Sử 10 Câu hỏi ôn tập thi HSG lịch sử 10

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Phân tích đặc điểm của cuộc khởi nghiac Lam Sơn (1418 - 1427). Hãy nêu những điểm khác biệt của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn so với các cuộc kháng chiến chông ngoại xâm thời Lý, Trần.
Câu 2: Trình bày khái quát về chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV. Nếu là một chính trị gia, em sẽ kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao như thế nào trong công tác đối ngoại của nước ta ở giai đoạn hiện nay?
Câu 3: Phân tích điểm tương đồng về bối cảnh ra đời, nội dung, mục đích, ý nghĩa giữa tác phẩm “Nam quốc sơn há” của Lý Thường Kiệt và “Lời hiểu dụ” của vua Quang Trung.
Câu 4: Quốc hiệu Kinh đô và tên gọi đơn vị hành chính các cấp của Việt Nam thời phong kiến đã thay đổi như thế nào qua các triều đại Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần và Lê Sơ?
Câu 5: Trong thời gian từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, quân dân Đại Việt đã đánh thắng những thế lực ngoại xâm nào đến từ phương Bắc? Nguyên nhân dẫn đến những chiến thắng đó?
Câu 6: So sánh Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) với Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVII) về lãnh đạo, nhiệm vụ, động lực, hình thức và tính chất. Hạn chế chung của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
Câu 7: Năm 1483, vua Lê Thánh Tông ban hành bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức ) với một số điều:
“ - Khi xa giá của vua đi qua mà xông vào hàng người đi theo thì xử tội đồ, nếu xông vào đội cận vệ thì xử chém.. Lầm lỡ thì giám một bậc.
- Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì bị xử chém.
- Đào trộm đê đập làm thiệt hại nhà cửa, lúa má thì xử đồ, lưu, bắt đền tổn hại.”
(Sgk Lịch sử 10 Cơ bản, NXB Giáo dục, trang 89)
a) Từ các điều luật trên, nêu nội dung cơ bản và tính chất của bộ luật.
b) Việc ban hành Luật Hồng Đức có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của quốc gia Đại Việt.
Câu 8: Làm sáng tỏ nhận định sau:
Trong các thế kỉ XVI – XVIII, mặc dù tình hình đất nước có nhiều biến động lớn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển.
Câu 9: Trình bày ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chông Mông – Nguyên thời Trần thé kỉ XIII. Theo anh/chị, những nhân tố nào đã làm nên “hào khí Đông A” thời Trần?
Câu 10:
a) Tóm tắt sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ.
b) Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) có câu:
“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thế thì thế nức mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”.
- Cho biết tác giả của câu nói trên.
- Nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của giáo dục trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Câu 11: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thế thì thế nức mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kém chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết.” ( Trần Nhân Trung)
1. Nêu suy nghĩa của mình về câu nói trên.
2. Đánh giá khái quát về vai trò của giáo dục Việt Nam thời phong kiến.
3. Tại khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay thờ vị vua nào? Vì sao?
Câu 12: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077):
a) Trình bày khái quát diễn biến.
b) Bình luận ngắn gọn của chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” và chủ trương kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hoà” của Lý Thường Kiệt.
Câu 13: Nêu tóm tắt nội dung cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông nửa sau thế kỉ XV. Đánh giá tác động của cuộc cải cách hành chính với quốc gia Đại Việt và cho biết cuộc cải cách đó đã để lại những bài học quý báu gì cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
Câu 14: Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII đã chững kiến những thay đổi lớn lao nhưng đầy nghịch lý, với cả sự tiến bộ và lạc hậu, khủng hoảng và phát triển, thành tựu và hạn chế”.
Câu 15: Đánh giá về triều Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX, có ý kiến cho rằng: “Triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những công lao không thể phủ nhận nhưng cũng có những tội trạng không thể chối cãi”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 16: Anh/chị hãy khái quát quá trình hình thành, phát triển của giáo dục Nho học từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV và chỉ ra những đóng góp của tầng lớp trí thức Nho học đối với quốc gia Đại Việt đương thời.
Câu 17: Nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp của nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Nêu nhận xét của em về tác dụng của sự phát triển nông nghiệp trong thời kì đó.
Câu 18: Phật giáo phát triển như thế nào vào thời Lý – Trần? Vì sao Phật giáo phát triển ở thời Lý, Trần mà đến thời Lê Sơ lại không phát triển?
Câu 19: Hãy nêu những biến đổi lớn của nhà nước phong hiến Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII. Bằng kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, em hãy giải thích vì sao có những biến đổi đó.
 

Nguyen2810

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng chín 2021
5
9
6
19
Cà Mau
THPT Thới Bình
Câu 5: Trong thời gian từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, quân dân Đại Việt đã đánh thắng những thế lực ngoại xâm nào đến từ phương Bắc? Nguyên nhân dẫn đến những chiến thắng đó?

-Trong thời gian từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, quân dân Đại Việt đã đánh thắng những thế lực ngoại xâm đến từ phương Bắc là:

+ Từ năm 1258-1288, quân dân Đại Việt đã ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên,ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Bạch Đằng,

+ Đầu thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo đã giành thắng lợi oanh liệt, kết thúc bằng trận Chi Lăng - Xương Giang, đánh đổ ách đô hộ của nhà Minh.

+ Cuối thế kỷ XVIII, dân tộc dưới sự lãnh đạo của Quanh Trung, quân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của quân Thanh với các trận đánh nổi bật tại Rạch Gầm – Xoài Mút và Ngọc Hồi - Đống Đa.

-Nguyên nhân dẫn đến những chiến thắng đó là:
+ Trong các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến thì dân tộc ta đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, hi sinh bản thân mình với quyết tâm giữ và giành độc lập dân tộc.

+ Sự lãnh đạo tài tình của các nhà chính trị-quân sự tài ba đã đề ra những đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn. Góp phần quyết định thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến.

+Tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng của quân dân ta là nguồn gốc tạo nên sức mạnh vô địch đưa đến các thắng lợi lịch sử.

Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ.

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Câu 1: Phân tích đặc điểm của cuộc khởi nghiac Lam Sơn (1418 - 1427). Hãy nêu những điểm khác biệt của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn so với các cuộc kháng chiến chông ngoại xâm thời Lý, Trần.
.
** Đặc điểm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
+
Năm 1407, nước ta đặt dưới ách thống trị của nhà Minh. Tuy nhiên phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ gặp khắp cả nước dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Trãi và Lê Lợi
+ Cuộc khởi nghĩa kéo dài tận 10 năm. Thời gian đầu chống giặc, nhân dân cũng gặp rất nhiều khó khăn, bị giặc bao vây, phải chuyển căn cứ từ Lam Sơn- Thanh Hoá về Nghệ An. Nhưng nghĩ quân Lam Sơn cuối cùng cũng đã dành thắng lợi tiêu biểu là trận Chi Lăng - Xương Giang, lật đổ ách thống trị của nhà Minh
+ Cuộc khởi nghĩa đã quy tụ những người lãnh đạo tài giỏi, thâm sâu, tầm nhìn xa trong rộng, được lòng dân nên được sự lãnh đạo nhiệt tình.
+ Tư tưởng nhân nghĩa, phương châm " Đánh vào lòng người", luôn được đề cao trở thành tư tưởng cốt lõi suốt quá trình chống ách đô hộ của nhà Minh
+ Cuộc khởi nghĩa được quy tụ tại địa phương sau đó liên kết phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc, kết thúc bằng Hội thề Đông Quan, đảm bảo quan hệ hoà hiếu sau khi kết thúc chiến tranh
** Sự khác nhau của phong trào....
* Hoàn cảnh: Chính quyền tự do, tự chủ đã bị mất, nhân dân ta rơi vào cảnh khó khăn tận cùng. Vì vậy, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong điều kiện khó khăn, hình thức bí mật huy động lực lượng, chưa có 1 danh nghĩa chính thức để kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa dành chính quyền.
** Cách đánh giặc: Đường lối chiến lược được sử dụng trong kháng chiến là xung kích, vây thành, diệt viện, dụ hàng kết thức chiến tranh độc đáo trong thế thắng( Hội thề Đông Quan) .
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.

=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 

Tuấn Đạt Lê

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng chín 2021
46
40
6
21
Cà Mau
Thpt thới bình
Câu 2: Trình bày khái quát về chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV. Nếu là một chính trị gia, em sẽ kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao như thế nào trong công tác đối ngoại của nước ta ở giai đoạn hiện nay?
* Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đên XV.
- Các triều đại Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ không ngừng thi hành các chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cũng kiên quyết bảo vệ đất nước.
- Đối với các triều đại phương Bắc thì các nhà Lý, Trần, Hồ Lê Sơ luôn thi hành những chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng khi chiến tranh nổ ra thì quân lẫn dân đều nhất quyết đứng lên đấu tranh bảo vệ được nền độc lập của mình nhưng khi chiến tranh kết thúc thì mới hòa hiếu lại được thiết lập trên tinh thần mỗi bên tự chọn một phương.
+ Đối với các nước phía nam như là Lang Xang và Chân Lạp thì nước ta luôn giữ mối hòa hiếu tốt đẹp tuy nhiên thì đôi lúc cũng xảy ra một chút xít mít.
* Nếu em là nhà chính trị gia em sẽ kế thừa và phát huy chính sách đối ngoại như sau.
+ Kế thừa và phát huy chính sách đối ngoại mềm dẻo thiết lập mối quan hệ với nhiều nước thể hiện được tinh thần thiện chiến và sự yêu chuộng hòa bình của dân tộc, nhưng cũng sẽ kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình trước mọi hành vi ý định xâm phạm.
 
  • Like
Reactions: Xuân Hải Trần
Top Bottom