chúc em thành công!
 
P

peapk_cubi

đúng đấy. Vì mình chư biết là đề thi ntn mà nên học tất cho chắc c ạ. nhỡ đâu gặp đề thơ dễ ơn thi sao :)
 
S

sharpenknife95

sao em nghe người ta bảo là bắt đầu từ năm 2012 là sẽ ko còn phần tác giả, tác phẩm trong giới hạn câu 2 điểm nữa vậy ? Ở chỗ em cũng chỉ ôn phần văn học để làm câu 2 điểm thôi mà ?
 
H

hocmai.nguvan

Hi em!
Thực ra chị chưa nhận được thông tin chính thức câu 2 điểm không có phần tác giả, tác phẩm vì dù thế nào đi nữa thì cũng sẽ có những vấn đề liên quan tới 2 mảng kiến thức này. Chẳng hạn như về tình huống, về chi tiết nghệ thuật nào đó trong tác phẩm. Còn tác giả thì có thể ra những câu về phong cách nghệ thuật hay về đặc điểm về thơ (ví dụ: đặc điểm thơ Tố Hữu...).
Chị nghĩ các em nên nắm chắc về hai mảng kiến thức này.
 
R

ruby12996

anh chị ơi, em nhớ trong phần LTĐH của cô Tuyết có dạy bài Một thời đai trong thi ca, sao bây giờ không thấy nữa ạ?
 
Top Bottom