Sử 12 Cách mạng ở Chile (1970 - 1973)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Salvador Allende Gossens

Cho đến cuối năm 1970, nước Chile là một nước cộng hòa thanh bình ở châu Mỹ La Tinh, với nền kinh tế phát triển khá ổn định, đạt mức thu nhập bình quân đầu người gần 5000USD/năm. Năm đó Quốc hội Chile tổ chức bầu cử tổng thống, và đó là một cuộc chạy đua sát sao giữa 3 ứng cử viên:
- Salvador Allende của liên minh cánh tả mang tên Unidad Polupar (Nhân Dân Thống Nhất) – 36,6% số phiếu.
- Jorge Alessandri của đảng cánh hữu mang tên Partido Nacional (Quốc Dân Đảng) – 35,3% số phiếu.
- Radomiro Tomic của đảng Partido Demócrata Cristiano (Đảng Dân chủ Công giáo) – 28,1% số phiếu.
Vì không ông nào được quá bán, nên theo Hiến pháp 1925 của Chile, Quốc hội phải chọn giữa 2 ông được nhiều phiếu nhất. Trước đó, vào năm 1958 thì Alessandri và Allende cũng là hai người được nhiều phiếu nhất, với Alessandri được 31,6% và cao hơn Allende, và Quốc hội năm 1958 đã chọn Alessandri làm tổng thống. Thế nên lần này trong số 200 người của Quốc hội được quyền bỏ phiếu, thì 153 người bầu cho Allende, và Allende trở thành tổng thống.

Việc ông Allende thắng cử đã gây ra một chấn động lớn ở Mỹ - Latin lúc đó: Lần đầu tiên, một ứng viên theo đường lối CNXH chiến thắng trong một cuộc bầu cử công khai (trường hợp của Cuba – người anh em thiện lành của chúng ta là đảo chính, not bầu cử). Và sau khi nhậm chức, Allende lập tức đưa Chile tiến lên con đường CNXH. Allende có nói: “Con đường đi đến CNXH dựa trên dân chủ, đa nguyên và tự do”. Từ khi lên cầm quyền, Allende đưa ra một loạt các cải cách kinh tế và xã hội nhằm tiến đến xã hội chủ nghĩa, như tăng trợ cấp xã hội, và quốc hữu hóa các công ty lớn (mà trước đó nằm trong tay một số tài phiệt), kiểm soát chặt chẽ giá cả. Nói tóm lại, là những gì mà sau này Hugo Chaves và Evo Morales làm ở Venezuela và Bolivia chả khác gì so với người tiền bối Allende đã làm ở Chile. Và kết quả cũng y chang: Các cải cách của Allende làm tăng sự hậu thuẫn của những người nghèo đối với chính phủ nhưng với tầng lớp trung lưu và giàu có thì bị chính phủ bỏ qua.

Bị tầng lớp trung lưu và giàu có bỏ rơi, chỉ 3 năm sau người ta thấy ngay kết quả: Khai thác mỏ giảm hơn 20%, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, thu nhập bình quân đầu người giảm hơn 10% trong thời gian 3 năm mà Allende cầm quyền. Điều này khiến cho đảng Dân Chủ Công Giáo, trước kia liên minh với Unidad Popular của Allende, nay quay sang liên minh với Quốc Dân Đảng, lập thành một khối liên minh đối lập chiếm đa số trong quốc hội. Khắp nơi nơi sự bất mãn dâng cao và đây đó bắt đầu nổ ra những cuộc biểu tình chống chính phủ. Trong bản cáo trạng công bố ngày 22/08/1973 của Quốc hội có nêu một loạt các hành động vi hiến của chính phủ Allende, trong đó có: điều hành theo các chỉ thỉ không tuân thủ pháp luật, đàn áp bất hợp pháp cuộc bãi công của thợ mỏ, chiếm đoạt đất hợp pháp 1500 trang trại nộng nghiệp, không chịu thực hiện các quyết định của tòa án, lạm dụng truyền hình quốc gia, cho phép những người ủng hộ cánh tả trang bị vũ khí trong khi cấm đoán điều đó với những người ủng hộ cánh hữu, lờ đi các tuyên bố của Ủy ban Kiểm soát Trung ương độc lập, v.v..

Quốc hội đã kêu gọi quân đội ra tay để dẹp chính quyền của Allende từ tháng 8/1973, nhưng lúc này Allende vẫn còn nắm được quân đội. Vào ngày 29/06/1973, xảy ra một cuộc đảo chính không thành mà về sau được gọi là Tanquetazo (sự kiện xe tăng): Một chỉ huy quân đội dùng xe tăng bao dinh tổng thống Allende. Tổng chỉ huy quân đội lúc đó là Prats, trung thành với Allende, đã dẹp được cuộc đảo chính này. Thế là người ta lại bắt đầu thanh toán tướng Prats, theo đúng như binh pháp: Muốn bắn người thì phải bắn ngựa trước.

2. CUỘC ĐẢO CHÍNH NGÀY 11/9

Một vụ bê bối xảy ra ngày 27/06/1973 được các phương tiện truyền thông loan tin (dcm, lại truyền thông) rằng: Ngày hôm đó khi ông Prats đang ngồi trên xe đến chỗ làm thì gặp tắc đường, một con mẹ ất ơ nào đó thấy ông và lao đến xỉ vả vì tình hình đất nước tồi tệ. Prats đã xuống xe và ... móc súng bắn vào cửa xe kia. Đám đông xông đến đập xe của ông Prats và ông Prats phải nhảy lên taxi tẩu thoát rồi xin từ chức nhưng Allende không chấp nhận cho Prats từ chức. Tiếp đến ngày 22/08/1973, gia đình các chỉ huy quân đội kéo đến trước cửa nhà ông này chửi bới gọi ông ta là “thằng hèn” vì để cho tình hình an ninh của Chile trở nên lộn xộn. Uy tín của Prats bị giảm sút nghiêm trọng. Đến ngày 23/08 thì Prats xin từ chức, và tổng thống Allende bổ nhiệm tướng Pinochet, một người mà ông tin tưởng vào chức vụ tổng chỉ huy quân đội.
Pinochet là một người gốc Pháp, gia nhập quân ngũ từ năm 18 tuổi với cấp bậc trung úy, sau đó Pinochet lần lượt thăng tiến, luân chuyển qua nhiều binh chủng cho đến năm 1973 thì được Allende tin tưởng bổ nhiệm vào ghế tổng chỉ huy quân đội. 18 ngày sau khi được Allende “tin tưởng” trao quyền chỉ huy quân đội, Pinochet tiến hành cuộc đảo chính quân sự: Sáng ngày 11/09/1973, toàn bộ lục quân (Pinochet chỉ huy), không quân (do tướng Leigh chỉ huy), hải quân (do tướng Merino chỉ huy, còn thống lĩnh hãi quân lúc đó là tướng Montero bị cắt toàn bộ liên lạc), và cảnh sát (tướng César Mendoza Durán, thay thế người cầm đầu cảnh sát lúc đó là José María Sepúlveda) đều tham gia đảo chính. Allende không liên lạc được với các tướng lĩnh quân sự, và cũng không ngờ rằng hầu hết toàn bộ lực lượng vũ trang trong đó có cả Pinochet đã chống lại mình. Khi quân đội bao vây dinh tổng thống La Modena thì phe đảo chính thương lượng, kêu gọi Allende từ chức tổng thống, nhưng Allende không chịu. Thân cận của Allende đề nghị ông bỏ trốn chạy ra một vùng khác để từ đó làm đảo chính ngược lại, Allende cũng không chịu, nhất quyết ở lại dinh tổng thống, tin vào chính nghĩa của mình. Lực lượng bảo vệ Allende ở dinh tổng thống có khoảng 300 lính tinh nhuệ, gọi là Grupo de Amigos Personales (GAP), nhưng không đọ lại được phía quân đội có máy bay trực thăng và máy bay ném bom đến yểm trợ. Kết cục đến đầu giờ chiều, sau khi khoảng 60 người bị chết trong đó chủ yếu là quân GAP, Allende đã tự sát, quân GAP đầu hàng và đảo chính kết thúc

Xin nói thêm về sự qua đời của Tổng thống Chile: Khi ông đắc cử tổng thống, tài liệu mật của KGB đã nhận định rằng: Allende là nhân vật quan trọng thứ hai của chúng ta ở Châu Mỹ Latin sau Fidel. Chính vì thế, bỗng nhiên có thêm người cùng phe, đồng chí Fidel vui vẻ rất. Ngay năm sau, 1971 Fidel có chuyến thăm đến Chile. Tại đây, Fidel đã tặng Allende khẩu AK-47 huyền thoại có khắc tên tổng thống Chile trên báng súng. Chiều ngày 11/9/1973, sau khi thương lượng thất bại, Allende đã dùng chính khẩu AK này để tự sát. Do nghi ngờ tổng thống Allende bị quân đảo chính giết chứ không phải tự sát. Quốc hội Chile đã mở cuộc điều tra, khám nghiệm tử thi tổng thống Allende vào năm 2011. Nhưng kết quả của cuộc khám nghiệm xác nhận chính xác ông Allende đã tự sát bằng khẩu AK trong tư thế kẹp súng vào giữa đùi rồi nổ súng qua dưới cằm. Do khẩu AK đặt ở chế độ tự động nên khi xiết cò, 2 viên đạn đã làm nổ tung phần trên hộp sọ của tổng thống Allande, làm ông tử vong tại chỗ.

3. CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI PINOCHET

Các thành viên đảo chính ban đầu lên kế hoạch rằng chức vụ tổng thống sẽ được “xoay tua” trong một năm bởi các tổng tư lệnh của mỗi bốn quân chủng. Tuy nhiên, Pinochet sớm củng cố quyền kiểm soát của mình, đầu tiên ông giữ lại chức chỉ huy quân đội, và sau đó tự tuyên bố mình là "Chủ tịch tối cao của quốc gia" (ngày 27 tháng 6 năm 1974). Ông chính thức chức danh thành Tổng thống ngày 17 tháng 12 năm 1974. Tướng Leigh, người đứng đầu Không quân, ngày càng phản đối chính sách của Pinochet và bị buộc phải nghỉ hưu vào ngày 24 tháng 7 năm 1978, sau khi mâu thuẫn với Pinochet.

Tuy nhiên, anh Leigh hãy còn may mắn chán khi được cho hạ cánh an toàn, cái làm cho tên tuổi Pinochet trở nên vang danh thiên hạ không phải vì đã tham gia đảo chính mà là vì những hành động sau đó: Chỉ vài ngày sau cuộc đảo chính, một đơn vị quân đội dưới quyền Pinochet là Cravan of Death tức Lữ Đoàn Thần Chết đã gom được 40.000 người ủng hộ chế độ cũ và giam họ bên trong sân vận động quốc gia, nơi mà năm 1962 từng tổ chức trận chung kết WC. Tại đây họ bị tra tấn, khủng bố tinh thần và bắt bỏ tù sau đó, hàng ngàn người đã bỏ mạng và 91 tướng lĩnh, sĩ quan quân đội đã được cho đi mò tôm (đúng nghĩa đen). Trong suốt nhiều năm sau cuộc đảo chính, người ta thường xuyên nhìn thấy xác của những người được cho là có cảm tình với cánh tả trôi dạt vào 2 bên bờ sông Mapocho đầy bùn nhão ở Santiago. Người ta cũng đã khai quật lên hàng loạt ngôi mộ tập thể đầy những xác chết bí ẩn. Tổng cộng ước tính có khoảng 3000 người đã bị sát hại dưới chế độ Pinochet, rất nhiều trong số đó ko tìm được xác.

Viện cớ để chống lại các lực lượng "thân cộng" vẫn còn trong dân chúng, Pinichet thành lập lực lượng cảnh sát mật DINA ( Dirección de Inteligencia Nacional ) nhiều người vẫn gọi đây là đội Gestapo của Pinochet. Theo nghị định # 521, DINA có quyền giam giữ bất kỳ cá nhân nào miễn là có tình trạng khẩn cấp được tuyên bố. Tổ chức này cũng tiến hành các chiến dịch Kền Kền Khoang, chiến dịch Colombo nhằm bố ráp, bắt giữ các chính trị gia cánh tả. Sau khi bị bắt, một trong các màn tra tấn mà tù nhân phải chịu đựng ấy là nằm xếp hàng ngang trên đất, bị xích chặt và ... xe ủi cán qua chân. Chưa dừng lại ở đó, DINA còn đi sâu vào công tác kiểm duyệt thông tin truyền thông, điều mà chế độ Allende đã bỏ sót trước đó và lĩnh đủ hậu quả. Bọn truyền thông nhanh chóng hiểu được khái niệm "lưới kiểm duyệt" khi toàn bộ thông tin, báo chí, xã luận định đăng ngày hôm sau phải gửi trước cho Văn phòng kiểm duyệt và khi bản thảo được trả về chúng thường bị quẹt chi chít mực đỏ.
Thế rồi suốt 15 năm như vậy, đến cuối thập niên 80, đời sống nhân dân không khá hơn mà càng ngày càng đi xuống, buộc chế độ Pinochet phải mở cửa phát triển kinh tế và dần cởi mở hơn với dân chúng. Đến năm 1980, một bản hiến pháp mới được thiết lập qua một cuộc trưng cầu dân ý (plébiscite), làm tiền đề cho quá trình chuyển sang dân chủ. Theo hiến pháp 1980 này, thì Pinochet được làm tổng thống thêm 8 năm, rồi đến năm 1988 sẽ trưng cầu dân ý lại xem nhân dân có đồng ý để ứng cử viên của quân đội (tức là Pinochet) làm tổng thống tiếp 8 năm không. Các đảng phái “phản động” (tức là như ĐCS) thì bị cấm. Công đoàn cũng bị hạn chế (không được phép tổ chức ở mức toàn quốc gia). Cuối cùng, sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1988, người dân cũng đã quyết định: Nhân dân Chile đã bỏ phiếu thôi tín nhiệm Pinochet, và thế là, như theo thỏa thuận đã định, Pinochet mất chức tổng thống, và cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên trong vòng gần 2 thập kỷ được tiến hành. Người trúng cử là ông Aylwin của đảng Công giáo Dân chủ, nhận chức từ ngày 11/03/1990, trong khi Pinochet vẫn tiếp tục làm tổng chỉ huy quân đội và sau này còn tiếp tục được giữ ghế thượng nghị sĩ trong quốc hội nhờ đó không bị truy tố đến tận năm 1998. Sau đó thì người ta hùa nhau bắt ông này phải ra tòa để xét xử về các tội ác trong giai đoạn cầm quyền nhưng lúc này đã tuổi cao sức yếu nên lùm xùm 1 thời gian mãi mà vẫn không xử được. Cuối cùng ngày 10/12/2006, cụ tiên du giá hạc, thọ 91 niên.

Salvador_Allende_2.jpg
Tống thống Allende
 
Last edited:
Top Bottom