Sử 12 Cải tổ của Gorbachev và sự tan rã của Liên bang Xô viết

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. MIKHAIL GORBACHEV
Ông Gorbachev được các lãnh đạo tiền nhiệm Liên Xô "ngắm" trước khi còn rất trẻ, sau khi Andropov chết, Gorbachev nổi lên như một ứng viên sáng giá cho vị trí Tổng Bí Thư Liên Xô. Khiếm khuyết mà những người chống đối ông này thường đưa ra đó là Gorbachev còn quá trẻ, ông mới 54 tuổi ở vào thời điểm đó. Tuy nhiên, các đồng chí "lão thành" lại rất ủng hộ Gorbachev. Đứng đầu trong số đó là Andrei Gromyko, một ngoại trưởng cứng rắn, nghiêm nghị, và ngồi ghế bộ trưởng ngoại qua bốn thập kỷ - được phương tây đặt biệt danh là “Mr. Nyet” (Ngài nói Không). Những quan chức kỳ cựu chọn Gorbachev không phải vì việc vài tháng trước đó Margaret Thatcher từng nói bà có thể làm việc được với ông ta. Họ chọn vì nghĩ rằng ông có năng lượng để hồi sinh một hệ thống Liên Xô đã cũ nát. Gromyko nói rằng Gorbachev tin vào sự cần thiết của một nền quốc phòng mạnh và việc duy trì đế chế châu Âu của Liên Xô. Ông kết luận: “Anh ta có một nụ cười đẹp. Nhưng thưa các đồng chí, Mikhail Sergeyevich (tức Gorbachev) có hàm răng thép.”
Thực tế cho thấy, sau khi lên làm TBT Liên Xô, Gorbachev đã đem lại một hình ảnh mới, một người cởi mở, năng động và hài hước, khác với các thế hệ lãnh đạo khô khan và giáo điều của Liên Xô thời trước. Như vậy cacc có thể thấy rằng: Gorbachev ban đầu là được lòng các lãnh đạo "thế hệ cũ" thì ông mới lên được vị trí tối cao của Liên Xô. Và phải là một người "trung kiên" với lý tưởng và Đảng thì mới được sự ủng hộ như thế. Như vậy, đến đây ta có thể gạch bỏ nghi vấn Gorbachev là kẻ "phá hoại" hay "tay sai phương tây" mà trước giờ chúng ta vẫn hay nghe nói tới.
Rồi, sau đó ta đặt tiếp một câu hỏi: Nếu Gorbachev cũng như các người tiền nhiệm của ông, chỉ ngồi đó mà không cải cách, cứ duy trì hình mẫu cũ của Liên Xô thì sao? LX và khối Đông Âu có sụp không? - Tôi nghĩ là không! Thậm chí, có thể mạnh dạn mà nói rằng: Nếu ko "cải cách" có lẽ giờ đây, tận năm 2018 này, Mikhail Gorbachev vẫn đang yên vị trong điện Kremlin. Nhưng nếu như vậy, liệu Liên Xô sẽ như thế nào? - Thật đáng buồn, nhưng buộc lòng phải nói, nếu còn tồn tại, có lẽ Liên Xô còn thua cả nước Nga ngày nay.

II. TÌNH HÌNH NĂM 1985 - 1988
Sau khi lên nắm vị trí người đứng đầu Liên Xô được 1 năm, năm 1986, một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu diễn ra. Bắt đầu là cuộc đổ vỡ bong bóng bất động sản ở Nhật năm đó, thị trường địa ốc Nhật lao dốc không phanh, ảnh hưởng cả nền kinh tế, "phép màu Nhật Bản" của những năm 70 đã kết thúc, và cần đến hơn 10 năm sau thì kinh tế Nhật mới bắt đầu hồi phục dần, nhưng đến bây giờ Nhật vẫn không thể tìm lại ánh hào quang của những năm xa xưa ấy nữa... Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khi đó đã sụm, đương nhiên sẽ liên đới tới Mỹ. Đến cuối năm 1986, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng: chỉ có phép màu mới cứu được nền kinh tế Mỹ. Ấy, thế nhưng phép màu lại đến thật.
Sau quãng thời gian thao túng thị trường dầu lửa và gián tiếp giúp cho Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu lửa hàng đầu thế giới, Ả Rập Xê Út thời điểm đó đã như "lãng tử hồi đầu", các ông vua Ả Rập đã hiểu ra rằng: Cương với Mẽo thì cũng méo mồm, từ đó cóc quan tâm gì đến bọn anh em Ả Rập kia nữa. Được Mỹ dang tay, Ả Rập Xê Út bắt đầu tăng sản lượng dầu lên lại, dĩ nhiên, sản lượng tăng thì giá dầu thế giới phải giảm. Từ 66 USD/ thùng năm 1980, dầu rớt xuống còn 20 USD/ thùng năm 1986, giá dầu giảm thì Liên Xô phải nhập khẩu lương thực, hàng tiêu dùng với mức giá tăng, thế là tình trạng khan hiếm hàng hóa xuất hiện dần. Nói cách khác, phép màu đến với Mỹ cũng là vận rủi đến với Liên Xô.
Đến những năm 1988 - 1989, Mikhail Gorbachev công khai đề xuất công cuộc cải tổ - cải cách và dân chủ hóa của ông ta. Thực chất kế hoạch này do cựu đại sứ Liên Xô tại Canada Aleksandr Yakovlev vạch ra và được ủng hộ mạnh mẽ từ Gorbachev. Tuy nhiên đối với nhiều nhân vật trên thế giới, việc Gorbachev công khai thừa nhận rằng Liên Xô thật sự "không ổn" và cần thiết phải thay đổi là một điều nghe có vẻ ... hư cấu. Chính Lý Quang Diệu từng nói rằng: Tôi không thể nào hình dung ra một người được sinh ra, trưởng thành, và đứng đầu trong một xã hội như Liên Xô mà ông ấy (Gorbachev) có thể có dũng khí để thừa nhận và nói ra điều ấy. Thế nhưng, Gorbachev không những nói ra, mà còn làm thật.
Liên Xô cần xây dựng gấp một nền kinh tế tự cung tự cấp thay cho nền kinh tế chỉ dựa trên bán tài nguyên. Nếu muốn xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp như vậy, Liên Xô không có thời gian để xây dựng và học hỏi từ đầu. Kinh nghiệm trước đây của Liên Xô lẫn bài học của các quốc gia khác cũng chỉ ra rằng: Những ngành sản xuất hàng tiêu dùng muốn có chất lượng và sản lượng thì không thể dựa vào chế độ bao cấp của nhà nước được, hay nói cách khác phải "nhả" những ngành này cho tư nhân. Mà vẫn chưa hết, ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Liên Xô đã trở nên lạc hậu, lỗi thời so với thế giới gần 20 năm, để bắt kịp nhu cầu, bắt buộc họ phải áp dụng công nghệ mới. Nhưng khi đó vẫn đang là thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, một đạo luật từ năm 1972 của Hoa Kỳ cấm xuất khẩu các công nghệ, phương tiện khoa học kỹ thuật sang Liên Xô. Như vậy, muốn xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp, muốn nhập khẩu được kỹ thuật của nước ngoài, Liên Xô phải làm hai việc: Tự do hóa kinh tế trong nước và làm "tan băng" với phương tây. Mà cách làm "tan băng" nhanh chóng, dễ thấy nhất, đó là dân chủ hóa và đối thoại.
Để đối thoại thì nói mồm không chưa đủ, phải có "thành ý". Đó là cắt giảm bớt vũ khí hạt nhân, nếu các bạn nói rằng chạy đua vũ trang là một trong những nguyên nhân làm LX khánh kiệt thì các bạn lầm, từ 1985 đổ đi, LX cùng Mỹ cắt giảm vũ khí hột nhân chứ ko hề làm thêm, nhé. Và khi đã có "thành ý" rồi thì ngay lập tức, tổng thống Mỹ Reagan tuyên bố tan băng, bình thường hóa quan hệ. Gorbachev lại đi xa hơn nữa, ông rút quân đội đồn trú ở những nước Đông Âu, và tuyên bố các nước này hãy tự do theo đường lối mà họ chọn. Đoạn này phải nói thêm một chút: Có lẽ là có một quy luật mang tính chu kỳ, cứ khoảng 12 năm, khối Đông Âu lại có một cuộc "khủng hoảng chính trị", năm 1956 là CM nhung Hungary, năm 1968 là Mùa Xuân Praha, năm 1980 là ở Ba Lan với sự ra đời của Công Đoàn Đoàn Kết. Bản thân Gorbachev từng có mặt ở Praha - Tiệp Khắc năm 1968, có lẽ ông bị ảnh hưởng bởi những gì diễn ra tại đó, ấn tượng vì sự can thiệp quá sâu của LX vào nội bộ của các nước XHCN anh em hay bất mãn vì thái độ của người dân nước sở tại dành cho LX? - có lẽ là cả hai, vì vậy trong suốt thời gian cầm quyền của mình, Gorbachev hầu như không mấy quan tâm đến các nước "anh em" này, khi có dịp, ông rút quân đội về ngay. Các nước này về mặt lịch sử mà nói thì cơ bản đều không có "chất CNXH" như Liên Xô, nói trắng ra, Đảng Cộng Sản cầm quyền được ở các nước Đông Âu là do Liên Xô đứng sau chống lưng, các ĐCS Đông Âu chỉ có chừng 40 - 45 năm đi theo CNXH, vì thế khi Liên Xô "buông", dân chúng ngả ngay theo phương tây, đặc biệt là các quốc gia cũ từ Áo - Hung ngày xưa như Hungary, Ba Lan. Và từ những nước này, phong trào dân chủ lại tiếp tục lan vào Liên Xô với tốc độ chóng mặt.
Trong một xã hội chuyên chính vô sản và bao cấp từ hơn 70 năm, bỗng nhiên chuyển đột ngột sang tự do cả về mậu dịch lẫn kinh tế, tất nhiên những thành phần cơ hội đã xuất hiện: Thay vì đứng ra tự lập doanh nghiệp và phát triển kinh doanh cá thể, người dân Liên Xô lại chọn con đường an toàn và nhanh thu về lợi nhuận hơn: Đi buôn. Với việc các nước Đông Âu mở cửa biên giới với phương tây, hàng hóa mậu dịch từ Liên Xô có thể chạy thẳng một mạch từ LX sang các nước này. Vấn đề ở chỗ là Liên Xô thi hành một loạt các cải cách mới nhưng không phá bỏ các cơ chế cũ, và từ đó người ta tìm được các cơ hội để trục lợi: Các mặt hàng nhu yếu phẩm trước nay vẫn được bao cấp, được nhà nước trợ giá để người dân có thể mua được ở mức tối thiểu thì nay bà con tranh thủ mua gom rồi tuồn ra nước ngoài để ăn chênh lệch. Ví dụ:
- Tại Pháp, một tuýp kem đánh răng có giá 15 franc. Ở Liên Xô, nó chỉ được bán với giá 1 rúp. Điều kỳ lạ là hầu như dân Liên Xô không mua được hàng. Tới đại hội năm 1988, vấn đề thiếu ... kem đánh răng được đưa ra, sau đó Liên Xô phải chi 60 triệu USD để nhập khẩu kem đánh răng.
- Trong năm 1987, 500.000 vô tuyến màu và 200.000 máy giặt được các "cá nhân" chuyển ra nước ngoài. Một gia đình người nước ngoài sống ở Liên Xô trong năm 1988 đã vận chuyển khỏi đất nước này 392 tủ lạnh, 72 máy giặt, 142 máy điều hòa nhiệt độ.
- Và chỉ một nhân viên thôi, của một trong hàng trăm nghìn tổ chức nước ngoài đã đưa khỏi Liên Xô 1.400 bàn là, 138 máy may, 174 quạt máy, 3.500 miếng xà phòng và 242 kg bột giặt - những thứ mà sau này Liên Xô phải dùng ngoại tệ để mua về đáp ứng cho nhu cầu của người dân.
- Nền nông nghiệp vốn dĩ đã không thể tự nuôi sống được người dân trong nước, nay lại bị bòn rút đến sạch sẽ. Trước năm 1985, bơ từ sữa động vật là sản phẩm tiêu biểu nhất của nông nghiệp LX, LX sản xuất 21% sản lượng bơ toàn thế giới, nhưng sang đến năm 1988, các cửa hàng cũng ... sạch nhẵn cả bơ. Có câu chuyện tiếu lâm về thời kỳ này như sau:
Trong một lớp học về chính trị, giảng viên sau khi kết thúc bài giảng về tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, một học viên có ý kiến:
-Thưa thầy, nếu "mọi thứ đều ổn" như thầy vừa giảng, vậy thì ... bơ đã đi đâu mất khỏi các cửa hàng của chúng ta?
-Ồ, vấn đề này ... tôi cần thêm thời gian tìm hiểu thì mới trả lời anh được. Anh cho tôi biết tên được không, buổi sau tôi sẽ trả lời cho anh?
-Ivan, thưa thầy.
-À, Ivan, tốt, tốt lắm Ivan.
... Buổi học sau, ông thầy tiếp tục giảng bài mới, đến cuối giờ, khi ông vừa kết thúc thì một người lại ý kiến.
-À, Ivan đấy phải không? Anh muốn hỏi tôi bơ đã đi đâu chứ gì?
-Không, không thưa thầy, tôi là Vova không phải Ivan. Tôi cũng không muốn hỏi bơ đã đi đâu đâu. Tôi chỉ muốn hỏi thầy là ... Ivan đã đi đâu rồi ạ? Từ hôm ấy đến nay không ai trông thấy nó nữa?
Như vậy cacc có thể thấy dân buôn thì có thể trục lợi nhưng nhà nước thì càng nghèo đi, tư bản đã xuất hiện ngay trên một đất nước mà vốn dĩ nó chẳng hề có một mầm mống nào của TBCN. Cũng không thể trách người dân LX khi ấy, ít nhất 2 lần trước đây LX cũng đã thử cho tư nhân tự do phát triển trong công nghiệp và nông nghiệp rồi nhưng rồi ngay sau đó, khi vừa có chút thành tựu thì những cái đầu giáo điều, bảo thủ lại cáo buộc đó là "xa rời những nguyên lý CNXH" và buộc mọi thứ quay lại từ đầu... chính vì vậy nên người dân khá dè dặt trong việc bung ra làm kinh tế, họ đã lựa chọn con đường ít rủi ro và quay vòng vốn nhanh hơn.
Ngoài ra, tự do báo chí và ngôn luận lúc bấy giờ được khuyến khích nhưng nó đã mang lại sự tự do quá trớn và nhà nước không thể kiểm soát nổi nữa. Những kẻ cơ hội lợi dụng truyền thông để tô vẽ, đánh bóng bản thân và xuyên tạc, bôi xấu những chính sách của nhà nước. Nếu như trước đây những thông tin về lương thực, giá cả, lạm phát là tuyệt mật, báo chí chỉ đăng những gì mà nhà nước đưa cho thì nay tất cả mọi thứ đều phơi bày trên mặt báo. Với một đất nước đang lâm vào khó khăn và chật vật với giá - lương - tiền như LX lúc ấy, công khai những con số tiêu cực càng làm người dân mất lòng tin vào chính quyền. Dù sao thì, trong cùng thời gian đó, VN đã làm rất tốt công việc này: Cải cách, tự do hóa kinh tế nhưng vẫn nắm chặt truyền thông, và xây dựng nền kinh tế tự do nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của nhà nước.
Công cuộc cải tổ chỉ đem lại lợi ích cho những kẻ trục lợi từ nhà nước và những phần tử cơ hội. Chính vì vậy tháng 8 năm 1991, một nhóm các tướng lĩnh cao cấp và chính trị gia quyết định thực hiện đảo chính: Bắt cóc Gorbachev và dừng cuộc cải cách lại.

III. VỤ ĐẢO CHÍNH
Ngày 18 tháng 8 năm 1991, một vụ đảo chính lật đổ Gorbachev do Vladimir Kryuchkov diễn ra: Một toán lính do ông đại tá này cầm đầu đã ập vào nhà nghỉ ven biển Hắc Hải nơ Gorbachyov đang nghỉ hè. Những quan chức theo đường lối cộng sản cũ cảm thấy rằng những cải cách của Gorbachyev sẽ gây xáo trộn toàn bộ Liên Xô và nguy hại cho chế độ. Với việc bắt cóc Gorbachyev, họ hi vọng công cuộc cải tổ sẽ dừng lại.
Thế nhưng công cuộc đổi mới khi đó đã ở vào thế "kỵ hổ nan hạ", ko thể dừng được nữa. Và lúc này, lịch sử gọi tên một người khác: Boris Yeltsin.
Riêng Yeltsin, ngày thường luôn say khướt, ko hiểu sao ngày hôm đó lại bình tĩnh cực kỳ: Ông ngay lập tức chạy tới trụ sở Nhà Trắng Nga = Duma Nga ngày nay hay còn gọi là quốc hội. Tại đây, quân đội đang được phe đảo chính gọi đến để bao vây, khống chế quốc hội. Nhưng lúc này quần chúng, những người không ủng hộ cuộc đảo chính bắt đầu kéo tới bảo vệ quốc hội và ngăn cản không cho quân đội tiến lên.
Yeltsin xuất hiện và ông làm một việc có thể nói là bất ngờ nhất trong cuộc đời mình: Ông nhảy lên tháp pháo một chiếc xe tăng T72 và bắt đầu bài diễn thuyết của mình. Đó là một sự kiện nổi tiếng, được gọi là Bài diễn thuyết trên xe tăng của Yeltsin, ông tố cáo những người âm mưu đảo chính và thuyết phục quân đội hãy tuân theo ước nguyện của nhân dân. Quân đội quyết định rút đi, những người cầm đầu đảo chính quyết định tung đội đặc nhiệm Alpha của KGB vào trận, nhưng rốt cuộc đội này cũng chống lệnh chỉ huy. Tới lúc này, kế hoạch đảo chính xem như thất bại. Ngày 21 tháng 8, đa số lãnh đạo cuộc đảo chính đã phải bỏ chạy khỏi Moscow và Gorbachyov đã được "giải cứu" khỏi Krym và sau đó quay lại Moscow.
Tuy nhiên, sau vụ đảo chính, mặc dù vẫn còn tại vị nhưng uy tín của Gorbachev mất sạch. Trái lại uy tín của Boris Yeltsin lại tăng lên cao cực kỳ. Các quốc gia trong LB Xô Viết như Belarus, Ukraine, các nước Trung Á... đòi tách ra độc lập. Với việc Nga giành được ghế của LX tại liên hiệp quốc, coi như đã kế thừa xong vai trò của LX trên phương diện quốc tế. Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev từ chức tổng thống Liên xô và bị thay thế bởi Boris Yeltsin. Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao bầu cử để bãi bỏ tuyên bố được viết năm 1922 việc chính thức thành lập Liên bang Xô viết và tự giải tán. Tới 31 tháng 12 năm 1991, tất cả các định chế chính thức của Liên xô đã dừng hoạt động.

IV. HẬU QUẢ
Nền kinh tế - chính trị thời hậu Liên Xô hoàn toàn chưa chuẩn bị gì cho giai đoạn quá độ và "liệu pháp sốc" cuối cùng đem lại vô số hậu quả bi kịch: Các công ty quốc doanh bị bán cho tư nhân với mức giá rất rẻ mạt, các trùm tài phiệt nhanh chóng thâu tóm nền kinh tế và lũng đoạn chính trường Nga. Và rất nhiều tay tài phiệt Nga đã giàu lên nhanh chóng nhờ các mối liên hệ thân cận với ... gia đình Yeltsin.
Từ năm 1991 đến cuối thế kỷ 20, tổng giá trị sản xuất trong nước (GDP) của Nga giảm xuống 52% so năm 1990 (trong khi đó, vào thời kỳ chiến tranh từ năm 1941 đến năm 1945 chỉ giảm 22%). Sản xuất công nghiệp giảm 64,5%, sản xuất nông nghiệp giảm 60,4%. Vật giá tăng cao hơn 5.000 lần.
Sự sụp đổ của Liên Xô sau này được tổng thống Nga Putin gọi là "thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ 20. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga." Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: "Cái giá của sự sụp đổ Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga tổn thất còn nhiều hơn Chiến tranh thế giới thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi từ những năm 1990."

Tuy nhiên, như một căn nhà đã tróc móng, những thay đổi từ trên mái xuống là không đủ để cứu vãn sự sụp đổ. Và cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991 chỉ như giọt nước tràn ly, nó chỉ làm được mỗi một việc là hạ bệ Gorbachev, chuyển quyền lực sang tay một kẻ còn tệ hại hơn, đó là Boris Yeltsin. Nhờ quần chúng, Yeltsin đã ngăn chặn được đảo chính nhưng chỉ 2 năm sau, chính Yeltsin lại dùng quân đội bắn vào quốc hội, nơi đại diện cho nhân dân để đàn áp và dập tắt những người chống đối. Sang năm 1998, nước Nga chính thức vỡ nợ, và trở thành một đống hỗn độn thì Yeltsin chạy làng và bàn giao lại cho Putin - một người mà Yeltsin tin là "có khả năng" lập lại trật tự cho mọi thứ - vào đúng giao thừa ngày 31 - 12 - 1999, tạo nên cú sock cuối cùng của thiên niên kỷ. Theo Hiến pháp Nga, Thủ tướng Vladimir Putin trở thành tổng thống tạm quyền cho tới khi các cuộc bầu cử mới được tổ chức ngày 26 tháng 3 năm 2000.
 
  • Like
Reactions: Haizzz....
Top Bottom