Văn Bước đầu HSG lớp 9

giang39xx

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng tám 2017
15
3
6
20
Hà Nội
Đề bài : Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa câu chuyện:

Bí quyết bóc lạc (đậu phộng)

Có một ông lão tuổi tác đã cao, muốn nhường quyền quản lí gia đình cho con trai. Nhưng ông có tới hai người con trai, biét nhường cho đứa nào đây?

Một buổi tối, ông gọi hai người con trai lại và nói: “Ở đây có hai túi lạc, các con mang đi bóc vỏ, xem bên trong có phải toàn là lạc đỏ không. Ai bóc xong sớm, lại đưa ra được đáp án chính xác, người ấy sẽ xứng đáng trở thành người quản lí gia đình sau này .

Người anh cả vừa về đến phòng đã lao vào bóc vỏ ngay, không làm lỡ mất một giây phút nào với niềm tin mình sẽ chiến thắng. Người em trai vừa đi vừa nghĩ: “Rốt cuộc, bố muốn có đáp án gì nhỉ? Chắc chắn không phải là bóc từng củ lạc ra, nếu vậy, mình với anh cả phải thi cái gì? Anh cả làm gì cũng nhanh hơn mình nên phải nghĩ cách mới được”.

Thời gian trôi đi rất nhanh. Người anh cả đã thức trắng một đêm để hoàn thành công việc. Còn người em thì đã lên giường ngủ từ sớm rồi.

Sáng hôm sau, khi người anh đến gặp bố thì người em đã có mặt ở đó. Điều kì lạ là người em mang theo một túi lạc chưa bóc vỏ. Ông bố nói: “Con út đến trước nên được quyền nói trước”. Người em liền nói: “Tất cả lạc trong túi đều có vỏ đỏ”, Người anh tức tối gắt lên: “Em còn chưa bóc hết, làm sao biết được?”. Người em đáp:

– Em không bóc toàn bộ nhưng em đã phân loại chúng ra: loại mập, loại lép, loại to, loại nhỏ, loại sạch, loại đã bị đen, loại có một nhân, loại có hai nhân, loại có ba nhân, … Sau đó, em chọn lấy đại diện của từng nhóm rồi bóc ra, kết quả là đều màu đỏ. Vì vậy, em kết luận được rằng, tất cả lạc trong túi đều có vỏ đỏ.

Người bố vui vẻ gật đầu và tuyên bố người em sẽ quản lí gia đình sau này.

(Phỏng theo câu chuyện hay nhất NXB Văn học, 2014)

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về phương pháp làm việc? Liên hệ với việc học tập của em hiện nay.
Mách cái mở bài với phần gthcik với.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Đề bài : Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa câu chuyện:

Bí quyết bóc lạc (đậu phộng)

Có một ông lão tuổi tác đã cao, muốn nhường quyền quản lí gia đình cho con trai. Nhưng ông có tới hai người con trai, biét nhường cho đứa nào đây?

Một buổi tối, ông gọi hai người con trai lại và nói: “Ở đây có hai túi lạc, các con mang đi bóc vỏ, xem bên trong có phải toàn là lạc đỏ không. Ai bóc xong sớm, lại đưa ra được đáp án chính xác, người ấy sẽ xứng đáng trở thành người quản lí gia đình sau này .

Người anh cả vừa về đến phòng đã lao vào bóc vỏ ngay, không làm lỡ mất một giây phút nào với niềm tin mình sẽ chiến thắng. Người em trai vừa đi vừa nghĩ: “Rốt cuộc, bố muốn có đáp án gì nhỉ? Chắc chắn không phải là bóc từng củ lạc ra, nếu vậy, mình với anh cả phải thi cái gì? Anh cả làm gì cũng nhanh hơn mình nên phải nghĩ cách mới được”.

Thời gian trôi đi rất nhanh. Người anh cả đã thức trắng một đêm để hoàn thành công việc. Còn người em thì đã lên giường ngủ từ sớm rồi.

Sáng hôm sau, khi người anh đến gặp bố thì người em đã có mặt ở đó. Điều kì lạ là người em mang theo một túi lạc chưa bóc vỏ. Ông bố nói: “Con út đến trước nên được quyền nói trước”. Người em liền nói: “Tất cả lạc trong túi đều có vỏ đỏ”, Người anh tức tối gắt lên: “Em còn chưa bóc hết, làm sao biết được?”. Người em đáp:

– Em không bóc toàn bộ nhưng em đã phân loại chúng ra: loại mập, loại lép, loại to, loại nhỏ, loại sạch, loại đã bị đen, loại có một nhân, loại có hai nhân, loại có ba nhân, … Sau đó, em chọn lấy đại diện của từng nhóm rồi bóc ra, kết quả là đều màu đỏ. Vì vậy, em kết luận được rằng, tất cả lạc trong túi đều có vỏ đỏ.

Người bố vui vẻ gật đầu và tuyên bố người em sẽ quản lí gia đình sau này.

(Phỏng theo câu chuyện hay nhất NXB Văn học, 2014)

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về phương pháp làm việc? Liên hệ với việc học tập của em hiện nay.
Mách cái mở bài với phần gthcik với.
gợi ý
mở bài
-hiện nay,vấn đề về sự hiệu quả trong giải quyết công việc luôn đc quan tâm
-bởi nhiều người không biết cách thực hiện làm sao cho hiệu quả,làm dư thừa hay thiếu sót quá nhiều
-câu chuyện bí quyết bóc lạc chính là 1 ví dụ điển hình
Giải thích ý nghĩa câu chuyện: Trước khi làm việc, nhất là những việc khó khăn, cần động não suy nghĩ để tìm ra phương pháp tốt nhất, khoa học nhất, nhằm đạt kết quả nhanh, ít tốn công sức
 

giang39xx

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng tám 2017
15
3
6
20
Hà Nội
có người cho rằng: Là nhân vật của một truyện cổ dân gian đc Nguyễn Dữ sáng tạo ở Chuyện ng con gái Nam XƯơng, Trương Sinh mang những bi kịch của một ng đàn ông trong xã hội nam quyền
hãy lm sáng tỏ ý kiến trên.
help me phần mở bài vs phần lý luận vs
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
có người cho rằng: Là nhân vật của một truyện cổ dân gian đc Nguyễn Dữ sáng tạo ở Chuyện ng con gái Nam XƯơng, Trương Sinh mang những bi kịch của một ng đàn ông trong xã hội nam quyền
hãy lm sáng tỏ ý kiến trên.
help me phần mở bài vs phần lý luận vs
gợi ý
mở bài
+thời phong kiến đầy rấy những bất công
=>có tư tưởng trọng nam khinh nữ
=>trương sinh trong truyện người con gái nam xương cũng là một trong số đó
lý luận
+vốn là một người đa nghi
=>góp phần đẩy vũ nương vào bi kịch
+phải tòng quân đi chiến tranh
=>phải đi lâu
=>dấy lên mối nghi ngờ
+nghe bé đản nói
=>càng khẳng định hơn
 

giang39xx

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng tám 2017
15
3
6
20
Hà Nội
Đề 1 : nhận xét cách kết thức " chuyện ng con gái nam xương" có người cho rằng: chuyện kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của con ng về sự công bằng". xong ý kiến khác lại khẳng định:" tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn trong cái kết lung linh kỳ ảo
Hãy làm trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
Đề 2: trong tác phẩm "chuyện ng con gái nam xương" của nguyễn dữ:"nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói thwo ngây của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn."
Theo em khi kể chuyện, tác giả hé mở chi tiết nào trong chuyện để có thể tránh đc thảm kịch đau thg cho Vũ Nương. Suy nghxi cả e về cái chết của Vũ NƯơng.
Gợi ý cho mình với nhất là mb của cả hai đề và dàn ý đề 2
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Phân tích câu "văn học là nhân học"
Giúp mình với
dàn ý
-nhân học và văn học là hai cái có liên quan đến nhau,có quan hệ mật thiết,văn học ko thể tách khỏi nhân học và nhân học cũng vậy
Văn học
-là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người.
-Kết cấu: là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Cần phân biệt bố cục và kết cấu của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nôi dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu.
Nhân học
-là một lĩnh vực khoa học
-nghiên cứu về nền tảng tồn tại của con người trong môi trường tự nhiên
Văn học là nhân học:
-thông qua tác phẩm phản ánh đến đời sống tinh thần,...của con người
-là một phát hiện mới mà lại không mới
-là công cụ đấu tranh ,đòi lại công bằng,lẽ phải
-nói lên ước mơ,khát vọng của con người
-ca ngợi tình yêu,sự hướng thiện
-lòng yêu nước,.....
-lấy một số ví dụ về tác phẩm có liên quan như:lão hạc,tức nc vỡ bờ,truyện kiều,nam quốc sơn hà.........
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Đề 1 : nhận xét cách kết thức " chuyện ng con gái nam xương" có người cho rằng: chuyện kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của con ng về sự công bằng". xong ý kiến khác lại khẳng định:" tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn trong cái kết lung linh kỳ ảo
Hãy làm trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
Đề 2: trong tác phẩm "chuyện ng con gái nam xương" của nguyễn dữ:"nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói thwo ngây của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn."
Theo em khi kể chuyện, tác giả hé mở chi tiết nào trong chuyện để có thể tránh đc thảm kịch đau thg cho Vũ Nương. Suy nghxi cả e về cái chết của Vũ NƯơng.
Gợi ý cho mình với nhất là mb của cả hai đề và dàn ý đề 2
Đề 1
gợi ý
mở bài
-có nhiều tác phẩm tuy kết thúc có hậu nhưng vẫn tiềm ẩn về tính bi kịch của câu chuyện
-Cô bé bán diêm,An dương vương,mị châu và trọng thủy,Chuyện người con gái nạm xương,......
-và khi nhận xét cách kết thức " chuyện ng con gái nam xương" có người cho rằng: chuyện kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của con ng về sự công bằng". xong ý kiến khác lại khẳng định:" tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn trong cái kết lung linh kỳ ảo
=>nhận xét đều đúng
thân bài
Nhận xét 1
- Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung.
- Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang.
=>nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh.
-Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
=>Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam.
=>Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
Nhận xét 2
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch:
+ Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất.
=>chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.
-Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Đề 2
gợi ý
mở bài
-văn bản chuyện người con gái nam xương tố cáo,phê phán xã hội bất công,nam quyền
-"nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói thơ ngây của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn"
=>tác giả đã hé mở rằng do trương sinh nghe lời nói ngây thơ của trẻ=>nghi oan cho nàng
Dàn ý
-Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
- do Trương Sinh đa nghi, cả ghen, không chịu lắng nghe lời giãi bày, phân trần của vợ.
=>chế độ nam quyền
- Vũ Nương chết là do chiến tranh phong kiến xảy ra, Trương Sinh phải đi chiến trận.
=>tố cáo chiến tranh
-cuộc sống đầy rẫy bất công với người phụ nữ
Ý nghĩa
-Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với nhiều sự bất công (trọng nam khinh nữ, phân hóa giàu nghèo, chiến tranh phi nghĩa,...).
-Khắc họa rõ nét bức tranh về cuộc đời - số phận của người phụ nữ thời kì đó, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội,....
-Thể hiện niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
-Lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
-Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
 

giang39xx

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng tám 2017
15
3
6
20
Hà Nội
Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam: Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của Nguyễn Du”.
Bằng những câu thơ, đoạn thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Help me
 

giang39xx

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng tám 2017
15
3
6
20
Hà Nội
cùng viết về cuộc đời của người chiến sĩ nhưng trong bài "đồng chí" của chính hữu và "tiểu đội xe không kính" của phạm tiến duật lại có những sự khác biệt về cảm xúc của bài thơ.
hãy làm sáng tỏ
 

A. P

Học sinh
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
24
50
36
20
Nam Định
THCS Đáo Sư Tích
Nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau:
"Tâm hồn không có ước mơ chẳng khác nào trái đất thiếu bầu khí quyển"
 
  • Like
Reactions: TH trueMilk

Baka_inu

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2017
16
3
6
20
Đắk Lắk
Anteiku quán
Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", Thanh Hải viết
"Một mùa xuân nho nhỏ
 

Baka_inu

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2017
16
3
6
20
Đắk Lắk
Anteiku quán
Trong baì thơ "Mùa xuân nho nhỏ',Thanh hải viết:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi 20
Dù là khi tóc bạc"
Em hiểu gì về quan niệm sống của Thanh Hải?
 
  • Like
Reactions: phuongtranganna

phuongtranganna

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2017
35
16
6
21
Bình Phước
Trong baì thơ "Mùa xuân nho nhỏ',Thanh hải viết:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi 20
Dù là khi tóc bạc"
Em hiểu gì về quan niệm sống của Thanh Hải?
sự cống hiến âm thầm lặng lẽ, không khoa trương . điệp ngữ 'dù là' nhấn mạnh sự đóng gớp ko ngừng dù là tuổi xuân hay tuổi xế chiều. còn đc sống là còn đc cống hiến. (e liên hệ với anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa nữa nha)
 
  • Like
Reactions: Baka_inu

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam: Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của Nguyễn Du”.
Bằng những câu thơ, đoạn thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Help me
-trong truyện kiều,Nguyễn Du đã liên tục sử dụng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả lên tâm trạng nàng kiều
=>“Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam: Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của Nguyễn Du
-được thể hiện:
"Tà tà bóng ngả về tây
..................
..............cuối ghềnh bắc ngang"
-------cảnh ngày xuân-----
=>Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt,khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, không khí nhộn nhịp , rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
=>Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”,”nao nao”… không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. “Nao nao dòng nước uốn quanh” báo trước ngay sau lúc này, Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên và chàng thư sinh Kim Trọng.

"buồn trông cửa bể chiều hôm
.........................
..................................
........kêu quanh ghế ngồi"
-----kiều ở lầu ngưng bích--
- Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết:
+ Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ.
+ Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu.
+ Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ.
+ Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi”gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”, “xa xa”, “man mác”,“rầu rầu”,”xanh xanh”,”ầm ầm”… góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng,yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục.
 

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
cái này kiểu như bình luận về thơ
xem bài ý nghĩa văn chương
dẫn thơ ca dao tục ngữ
nêu nội dung , ý nghĩa
suy nghĩ cụ thể khi những bài thơ
 
Top Bottom