Câu hỏi sinh hay !

N

ngoleminhhai12k

:khi (183): Theo mình biết thì đột biến tự nhiên hay nhân tạo đều là sự kiện ngẫu nhiên vì thế không thể tiên đoán được gen nào trong phân tử ADN là gen đột biến
-Gen bị thay đổi gọi là alen đột biến , luôn sao chép cùng với AND bình thường và có thể được truyền cho thế hệ sau . gen điều khiển sự tổng hợp prôtêin bằng cách xác dịnh trật tự các aa , bất kỳ sự thay đổi nào trong AND đều có ảnh hưởng đến trật tự của các aa qua đó ảnh hưởng tới đặc tính của prôtêin .
-Các alen đột biến thường lặn so với alen bình thường và có hại hoặc gây chết đối với các cá thể khi ở trạng thái đồng hợp
 
B

babylanhlung_qn

sao bạn lại biết, cám ơn nhiều nha. À còn câu này nữa giải giùm tôi : Nêu vai trò của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đối với quần xã sinh vật ?
 
N

ngoleminhhai12k

Trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn thể hiện sự khống chế sinh học , đó là hiện tượng sự phát triển của loài náy kìm hãm sự phát triển của loài khác .
Khống chế sinh học là cơ sở đảm bảo sự cân bằng sinh học trong quần xã.
 
B

babylanhlung_qn

câu tiếp nè làm hộ với nha, tui chưa biết cái nỳ :Các mối quan hệ khác loài trong quần xã có vai trò như thế nào đối với diễn thế sinh thái ?
 
N

ngoleminhhai12k

-Quan hệ khác loài gồm mối quan hệ sau :
+Quan hệ hộ trợ ( cộng sinh , hợp tác , hội sinh )
+Quan hệ đối địch (cạnh tranh khác loài , vật ăn thịt và con mồi , kí sinh -vật chủ , ****** -cảm nhiễm)
-Quan hệ khác loài biểu thị rõ rệt trong DTST từ quần xã ban đầu tới các quần xã kế tiếp và quần xã đỉnh cực
-Nó được coi là động lực bên trong của DTST thúc đẩy quá trình thay thế quần xã ở sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác thích nghi hơn với môi trường thay đổi

 
N

ngoleminhhai12k

À trong dấu ************ đó là chữ "ức---chế", nó bị cấm cho phép sử dụng nên tôi không biết được. Bạn còn câu hỏi nào không?
 
Q

quynhdihoc

Mình có câu hỏi này, muốn đưa ra cho các bạnt hảo luận nha :)

Tại sao gen sinh vật nhân thực là gen phân mảnh mà lại tiến hoá hơn gen không phân mảnh của sinh vật nhân sơ ?
 
N

ngoleminhhai12k

Mình có câu hỏi này, muốn đưa ra cho các bạnt hảo luận nha :)

Tại sao gen sinh vật nhân thực là gen phân mảnh mà lại tiến hoá hơn gen không phân mảnh của sinh vật nhân sơ ?
1 gen mã hóa protein có cấu trúc điển hình gồm 3 vùng:
- Vùng điều hoà: Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
- Vùng mã hóa: Mang thông tin mã hóa các a.a
- Vùng kết thúc: Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Vùng điều hòa Vùng mã hóa Vùng kết thúc
exon intron exon intron exon (nhân thực)
Trong vùng mã hóa có những đoạn thực sự mang thông tin mã hóa a.a (gọi là đoạn exon) và những đoạn không mang thông tin mã hóa a.a (intron). Gen có cả exon và intron gọi là gen phân mảnh(bên cạnh các đoạn exon mã hoá axit amin còn được xen kẽ các đoạn intron không mã hoá axit amin). ; gen chỉ có exon là gen không phân mảnh(có vùng mã hoá liên tục ). Gen không phân mảnh có ở nhân sơ; gen không phân mảnh có ở nhân thực và vi khuẩn cổ (ít được đề cập đến) Các đoạn exon luôn mở đầu và kết thúc cho 1 gen. Vì gen sinh vật nhân thực là gen phân mảnh có cả exon và intron còn gen không phân mảnh chỉ có exon nên theo em nghĩ gen sinh vật nhân thực lại tiến hoá hơn gen của sinh vật nhân sơ .
 
T

taolatao82

Mình có câu hỏi này, muốn đưa ra cho các bạnt hảo luận nha :)

Tại sao gen sinh vật nhân thực là gen phân mảnh mà lại tiến hoá hơn gen không phân mảnh của sinh vật nhân sơ ?
theo mình tiến hoá hơn ở chỗ vốn ban đầu VCDT là không phân mảnh toàn là những mã di truyền có nghĩa cả nhưng do quá trình lưu dữ và truyền đạt TTDT sẽ xảy ra những "biến đổi" và tiến hoá " đây là một đặc tính của VCDT" chính vì thế sinh ra những đoạn vô nghĩa không có ý nghĩa về mặt DT nên để khác phục điều này CLTN đã dữ lại những ADN có thể sửa chữa, khả năng sửa chữa ngày càng hoàn thiện " chính là sự tiến hoá" nên mặc dù là gen phân mảnh nhưng chính sự phân mảnh đó lại chứng minh sự tiến hoá của chúng hơn SVNS.
rất mong ý kiến đóng góp.
 
Q

quynhdihoc

ukm, gen phân mảnh tiến hoá hơn bởi vì khi phiên mã, gen phân mảnh tạo ra những đoạn okazaki và sau đó thì đoạn đó dc nối với nhau = ezim nối . Có 1 điều rất đặc biệt là các đoạn okazaki đó lại được sắp xếp 1 cách ko đúng như trình tự thứ tự trước sau mà chúng dc nối với nhau theo nhiều kiểu

Mình ví dụ thế này cho dễ nhé
Có các đoạn okazaki lần lượt mang số 1, 2, 3 , 4 nhưng khi nối với nhau thì nó có thể dc sắp xếp thành 1 - 4 - 2 - 3 hoặc 2- 3-4-1....

Vì vậy gen phân mảnh có thể tạo nhiều biến dị hơn gen không phân mảnh --> tiến hoá hơn.

Mình nói thế các bạn có hiểu ko nhỉ ^^!
 
C

caothuyt2

ukm, gen phân mảnh tiến hoá hơn bởi vì khi phiên mã, gen phân mảnh tạo ra những đoạn okazaki và sau đó thì đoạn đó dc nối với nhau = ezim nối . Có 1 điều rất đặc biệt là các đoạn okazaki đó lại được sắp xếp 1 cách ko đúng như trình tự thứ tự trước sau mà chúng dc nối với nhau theo nhiều kiểu

Mình ví dụ thế này cho dễ nhé
Có các đoạn okazaki lần lượt mang số 1, 2, 3 , 4 nhưng khi nối với nhau thì nó có thể dc sắp xếp thành 1 - 4 - 2 - 3 hoặc 2- 3-4-1....

Vì vậy gen phân mảnh có thể tạo nhiều biến dị hơn gen không phân mảnh --> tiến hoá hơn.

Mình nói thế các bạn có hiểu ko nhỉ ^^!

Quỳnh ơi sao lại là phiên mã.Tớ nghĩ đoạn okazaki chỉ tạo ra trong qúa trình sao mã thôi mà.Trên mạch có chiều 5'-3' của gen.
+ Tớ còn có một ý này nữa: nếu đột biến gen xảy ra, giả sử đột biến đó rơi đúng vào các đoạn intron( ko mã hoá aa) như vậy hậu quả sẽ ko đáng kể. Đấy cũng là một trong những ưu điểm của gen phân mảnh.
+ Thông tin quỳnh đưa hay quá giờ tớ mới biết. Dạo này nhác đọc sách quá.
 
T

taolatao82

Quỳnh ơi sao lại là phiên mã.Tớ nghĩ đoạn okazaki chỉ tạo ra trong qúa trình sao mã thôi mà.Trên mạch có chiều 5'-3' của gen.
+ Tớ còn có một ý này nữa: nếu đột biến gen xảy ra, giả sử đột biến đó rơi đúng vào các đoạn intron( ko mã hoá aa) như vậy hậu quả sẽ ko đáng kể. Đấy cũng là một trong những ưu điểm của gen phân mảnh.
+ Thông tin quỳnh đưa hay quá giờ tớ mới biết. Dạo này nhác đọc sách quá.
thồng tin này mình cũng chưa nghe thấy bào giờ nhưng bạn Caothuyt2 ơi
quá trình phiên mã cũng là sao mã mà.
mình thì chỉ biết các đoạn okazaki sinh ra trong quá trình nhân đôi ADN thôi chứ chưa nghe thấy các đoạn okazaki sinh ra trong sao mã hay phiên mã như quỳnh nói
tròn phiên mã hay sao mã ở SVNC tạo ra mARN phân mảnh gồm các đoạn Exon sen kẽ với các đoạn Itron chứ . Quỳnh có thể nói rõ hơn cho mình hỉu với
 
C

caothuyt2

Uh . tớ lẫn rồi. Rõ ràng lúc gõ là nghĩ đến quá trình tổng hợp ADN thế mà là đánh chữ sao mã.Đúng là hết cách.
 
C

caothuyt2

Mà quỳnh ơi tớ nghĩ : mARN là phần tử trung gian để truyền thông tin di truyền từ ADN ( nhân ) ra TBC : quy định trình tự các aa trong chuỗi polipeptit( protein) nghĩa là nó phải truyền đạt nguyên vẹn chứ nhỉ.Quá trình sao mã được tổng hợp trên mạch khuôn (3'-5') thì phân tử mARN sẽ có chiều 5'-3' và được sao mã một cách trình tự nghĩa là trình tự các Nu trên gen sẽ quy định trình tự các Nu trên mARN. Vì thế khi tham gia quá trình dịch mã mARN sẽ được giải mã từ đầu 5' và theo trình tự đó cho đến hết. Nếu các đoạn exon sau khi tổng hợp nối với nhau một cách ngẫu nhiên ko theo trình tự thì thông tin di truyền sẽ bị thay đổi.....đúng ko?
Đây là ý kiến của tớ cậu có thể giải thích kĩ được ko .
 
Q

quynhdihoc

uk, thứ nhất là bên trên mình viết phiên mã là đúng vì qt sao mã còn dc gọi là qt phiên mã ?

Theo như ý kiến của caothuyt2 thì tớ nghĩ là sau khi qt sao mã kết thúc và cắt bỏ phần intron, nối các êxôn tạo ra mARN hoàn chỉnh ;Tỉ lệ % cao hơn các êxôn dc ghép đúng theo trình tự --> mang thông tin di truyền nguyên vẹn từ ADN --> prôtêin , còn % nhỏ hơn sẽ tạo ra số lượng ít mARN khác và đây là lí do để tạo ra 1 lượng prôtêin khác

Đây cũng chỉ là do mình suy luận ra thôi chứ thầy ko có nhắc kĩ cho tụi mình
Ak thầy mình cũng nói là chúng ta không nên học nguyên vẹn phần dịch mã trong sgk đã tổng hợp (cả cơ bản + nâng cao) vì ở đó gần như 1 ví dụ cụ thể, mà khi đi thi trả lời như vậy sẽ ko dc điểm cao, chúng ta nên tự khái quát các bước chung cho qt dịch mã một cách chung nhất.

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom