Câu lạc bộ hóa học-Nơi giải đáp những điều trăn trở!

D

daiphongxt

K

khanhnguyenxxx

bóc tem đầu tiên nào.hì.cái gì chứ cái môn hóa này thì mình rất mong muốn học tốt.hì.à tiện thể cho anh hỏi sao a bấm mấy cái mã function công thức mà nó không hiện kí hiệu mà hiện luôn cả cái mã function đó nữa.híc
 
D

ducdu22

Đúng đó,anh em có đề nào hay thì post lên cùng thảo luận nhé:Em mạn phép đưa ra 1 vài câu:
Thi thử lần 1-Chuyên KHTN Hà Nội-2012
Câu 1:Hòa tan NaCl vào dung dịch NH3 20% đến bão hòa,sau đó sục CO2 dư vào dung dịch,thu được chất X kết tủa.Vậy X là:
A-NaHCO3
B-NH4HCO3
C-Na2CO3
D-NH4Cl
Câu 2:Có một hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen.Nếu cho V lít X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì tạo ra 9,6 g kết tủa.Mặt khác nếu cho V lít X phản ứng với dung dịch Br2 thì khối lượng bình Br tăng 2,72 g.Đốt cháy hết X,dẫn toàn bộ hỗn hợp sản phẩm cháy qua 100 ml dung dịch NaOH 1,5 M thì khối lượng muối thu được và số mol muối tương ứng là:
A-NaHCO3;0,15 mol
B-Na2CO3;0,075 mol
C-Na2CO3;0,2 mol
D-Hỗn hợp Na2CO3;0,075 mol và NaHCO3;0,15 mol
 
S

songvugia

Câu 1:Hòa tan NaCl vào dung dịch NH3 20% đến bão hòa,sau đó sục CO2 dư vào dung dịch,thu được chất X kết tủa.Vậy X là:
A-NaHCO3
B-NH4HCO3
C-Na2CO3
D-NH4Cl
Câu này đáp án là A vì trong dung dịch bảo hòa NH3 thì tạo được môi trường bazo NaOH sau khi cho CO2 vào thì tọa được NaHCO3 là một chất khó tan thôi. Cái này có trong một tài liệu của Nga viết về vô cơ
 
S

songvugia

Câu 2:Có một hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen.Nếu cho V lít X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì tạo ra 9,6 g kết tủa.Mặt khác nếu cho V lít X phản ứng với dung dịch Br2 thì khối lượng bình Br tăng 2,72 g.Đốt cháy hết X,dẫn toàn bộ hỗn hợp sản phẩm cháy qua 100 ml dung dịch NaOH 1,5 M thì khối lượng muối thu được và số mol muối tương ứng là:
A-NaHCO3;0,15 mol
B-Na2CO3;0,075 mol
C-Na2CO3;0,2 mol
D-Hỗn hợp Na2CO3;0,075 mol và NaHCO3;0,15 mol
Câu này đơn giản thôi mà bạn số mol axetilen là 9,6/240=0,04 mol
Số mol của etilen là :(2,7-0,04.26)/28=1,68/28=0,06mol
Do đó đốt cháy ta thu được số mol CO2 là: 0,04x2+0,06x2=0,2 mol
Ta có số mol của NaOH là 0,15 mol
do đó: chỉ thu được 0,15 mol NaHCO3 dư CO2
Có câu nào hay hay bạn gởi lên đi mấy câu này còn đơn giản quá
 
D

daiphongxt

Cho H-C X có công thức phân tử C7H8. Cho 20,7 gam X +AgNO3/NH3 dư thu được 68,85 gam kết tủa.Nếu cho X +HCl dư thì thu được Z chứa 59,6% clo về khối lượng.Biết Z+Cl2 ( tỷ lệ 1:1) chỉ thu được tối đa 2 dẫn xuất halogen.Tên gọi của X và Z lần lượt là:
A-hept-1,6-in và 2,2,3,3-tetracloheptan
B-hex-1,6-in và 2,2,3,3-tetraclohexan
C-hept-1,3-in và 2,2,4,4-tetracloheptan
D-hept-1,6-in và 2,2,4,4-tetracloheptan
 
T

thibangduoc

cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ CH3COOH (A) và RCOOC2H5 (B) có tỉ lệ số mol là 1:1 , cho X tác dụng hết với 200ml dung dịch NaOH sau pu thu được dd Y . cô cạn Y thu được hơi ancol và 36.6gam chất rắn Z ( trong Z có 2 chất có số mol bằng nhau) ngưng tụ ancol cho tác dụng hết với Na thấy có 1.68 lít H2.
xcs định công thức pt, công thức câu tạo của B .
 
T

thibangduoc

anh em giải thử bài này xem nào ? mình đưa lên diễn đàn mà chẳng thấy ai giải
 
D

ducdu22

cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ CH3COOH (A) và RCOOC2H5 (B) có tỉ lệ số mol là 1:1 , cho X tác dụng hết với 200ml dung dịch NaOH sau pu thu được dd Y . cô cạn Y thu được hơi ancol và 36.6gam chất rắn Z ( trong Z có 2 chất có số mol bằng nhau) ngưng tụ ancol cho tác dụng hết với Na thấy có 1.68 lít H2.
xcs định công thức pt, công thức câu tạo của B .
Mình giúp bạn câu này nhé:
RCOOC2H5---->C2H5OH----->1/2 H2
0,15<----------0,15<-------0,075 mol
=>mol CH3COOH= mol RCOOC2H5=0,15 mol
Nếu NaOH hết:ta có mol CH3COONa= mol RCOONa=0,15 mol=>R=95 loại
Nếu NaOH dư:thực hiện bảo toàn khối lượng nhưng do bạn chưa đưa ra nồng độ mol của dung dịch NaOH nên không thể giải tiếp được,bạn kiểm tra lại đề xem có post thiếu dữ kiện nào không nhé?
 
M

myhien_1710

Câu 1: Hoà tan hoan toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 thấy có 0,3 mol khí NO2 sản phảm khử duy nhất thoát ra ,nhỏ tiếp dung dịch HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO duy nhất bay ra .Coo cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là:
A.24,27 g B.26,92 g C.19,5 g D.29,64 g
Câu 2: Một anpha-aminoaxit có công thức phân tử là C2H5NO2,khí đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ anpha-aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước .Vậy X là:
A.tetrapeptit B.đipeptit C.tripeptit D.pentapeptit
 
T

therock619

Bài 1:
Sắt tác dụng với HNO3 ra muối sắt.
n(NO2)=0,3=> n(NO3- trong muối)=0,3mol
Khi cho thêm HCl thì sắt II tiếp tục bị oxi hóa lên sắt III và giải phóng 0,02mol NO.
lượng NO này nhỏ hơn lượng NO3 trong dung dịch trước phản ứng nên Sắt đã lên hết sắt III.
Bảo toàn e: n(sắt III)=(0,3+0,02.3)/3=0,12mol.
Ta có phương trình ion : NO3- + 4H+ ---> NO + 2H2O
VẬy số mol ion Cl-=nH+=4NO=0,08(mol)
Số mol NO3- còn lại =0,3-0,02=0,28
Tổng khối lượng muối thu được là 0,12.56+0,08.35,5+0,28.62= 26,92
=>B
 
T

therock619

Bài 2
n(H2O) = 12,6/18 = 0,7 => n(H) = 1,4
=>Số nguyên tử H co trong X: 1,4/0,1 = 14
Ta có: peptit tạo từ n aminoaxit tách (n-1) nước
Bảo toàn nguyên tố H: 5n - 2(n-1) = 14 => n= 4 (tetrapeptit) => A
 
N

nguyenduy22

Câu 1:Dung dịch chứa muối X không làm đổi màu quỳ tím,dung dịch chứa muối Y làm quỳ tím hoá đỏ;trộn X với Y thu được kết tủa và có khí bay lên.X,Y lần lượt là:
A-BaCl2 và Na2CO3
B-Ba(HCO3)2 và NaHCO3
C-Ba(HSO4)2 và Na2CO3
D-Ba(HCO3)2 và K2SO4
Câu 2:Nung nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol axetilen;0,2 mol xiclopropan;0,1 mol etilen và 0,6 mol H2 với xúc tác Ni ,nhiệt độ,sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y có tỷ khối so với H2 là 12,5.Cho hỗn hợp Y tác dụng với Br2 dư trong CCl4 thì có a gam Br2 phản ứng,giá trị của a là:
A-8
B-16
C-24
D-32
MONG CÁC BẠN GIẢI THÍCH GIÚP MÌNH!
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU!
 
T

therock619

Câu 2:Nung nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol axetilen;0,2 mol xiclopropan;0,1 mol etilen và 0,6 mol H2 với xúc tác Ni ,nhiệt độ,sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y có tỷ khối so với H2 là 12,5.Cho hỗn hợp Y tác dụng với Br2 dư trong CCl4 thì có a gam Br2 phản ứng,giá trị của a là:
A-8
B-16
C-24
D-32
Trước hết ta tính M trung bình của hh X
M(tb) = (0,1*26+0,2*42+0,1*28+0,6*2)/(0.1+0.2+0.1+0.6) = 15
Ta có: n(Y)/n(X) = M(X)/M(Y) = 15/(12.5*2) = 3/5
n(X)=1 => n(Y)= 0.6 => số mol giảm = số mol H2 PƯ = 1-0.6 = 0.4 mol
Số mol liên kết pi trong X = 0.1*2+0.2*1+0.1*1= 0.5
Số mol lk pi còn lại: 0.5-0.4= 0.1 = số mol PU với Brom => m= 0.1*160=16 => B

còn Câu 1 mình thấy đâu có muối Y nào làm quỳ tím hoá đỏ đâu! Bạn xem lại đề xem.


 
N

nguyenduy22

Câu 1 mình trích nguyên văn đề thi thử ĐH năm 2012 lần 2 khối chuyên ĐH Vinh đó,đáp án đưa ra là B nhưng mình không tin nên post lên để tham khảo ý kiến mọi người!
Sau đây mình thêm vài câu nữa nhé:
Câu 1:Hoà tan hết 4,4 gam hỗn hợp X gồm :kim loại M ,Fe3O4,Fe2O3 có tỷ lệ mol tương ứng là 2:1:1 bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 muối clorua có khối lượng 8,25 gam.Kim loại M là:
A-Fe
B-Cu
C-Al
D-Mg
 
K

killer_love_94

cho mình hỏi là khi cho Fe và Fe2O3 vào dd HCl thì nó sẽ phản ứng ra sao.. ????
 
N

newton97

Câu 1 mình trích nguyên văn đề thi thử ĐH năm 2012 lần 2 khối chuyên ĐH Vinh đó,đáp án đưa ra là B nhưng mình không tin nên post lên để tham khảo ý kiến mọi người!
Sau đây mình thêm vài câu nữa nhé:
Câu 1:Hoà tan hết 4,4 gam hỗn hợp X gồm :kim loại M ,Fe3O4,Fe2O3 có tỷ lệ mol tương ứng là 2:1:1 bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 muối clorua có khối lượng 8,25 gam.Kim loại M là:
A-Fe
B-Cu
C-Al
D-Mg

câu 1: đáp án D phải không bạn vì mình nghĩ 2 muối là Fe2+ và M2+ => M đẩy muối Fe3+ ra khỏi dung dịch muối :)
 
K

killer_love_94

chắc là củng chỉ có khí thoát ra thôi.mình ngir là như thế
cái này mình nghĩ cũng đúng.. Nhưng Fe và Fe2O3 thì cái nào t.d với HCl trước nhỉ..
Nếu Fe2O3 t.d trước thì tạo ra Fe3... thì Fe sẽ t.d với Fe3... :confused::confused::confused:
Nhờ các bạn giúp mình điều này...
Cám ơn các bạn nhiều..
 
Top Bottom