các đáp án bị nhầm lẫn

D

defhuong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các cậu ơi tớ có chút ý kiến. :)
Do tớ học hóa kém (rất kém :() nên khi làm bài tập mà ra đáp án khác đáp án thầy cho thì tớ rất lúng túng... nếu không biết tớ làm sai ở đâu thì càng chán... với lại ai cũng có lúc nhầm lẫn phải không nên thầy cô cho đáp án nhầm cũng là chuyện hết sức bình thường ;)
vậy nên tớ lập pic này mong rằng bạn nào làm bài tập thấy đáp án nào sai thì báo (ở đây) cho mọi người để tớ cũng như nhìu người còn biết.
Không thì thầy hocmai.hoahoc có thể lập pic giống bên box toán như là
Chú ý: Nhầm lẫn đáp án, bài giảng post tại đây!
các bạn cùng hợp tác nhá ;)
thank các bạn
 
A

alone_t94

Mình đồng ý với bạn là trong khâu soạn thảo tài liệu cho khóa đảm bảo này, các thầy cô đã dày công để tạo nên những tài liệu hay nhất và khoa học nhất cho chúng ta. Do vậy sai sót là điều khó tránh khỏi và cái hay trong khóa của thầy Ngọc là ở phần đáp án có lời giải chi tiết, hướng dẫn những bài mà chúng ta chưa thể giải ra được. Nhưng ở khía cạnh nào đó thầy cũng chưa đưa ra hướng dẫn giải những bài toán "dài", có nghĩa là nhiều chữ, làm sao để giải nhanh chóng mà không bị vướn bởi "chữ" trong bài toán hóa vốn đã rất cồng kền.
 
N

nhoklokbok

nhưng hóa có mấy khi nhầm mô, toàn là toán với lí, mà cũng ít, chỉ có bài không làm được thôi!!!
 
0

01636516376

mình hoàn toàn ủng hộ. lần trước hóa thấy sơn có bt. thấy chữa 1 đằng. đáp án 1 nẻo. khó
 
T

tieuphong_1802

Câu 22: Khi điện phân có vách ngăn dung dịch gồm NaCl, HCl. Sau một thời gian điện phân xảy ra hiện
tượng nào dưới đây:
A. Dung dịch thu được có làm quỳ tím hóa đỏ
B. Dung dịch thu được không đổi màu quỳ tím
C. Dung dịch thu được làm xanh quỳ tím
D. A, B, C đều có thể đúng

Câu này mình thấy đáp án C thầy cho là ko đúng,ở đây họ chỉ nói điện phân 1 thời gian chứ ko hề nói rõ là bao nhiêu nên ta có thể có các TH sau
TH1: HCl dư -> quỳ hóa đỏ
TH2: HCl vừa hết,NaCl cho bị điện phân -> quỳ sẽ có màu tím
TH3: HCl hết,NaCl đã bị điện phân tạo ra NaOH nên quỳ có mày xanh
Như vậy mình nghĩ đáp án đúng phải là D. A,B,C có thể đúng

Không biết các bạn nghĩ sao?
 
Last edited by a moderator:
L

lephuongtran

Câu 22: Khi điện phân có vách ngăn dung dịch gồm NaCl, HCl. Sau một thời gian điện phân xảy ra hiện
tượng nào dưới đây:
A. Dung dịch thu được có làm quỳ tím hóa đỏ
B. Dung dịch thu được không đổi màu quỳ tím
C. Dung dịch thu được làm xanh quỳ tím
D. A, B, C đều có thể đúng

Câu này mình thấy đáp án C thầy cho là ko đúng,ở đây họ chỉ nói điện phân 1 thời gian chứ ko hề nói rõ là bao nhiêu nên ta có thể có các TH sau
TH1: HCl dư -> quỳ hóa đỏ
TH2: HCl vừa hết,NaCl cho bị điện phân -> quỳ sẽ có màu tím
TH3: HCl hết,NaCl đã bị điện phân tạo ra NaOH nên quỳ có mày xanh
Như vậy mình nghĩ đáp án đúng phải là D. A,B,C có thể đúng

Không biết các bạn nghĩ sao?
THeo mình thì đáp án đúng rồi bạn ạ! Ở đây k phải là HCl điện phân hết rồi đến NaCL mà sẽ là các ion dương là H+ và H2O sẽ được điện phân ở Catot còn Cl- điện phân ở anot sau đó nếu hết Cl- mới đến nước điện phân cho ra OH-. Lúc bắt đầu điện phân thì H+ đã điện phân rồi nên H+ hết hay dư thì nồng độ cũng giảm nên Ph tăng lên còn ở anot nếu có thêm nước điện phân thì tạo ra OH- thì cũng khiến cũng dung dịch có tính bazo hơn mà thôi. Nên đáp án hoàn toàn đúng
 
H

hocmai.vukhacngoc

Cảm ơn các em, thầy đã xem lại câu hỏi này, đáp án câu hỏi này là D mới đúng như bạn tieuphong_1802 đã phân tích.

Bạn lephuongtran nói cũng có phần đúng, tuy nhiên, theo phân tích của lephuongtran, ta mới chỉ kết luận được là "pH của dung dịch chắc chắn sẽ tăng" còn có đổi màu quỳ tím hay không và quỳ tím đổi sang màu gì thì chưa thể kết luận được.

Thầy xin ghi nhận phản hồi của các bản và sẽ cập nhật điều chỉnh lại ngay vào đáp án. Cám ơn các em!
 
T

tiendung926

Tên là dễ thương nên đặt câu hỏi cũng thật dễ thương ! :D
:)>-Biết đâu đó là chiến thuật của thầy cô thì sao...Làm mãi..mò mãi không đúng -> tìm sách tham khảo -> đọc lý thuyết -> hỏi bạn bè -> tranh cãi với bạn bè -> hỏi thầy cô
Và kết quả cuối cùng là nuốt được hết lý thuyết của bài giảng đó một cách Triệt để
 
T

tieuphong_1802

Câu 5: Cho các nguyên tố: 20Ca; 26Fe; 30Zn; 29Cu. Nhận xét nào dưới đây là đúng:
A. Các nguyên tố trên đều có cấu hình e ngoài cùng là ns2
B. Các nguyên tố trên đều là kim loại chuyển tiếp.
C. Chúng đều có khả năng tan trong H2SO4 loãng.
D. Cu2+ có cấu hình của khí hiếm Ar.

Đáp án của thầy A
Đáp án của mình C

Câu 1: Theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần các kim loại nhóm IIA có:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Tính khử của kim loại tăng dần.
C. Năng lượng ion hoá tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần
Đáp án của thầy C
Đáp ản của mình là cả A,B,D

Câu 3: So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có:
A. bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn
B. bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn
C. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn
D. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn

Đáp án của thầy C
Đáp án của mình B

Câu 25: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn
hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A. NaCl, NaOH. B. NaCl.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl, NaOH, BaCl2
Đáp án của thầy D
Đáp án của mình B
 
P

pe_kho_12412

Câu 5: Cho các nguyên tố: 20Ca; 26Fe; 30Zn; 29Cu. Nhận xét nào dưới đây là đúng:
A. Các nguyên tố trên đều có cấu hình e ngoài cùng là ns2
B. Các nguyên tố trên đều là kim loại chuyển tiếp.
C. Chúng đều có khả năng tan trong H2SO4 loãng.
D. Cu2+ có cấu hình của khí hiếm Ar.

Đáp án của thầy A
Đáp án của mình C

câu này c phải xem lại nha : CU + H2SO4 ( loãng) ???? :D

và cả mấy c dưới nữa c xem lại nha :D
 
D

defhuong

Tên là dễ thương nên đặt câu hỏi cũng thật dễ thương ! :D
:)>-Biết đâu đó là chiến thuật của thầy cô thì sao...Làm mãi..mò mãi không đúng -> tìm sách tham khảo -> đọc lý thuyết -> hỏi bạn bè -> tranh cãi với bạn bè -> hỏi thầy cô
Và kết quả cuối cùng là nuốt được hết lý thuyết của bài giảng đó một cách Triệt để

ai cũng có suy ngĩ giống bạn thì tốt :))
chiến thuật á... bạn thử ngĩ xem chiến thuật đó hay ko nào?
(hay với bạn 1/100 người) hé
 
P

pe_kho_12412

trời cái chiến thuật ấy dễgiết người lắm đó, nhất đối với mình , nếu mà đề có đáp án sai mà cứ làm mãi khong ra rứa là ngồi cả buổi luôn , mất thời gian lắm :D
 
H

hocmai.vukhacngoc

Xin lỗi em, do vội soạn bài tập cho các em kịp có bài tập làm trong dịp Tết nên trong một số Bài tập tự luyện gần đây thầy chưa kiểm tra kỹ lại được các đáp án, mong các em thông cảm.

Nhân tiện, thầy đính chính luôn với các bạn nhé:


Câu 5: Cho các nguyên tố: 20Ca; 26Fe; 30Zn; 29Cu. Nhận xét nào dưới đây là đúng:
A. Các nguyên tố trên đều có cấu hình e ngoài cùng là ns2
B. Các nguyên tố trên đều là kim loại chuyển tiếp.
C. Chúng đều có khả năng tan trong H2SO4 loãng.
D. Cu2+ có cấu hình của khí hiếm Ar.

Đáp án của thầy A
Đáp án của mình C

Câu này đáp án vẫn là A em nhé, Cu không tan trong H2SO4 loãng

Câu 1: Theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần các kim loại nhóm IIA có:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Tính khử của kim loại tăng dần.
C. Năng lượng ion hoá tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần
Đáp án của thầy C
Đáp ản của mình là cả A,B,D

Hic, câu này thầy gõ thiếu chữ không, phải là "các kim loại nhóm IIA không có" mới là đúng, và đáp án vẫn là C.

Câu 3: So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có:
A. bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn
B. bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn
C. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn
D. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn

Đáp án của thầy C
Đáp án của mình B

Câu này em nói đúng, đáp án là B


Câu 25: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn
hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A. NaCl, NaOH. B. NaCl.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl, NaOH, BaCl2
Đáp án của thầy D
Đáp án của mình B

Hic, không hiểu sao câu này vẫn bị nhầm, thầy đã từng chữa bài tập này trong bài "Phương pháp bảo toàn điện tích rồi" đáp án đúng là B. Chỉ có NaCl.

Ngoài ra, nhân tiện thầy cũng đính chính luôn nhé:


câu 9 bài "Lý thuyết và bài tập đặc trưng về peptit - protein" nhé

[FONT=&quot]C.[/FONT][FONT=&quot] C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH

sửa lại là

[/FONT][FONT=&quot]C.[/FONT][FONT=&quot] CH3-CH(NH2)-COOH

[/FONT]Câu 33 Dạng 3 bài "Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại Kiềm thổ và Hợp chất", sửa đáp án [FONT=&quot]C.[/FONT][FONT=&quot] Na2CO3 [/FONT] thành [FONT=&quot]D.[/FONT][FONT=&quot] AgNO3[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]

Câu 4 Dạng 5 bài "Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại Kiềm và Hợp chất", sửa đáp án [FONT=&quot]D.[/FONT][FONT=&quot] 0,2M[/FONT][FONT=&quot] [/FONT] thành [FONT=&quot]C.[/FONT][FONT=&quot] 0,4M[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT]Bài "Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm thổ":

Câu 12 Dạng 7, sửa đáp án [FONT=&quot]D. [/FONT][FONT=&quot]13,32 gam. thành [/FONT][FONT=&quot]B. [/FONT][FONT=&quot]13,92 gam.[/FONT][FONT=&quot]

Câu 8 Dạng 8, sửa đáp án [/FONT][FONT=&quot]A.[/FONT][FONT=&quot] 0 gam đến 3,94 gam thành [/FONT][FONT=&quot]C.[/FONT][FONT=&quot] 0,985 gam đến 3,94 gam

[/FONT]Bài "Lý thuyết điện phân"

Câu 22, sửa đáp án [FONT=&quot]C.[/FONT][FONT=&quot] Dung dịch thu được làm xanh quỳ tím thành[/FONT][FONT=&quot] D.[/FONT][FONT=&quot] A, B, C đều có thể đúng[/FONT][FONT=&quot][/FONT]

Bài "Lý thuyết và bài tập đặc trưng về Kim loại Kiềm"

Câu 5, Dạng 2, sửa đáp án [FONT=&quot]B.[/FONT][FONT=&quot] Mật độ electon thấp. thành [/FONT][FONT=&quot]D.[/FONT][FONT=&quot] Khả năng hoạt động hoá học mạnh.

[/FONT]Câu 9 dạng 6 bài "Lý thuyết và bài tập đặc trưng về Kim loại Kiềm"
KHSO3 thành NaHSO3
 
P

pe_kho_12412

Bài "Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm thổ":Câu 12 Dạng 7, sửa đáp án D. 13,32 gam. thành B. 13,92 gam.

:( câu này Thầy đưa ra kết quả đó em làm mãi không đúng, vậy là cũng không giám hỏi Thầy tại nghĩ bài dễ thế này ai lại hỏi =((
 
T

tieuphong_1802

câu này c phải xem lại nha : CU + H2SO4 ( loãng) ???? :D

và cả mấy c dưới nữa c xem lại nha :D
ah Cu+H2SO4 loãng + O2 chắc là tác dụng chi bạn :D

Câu 5: Cho các nguyên tố: 20Ca; 26Fe; 30Zn; 29Cu. Nhận xét nào dưới đây là đúng:
A. Các nguyên tố trên đều có cấu hình e ngoài cùng là ns2
B. Các nguyên tố trên đều là kim loại chuyển tiếp.
C. Chúng đều có khả năng tan trong H2SO4 loãng.
D. Cu2+ có cấu hình của khí hiếm Ar.

Đáp án của thầy A
Đáp án của mình C

Cu lớp ngoài cùng của nó là 3d104s1,nên đáp án A làm sao đúng dc nhỉ ,còn Cu vẫn tan dc trong H2SO4 loãng nếu có mặt O2 đó chứ ah
 
Last edited by a moderator:
T

tieuphong_1802

Thêm 1 số câu nữa
Câu 6: Trộn 50 ml dung dịch HNO3 xM với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch X. Để
trung hoà lượng bazơ dư trong X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Giá trị của x là:
A. 0,5M B. 0,75M C. 1M D. 1,5M

Đáp án của thầy B
Đáp án của mình C

Câu 3: Hòa tan 3,4 gam hỗn hợp kim loại A và Zn vào dung dịch HCl thì thu được 1,344 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch B. Mặt khác để hòa tan 0,95 gam kim loại A thì cần không hết 100 ml dung dịch HCl 0,5M. M thuộc phân nhóm chính nhóm II. Kim loại M là:
A. Ca. B. Cu C. Mg D. Sr

Đáp án của thầy C
Đáp án của mình A
 
Last edited by a moderator:
T

tieuphong_1802

Kim loại kiềm thổ và hợp chất

Câu 9: Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M và KOH 2M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là:
A. 0 gam B. 3 gam C. 10 gam D. 5 gam

Đáp án thầy cho B
Đáp án của mình D

nCO2=0,1 mol
nOH-=0,1(2.0,5+2)=0,3mol

CO2 + 2OH- -> CO32- +H2O
0,1mol.....0,3..........0,1

Ca2+ + CO32- -> CaCO3
0,05......0,1................0,05
=> mCaCO3=0,05.100=5g

Câu 19: Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, dung dịch còn lại mang đun nóng thu thêm được 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là:
A. 0,05 mol B. 0,06 mol C. 0,07 mol D. 0,08 mol

Đán án thầy cho A
Đáp án của mình C
Giải : do khi đun nóng dd sau pư còn có kết tủa nên phản ứng giữa CO2 và NaOH sẽ tạo ra CO32- và HCO3- nên ta có nCO32- = 0,03 mol
Ca(HCO3)2 -> CaCO3 + CO2 + H2O
0,02mol........0,02mol
=> nHCO3- = 2.0,02 mol=0,04 mol

Bảo toàn C ta có nCO2=nHCO3- + nCO32- = 0,04+0,03=0,07 mol

Câu 26: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH aM thì thu được dụng dịch X. Cho từ từ và khuấy đều 150 ml dung dịch HCl 1M vào X thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 dư xuất hiện 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 1M. B. 1,5M. C. 0,75M. D. 2M.
Mình nghĩ bài này ko có đáp án,đáp án của mình là 0,625M

Giải : Xét giai đoạn cho HCl có khi CO2 thoát ra và cho Ca(OH)2 vào thì thấy còn có kết tủa nên ban đâu CO2 td vs NaOH sẽ tạo ra CO32- và HCO3-
nCO32- = nH+ - nCO2=0,15-0,1 = 0,05 mol
nHCO3-= nCaCO3=0,15 mol
Như vậy bảo toàn điện tích ta có nOH- =2nCO32- + nHCO3- = 2.0,05+0,15 =0,25mol
=> CM dung dịch = 0,25/0,4=0,625 mol

Câu 2: Một loại đá chứa 80% CaCO3 phần còn lại là tạp chất trơ. Nung đá tới phản ứng hoàn toàn (tới
khối lượng không đổi) thu được chất rắn R. Phần trăm khối lượng CaO trong R là:
A. 62,5% B. 69,14% C. 70,22% D. 73,06%

Đáp án của thầy A
Đáp án của mình B

Câu 3: X là 1 loại đá vôi chứa 80% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Nung 50 gam X một thời gian, thu
được 39 gam chất rắn. Phần trăm CaCO3 đã bị phân huỷ là:
A. 50,5% B. 60% C. 62,5% D. 65%

Đáp án của thầy B
Đáp án của mình C

Câu 12: Hòa tan 1,8 gam muối sunfat của kim loại thuộc nhóm IIA trong nước, rồi pha loãng cho đủ 50 ml
dung dịch. Để phản ứng hết với dung dịch này cần 20 ml dung dịch BaCl2 0,75M. Công thức phân tử và
nồng độ mol/l của muối sunfat là:
A. CaSO4 0,2M. B. MgSO4 0,3M. C. MgSO4 0,03M. D. SrSO4 0,03M
Đáp án của thầy A
Đáp án của mình B

Câu 16: Cacnalit là 1 muối có công thức KCl.MgCl2.6H2O (M= 277,5). Lấy 27,75 gam muối đó, hoà tan
vào nước, sau đó cho tác dụng với NaOH dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao tới phản ứng hoàn toàn thu
được chất rắn có khối lượng là:
A. 4 gam B. 6 gam C. 8 gam D. 10 gam

Đáp án của thầy B
Đáp án của mình A
 
Last edited by a moderator:
T

tieuphong_1802



Đáp án của thầy là B nhưng mình nghĩ chắc thầy gõ nhầm,đáp án là D mới đúng ah,mong thầy sửa lại cho các em năm sau đỡ bối rối :)

Câu 8: Dung dịch X gồm CH3COOH 1M (Ka=1,75.10-5) và HCl 0,001M. Giá trị pH của dung dịch X là
A.1,77. B. 2,33. C. 2,43. D. 2,55

Đáp án thầy B
Đáp án khác C
 
Last edited by a moderator:
N

ngochoanhqt

Câu 5: Cho các nguyên tố: 20Ca; 26Fe; 30Zn; 29Cu. Nhận xét nào dưới đây là đúng:
A. Các nguyên tố trên đều có cấu hình e ngoài cùng là ns2
B. Các nguyên tố trên đều là kim loại chuyển tiếp.
C. Chúng đều có khả năng tan trong H2SO4 loãng.
D. Cu2+ có cấu hình của khí hiếm Ar.

Đáp án của thầy A
Đáp án của mình C

Câu 1: Theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần các kim loại nhóm IIA có:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Tính khử của kim loại tăng dần.
C. Năng lượng ion hoá tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần
Đáp án của thầy C
Đáp ản của mình là cả A,B,D

Câu 3: So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có:
A. bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn
B. bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn
C. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn
D. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn

Đáp án của thầy C
Đáp án của mình B

Câu 25: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn
hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A. NaCl, NaOH. B. NaCl.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl, NaOH, BaCl2
Đáp án của thầy D
Đáp án của mình B

Thây Ngọc cho em hỏi nếu câu 5-A đúng thi Cu sao thầy, vì em nhớ ko nhầm thi 29Cu co cấu hinh e la ...3d94s2-->3d104s1 mà.
 
Last edited by a moderator:
T

tieuphong_1802

/:) mình nghĩ đáp án thầy cho nhiều khi sai lắm mà,sao các bạn ko post lên để các bạn khác tiện theo dõi dc nhỉ
Mình muốn các bạn tích cực post những bài mà các bạn nghĩ là đáp án sai để các bạn khác sẽ tham khảo,đỡ phân vân hơn
 
Top Bottom